Nền kinh tế lớn nhất EU đối mặt với những năm đặc biệt khó khăn

Thanh Hà |

Đức - nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) - đối mặt với "những năm đặc biệt khó khăn" do nguy cơ suy thoái kéo dài, các nhà kinh tế cảnh báo.

Sản xuất công nghiệp của Đức giảm bất ngờ trong tháng 5, làm dấy lên lo ngại suy thoái kéo dài ở nền kinh tế hàng đầu EU, theo dữ liệu từ cơ quan thống kê liên bang Destatis.

Sản lượng của Đức tháng 5 giảm 0,2% so với tháng trước, do dược phẩm giảm 13% khiến sản xuất phương tiện tăng lên cũng không thể bù đắp được.

Ông Carsten Brzeski - nhà kinh tế trưởng tại ING - cảnh báo, những dữ liệu mới nhất cho thấy "ngành công nghiệp Đức vẫn đang trong tình trạng trì trệ".

Ông cũng chỉ ra, “khả năng cạnh tranh quốc tế của Đức đã xấu đi trong những năm gần đây và có khả năng còn xấu đi hơn nữa”.

Trong khi đó, báo cáo mới nhất cho thấy, sản xuất ở Đức có thể còn sụt giảm lâu dài.

“Dữ liệu trong 2 tháng đầu tiên của quý 2 chưa loại bỏ được nguy cơ nền kinh tế Đức tiếp tục yếu đi" - ông Brzeski lưu ý.

Nhà kinh tế của ING chỉ ra, mức sụt giảm hiện tại là lần đầu tiên nền kinh tế Đức sụt giảm trong hơn 2 quý liên tiếp kể từ năm 2008.

GDP của Đức giảm 0,3% trong quý đầu tiên của năm 2023, sau khi giảm 0,5% trong quý 4 của năm 2022.

Bundesbank trước đó dự đoán suy thoái kinh tế ở Đức sẽ sớm kết thúc và kỳ vọng tăng trưởng sẽ quay trở lại vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế khác cảnh báo về khả năng kinh tế Đức suy giảm hơn nữa.

Nhà phân tích Jens-Oliver Niklasch của ngân hàng LBBW cho biết: “Chúng ta có thể chỉ thấy tình trạng trì trệ trong quý 2 nhưng nhiều khả năng là sản lượng kinh tế sẽ lại sụt giảm".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đại sứ EU: Việt Nam là nước tiên phong trong khu vực về chuyển đổi xanh

Thanh Hà |

Đại sứ/Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu Giorgio Aliberti cho rằng, Việt Nam là nước đi tiên phong trong khu vực về chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng sạch.

Một nước EU định bán lò phản ứng hạt nhân Nga cho Ukraina

Ngọc Vân |

Quốc gia EU Bulgaria sắp hoàn tất thỏa thuận bán hai lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất cho Ukraina với giá khoảng 650 triệu USD.

EU lần đầu mua LNG nhiều hơn khí đốt nhập qua đường ống

Thanh Hà |

Liên minh châu Âu (EU) tăng mua khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) sau khi mất nguồn cung khí đốt bằng đường ống của Nga.

63 năm du lịch tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác

Nhật Hạ |

Ngành du lịch Việt Nam đánh dấu 63 năm xây dựng và phát triển qua các thời kỳ lịch sử, với nhiều thành tựu và đóng góp ngày càng to lớn.

Người dân 15 năm mòn mỏi chờ sổ đỏ ở Hoà Bình, việc thu sổ đỏ là trái phép

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Hoà Bình - Liên quan đến việc hàng trăm người dân ở huyện Kim Bôi 15 năm mòn mỏi chờ cấp đổi sổ đỏ, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết, Sở không có chỉ đạo, không nắm được việc này và việc thu sổ đỏ là trái phép.

Chủ đầu tư FLC Tropial Hạ Long nộp các khoản nợ thuế, vẫn còn nợ một số khoản tiền khác

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sau khi UBND TP Hạ Long có công văn đề nghị xem xét thu hồi một phần diện tích Khu đô thị Tropical City Hạ Long của Tập đoàn FLC tại phường Hà Khánh, TP Hạ Long vì khoản nợ thuế gần 97 tỉ đồng, tập đoàn này đã phải nộp đầy đủ các khoản nợ thuế.

Thanh Hương kể kỉ niệm đặc biệt với NSƯT Thanh Quý, Hoàng Hải

Huyền Chi |

Trong "Cuộc đời vẫn đẹp sao", Thanh Hương và nghệ sĩ Thanh Quý, Hoàng Hải có màn kết hợp ăn ý, được khán giả yêu mến.

Lý do Tổng thống Pháp đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO

Ngọc Vân |

Bằng cách ủng hộ Ukraina gia nhập NATO, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang cố gắng thu hút sự ủng hộ của Đông Âu.

Đại sứ EU: Việt Nam là nước tiên phong trong khu vực về chuyển đổi xanh

Thanh Hà |

Đại sứ/Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu Giorgio Aliberti cho rằng, Việt Nam là nước đi tiên phong trong khu vực về chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng sạch.

Một nước EU định bán lò phản ứng hạt nhân Nga cho Ukraina

Ngọc Vân |

Quốc gia EU Bulgaria sắp hoàn tất thỏa thuận bán hai lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất cho Ukraina với giá khoảng 650 triệu USD.

EU lần đầu mua LNG nhiều hơn khí đốt nhập qua đường ống

Thanh Hà |

Liên minh châu Âu (EU) tăng mua khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) sau khi mất nguồn cung khí đốt bằng đường ống của Nga.