Kế hoạch của Nga trở thành trung tâm thương mại quốc tế lớn

Song Minh |

Nga xây dựng các hành lang mới nối châu Á và châu Âu với mục tiêu trở thành trung tâm của phần lớn thương mại quốc tế.

Nga đang thúc đẩy việc xây dựng hai hành lang giao thông mới nối châu Á và châu Âu, tìm cách giảm bớt các biện pháp trừng phạt liên quan đến cuộc chiến ở Ukraina trong bối cảnh bất ổn ở Trung Đông đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu - Bloomberg đưa tin.

Mạng lưới vận tải và đường sắt qua Iran cũng như tuyến đường biển Bắc Cực có thể củng cố chiến lược xoay trục của Nga hướng tới các cường quốc châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ và rời xa châu Âu. Mạng lưới này có khả năng đưa Nga trở thành trung tâm của phần lớn thương mại quốc tế ngay cả khi Mỹ và các đồng minh đang cố gắng cô lập Tổng thống Nga Vladimir Putin vì cuộc chiến Ukraina.

Các tuyến đường này có thể cắt giảm 30 - 50% thời gian vận chuyển so với Kênh đào Suez và tránh các vấn đề an ninh đang gây khó khăn cho Biển Đỏ khi phiến quân Houthi tấn công tàu hàng quốc tế vì cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza. Các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Iran nhằm vào Israel đã làm tăng thêm tình trạng hỗn loạn trong khu vực.

Trong khi Mỹ và các đồng minh phương Tây đang tránh xa các tuyến đường do Nga hậu thuẫn mặc dù có thể tiết kiệm chi phí thì các nền kinh tế lớn ở châu Á và vùng Vịnh lại tỏ ra quan tâm.

Nga đang chuẩn bị đầu tư hơn 25 tỉ USD để nâng cấp tuyến đường qua Iran và cải thiện cơ sở vật chất dọc bờ biển Bắc Cực của Nga, bao gồm cả một đội tàu phá băng sản xuất trong nước. Tờ Izvestia dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết nước này cũng có kế hoạch tuần tra tuyến đường NSR với mạng lưới các căn cứ máy bay không người lái.

Nga đã cấp khoản vay 1,3 tỉ euro (1,4 tỉ USD) cho Iran vào tháng 5 năm ngoái để xây dựng tuyến đường sắt quan trọng còn thiếu kéo dài 162 km nhằm kết nối thành phố Rasht dọc theo bờ biển Caspi với Astara ở biên giới với Azerbaijan. Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt sẽ cho phép vận chuyển hàng hóa từ St. Petersburg đến Bandar Abbas, cảng xuất khẩu chính của Iran trên Vịnh Ba Tư.

“Dự án sẽ tạo ra hệ thống giao thông đường sắt trực tiếp và không bị gián đoạn dọc theo toàn bộ chiều dài của tuyến đường Bắc - Nam”, ông Putin nói trong cuộc họp trực tuyến với người đồng cấp Iran Ebrahim Raisi. “Điều này sẽ giúp đa dạng hóa đáng kể các luồng vận tải toàn cầu”.

ảnh:
Nga đang thúc đẩy phát triển mạng lưới vận tải và đường sắt qua Iran (màu hồng) và tuyến đường biển Bắc Cực (màu xanh). Nguồn: Bloomberg, Arctic Portal

Theo Ngân hàng Phát triển Á - Âu, năng lực vận tải dọc theo tuyến đường Bắc - Nam, bao gồm tuyến đường sắt dài hơn qua Trung Á và mạng lưới xuyên biển Caspi, có thể tăng 85% lên 35 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030. Nó sẽ kết nối Nga với Iran và Ấn Độ cũng như phần còn lại của Nam Á, Vịnh Ba Tư và châu Phi. Tháng 8 năm ngoái, Nga đã gửi chuyến tàu chở hàng trực tiếp đầu tiên tới Saudi Arabia.

Nikita Smagin, nhà phân tích tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, cho biết: “Nếu các tuyến đường khác bị gián đoạn, tuyến này sẽ tiếp tục hoạt động vì nó không bị trừng phạt. Đó là mấu chốt”.

