Nga tiết lộ khả năng đàm phán giữa hai Tổng thống Nga-Mỹ

Ngọc Vân |

Các đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh có thể đóng vai trò như điểm khởi đầu cho cuộc đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các cuộc đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden sẽ phụ thuộc vào việc Washington sẵn sàng lắng nghe những lo ngại về an ninh của Mátxcơva.

Phát biểu với kênh truyền hình Russia-1, phát ngôn viên Dmitry Peskov nói rằng cuộc đàm phán cấp cao có thể diễn ra nếu Mỹ “chú ý đến những lo ngại của Nga”.

Điều đó sẽ phụ thuộc vào “mong muốn của Mỹ quay trở lại trạng thái trong giai đoạn từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 1 năm nay và đặt câu hỏi: Những gì Nga đang đề nghị có thể không phù hợp với tất cả chúng ta, nhưng có lẽ chúng ta vẫn nên ngồi lại đàm phán với họ?” - ông Peskov nói.

Phát ngôn viên giải thích, hàm ý của ông là nhắc đến các dự thảo tài liệu về đảm bảo an ninh mà Nga đã đệ trình lên cả Mỹ và NATO trước khi xung đột Ukraina nổ ra vào cuối tháng 2.

Vào giữa tháng 12 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố bản dự thảo của hai hiệp ước - một với Mỹ và một với NATO - trong đó nêu rõ danh sách các yêu cầu an ninh của Mátxcơva nhằm giảm căng thẳng ở Châu Âu.

Vào thời điểm đó, Nga muốn phương Tây cấm Ukraina gia nhập NATO và hạn chế việc triển khai quân đội và vũ khí ở sườn phía đông của liên minh. Nga cũng yêu cầu NATO rút về địa giới của liên minh năm 1997, trước khi mở rộng về phía đông.

Mặc dù cả Mỹ và NATO đều không đưa ra phản hồi bằng văn bản đối với các đề xuất của Nga, nhưng cả hai đều bác bỏ yêu cầu của Mátxcơva về việc cấm Ukraina gia nhập NATO.

Đầu tháng này, Tổng thống Putin tuyên bố không cần phải đàm phán với người đồng cấp Mỹ, giải thích rằng “chưa có nền tảng cho bất kỳ cuộc đàm phán nào”.

Nhà Trắng cũng ra tuyên bố tương tự, nói rằng Tổng thống Joe Biden không có kế hoạch gặp nhà lãnh đạo Nga tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11.

Lần cuối cùng Tổng thống Nga-Mỹ gặp mặt trực tiếp là vào tháng 6.2021 tại Geneva, Thụy Sĩ. Sau đó, hai nhà lãnh đạo có thêm cuộc gặp trực tuyến vào tháng 12, với Ukraina là một trong những chủ đề thảo luận chính.

Liên quan đến Ukraina, phát ngôn viên Dmitry Peskov cho biết, Mátxcơva sẵn sàng đàm phán, nhưng bất kỳ thỏa thuận nào với Kiev sẽ có ít độ tin cậy vì nó có thể bị phương Tây hủy bỏ. Điều này có nghĩa là bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào nên được đàm phán chủ yếu với Mỹ.

Phái đoàn Nga - Ukraina đàm phán tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 3.2022. Ảnh: AFP
Phái đoàn Nga - Ukraina đàm phán tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 3.2022. Ảnh: AFP

"Bất kỳ sự can dự ngoại giao đơn phương nào với Ukraina đều khó có thể thành công vì lá phiếu quyết định thuộc về Washington” - Người phát ngôn nói với kênh truyền hình Rossiya-1.

Theo ông Peskov, trong khi Nga lẽ ra đã có thể đạt được một số thỏa thuận với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, "dựa trên những gì đã diễn ra trong các cuộc gặp vào tháng 3, nhưng những thỏa thuận này là vô giá trị, vì chúng có thể bị hủy bỏ ngay lập tức theo lệnh từ các tác nhân bên ngoài".

Hồi cuối tháng 2 và tháng 3, Nga và Ukraina đã tổ chức một số cuộc đàm phán, song những nỗ lực ngoại giao này thất bại trong việc chấm dứt các hành động thù địch.

Trong khi đó, ông Peskov phát tín hiệu rằng Tổng thống Nga Putin đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán về vấn đề Ukraina.

“Tổng thống nhiều lần cho biết đã sẵn sàng cho quá trình đàm phán... Dù Ukraina có sẵn sàng hay không, nhưng phương Tây nên biết và nghe điều này” - ông Peskov nhắc lại.

Đầu tháng 10, Tổng thống Zelensky đã ký sắc lệnh về việc Ukraina chính thức từ chối các cuộc đàm phán hòa bình với Tổng thống Nga. Động thái này diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông Putin ký các thỏa thuận sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraina vào Nga.

Vào thời điểm đó, Mátxcơva khẳng định vẫn sẵn sàng tìm kiếm một giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột, nhưng cần sự tham gia của cả hai bên.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nga thử nghiệm tàu ​​ngầm hạt nhân mới có thể mang 16 tên lửa

Khánh Minh |

Tàu ngầm hạt nhân mới có thể mang tới 16 tên lửa đạn đạo đang được Nga thử nghiệm.

Ông Putin đích thân giám sát tập trận tấn công hạt nhân

Song Minh |

Nga tiến hành tập trận tấn công hạt nhân với sự tham gia của bộ ba hạt nhân chiến lược dưới sự giám sát của Tổng thống Putin.

Các nghị sĩ Mỹ rút lại lời kêu gọi ông Biden đổi chiến lược Ukraina

Ngọc Vân |

Nhóm nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ rút lại lá thư kêu gọi Tổng thống Joe Biden thay đổi chiến lược về Ukraina, nói rằng họ không muốn gì khác hơn là một "chiến thắng của Ukraina".

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nga thử nghiệm tàu ​​ngầm hạt nhân mới có thể mang 16 tên lửa

Khánh Minh |

Tàu ngầm hạt nhân mới có thể mang tới 16 tên lửa đạn đạo đang được Nga thử nghiệm.

Ông Putin đích thân giám sát tập trận tấn công hạt nhân

Song Minh |

Nga tiến hành tập trận tấn công hạt nhân với sự tham gia của bộ ba hạt nhân chiến lược dưới sự giám sát của Tổng thống Putin.

Các nghị sĩ Mỹ rút lại lời kêu gọi ông Biden đổi chiến lược Ukraina

Ngọc Vân |

Nhóm nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ rút lại lá thư kêu gọi Tổng thống Joe Biden thay đổi chiến lược về Ukraina, nói rằng họ không muốn gì khác hơn là một "chiến thắng của Ukraina".