Nhờ gia tăng hoạt động xuất khẩu dầu, thiết bị điện tử, thiết bị công nghiệp và ô tô, kim ngạch thương mại Nga - Trung Quốc đã đạt kỷ lục 240 tỉ USD vào năm 2023, cao hơn gấp đôi so với mức 108 tỉ USD năm 2020. Kim ngạch thương mại Nga - Ấn Độ đã tăng lên gần 64 tỉ USD vào năm ngoái, so với khoảng 10 tỉ USD vào năm 2020, do New Delhi nhập khẩu dầu của Mátxcơva tăng vọt.

Thương mại ngày càng tăng của Nga với Trung Quốc đã thúc đẩy Điện Kremlin chi hàng tỉ USD để nâng cấp các tuyến đường sắt rộng lớn phía đông nhằm mở rộng năng lực trên Tuyến chính xuyên Siberia và Baikal-Amur vào năm 2030.

Ấn Độ đang đầu tư vào Chabahar, cảng duy nhất của Iran có quyền truy cập trực tiếp vào Ấn Độ Dương, sau khi được miễn trừ các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Vaishali Basu Sharma, cựu cố vấn tại Ban Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ, cho biết tuyến đường sắt do Nga hậu thuẫn đi qua Iran mở đường đến Trung Á - bao gồm cả Afghanistan - và “cung cấp một tuyến đường ngắn hơn tới châu Âu”. Bà nói: “Các thị trường mới nổi cuối cùng cũng thoát khỏi quyền bá chủ do các nước phát triển tạo ra”.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản tuyên bố tiếp tục tham gia dự án khí đốt Nga cực kỳ quan trọng

Ngọc Vân |

Dự án khí đốt Nga vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng với nguồn cung năng lượng của Tokyo, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Nước từng chỉ trích gay gắt nay nối lại mua ngũ cốc của Nga

Ngọc Vân |

Một trong những nước chỉ trích Nga gay gắt nhất đã nối lại nhập khẩu ngũ cốc của Nga sau một thời gian dài.

Điểm yếu khó khắc phục của EU trước Nga

Song Minh |

Xung đột Nga - Ukraina gần như ngay lập tức làm nổi bật những điểm yếu của Liên minh châu Âu (EU) về an ninh năng lượng.

Mỏ đá nổ mìn tung bụi trắng xóa trên cao tốc Nha Trang – Cam Lâm

Hữu Long |

Khánh Hòa – Hoạt động từ nổ mìn, xay xát đá của một số mỏ đá đã gây nên bụi mù mịt trên tuyến cao tốc Nha Trang – Cam Lâm.

Tăng liên tiếp 5 tuần, giá vàng sẽ còn lên cao

Ngọc Thiện |

Giá vàng thế giới ổn định vào phiên vừa qua, hướng tới tuần tăng thứ năm liên tiếp.

Áp lực bán gia tăng khiến thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ

Gia Miêu |

Kết phiên chiều 19.4, chỉ số VN-Index tiếp tục mất hơn 18 điểm về mức 1.174,85 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt giá trị hơn 23,7 nghìn tỉ đồng.

Phương Tây lo ngại chiến tuyến Ukraina có thể sớm sụp đổ

Ngọc Vân |

Phương Tây lo ngại Nga có thể chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraina trong những tuần tới.

Đề xuất thay tuyến buýt nhanh BRT thành đường sắt trên cao liệu có khả thi?

Hoàng Xuyến |

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Thành phố có kế hoạch sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT bằng tuyến đường sắt đô thị. Đề xuất này đã nhận được nhiều ý kiến của chuyên gia và người dân.

Nhật Bản tuyên bố tiếp tục tham gia dự án khí đốt Nga cực kỳ quan trọng

Ngọc Vân |

Dự án khí đốt Nga vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng với nguồn cung năng lượng của Tokyo, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Nước từng chỉ trích gay gắt nay nối lại mua ngũ cốc của Nga

Ngọc Vân |

Một trong những nước chỉ trích Nga gay gắt nhất đã nối lại nhập khẩu ngũ cốc của Nga sau một thời gian dài.

Điểm yếu khó khắc phục của EU trước Nga

Song Minh |

Xung đột Nga - Ukraina gần như ngay lập tức làm nổi bật những điểm yếu của Liên minh châu Âu (EU) về an ninh năng lượng.