Siêu thoả thuận LNG của Trung Quốc-Qatar tác động tới thị trường toàn cầu

Thanh Hà |

Qatar đang củng cố thỏa thuận dài hạn khổng lồ về cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Trung Quốc.

Thỏa thuận mới nhất của Trung Quốc - Qatar bao gồm hai phần. Phần đầu tiên là thỏa thuận 27 năm để Qatar - nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới - cung cấp cho Trung Quốc 4 triệu tấn LNG mỗi năm. Phần thứ hai là thỏa thuận để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) nắm 5% cổ phần của một tàu LNG thuộc dự án khí đốt mở rộng mỏ North Field của Tập đoàn QatarEnergy.

Về phần đầu tiên của thoả thuận, hơn 1 năm trước khi xung đột Nga - Ukraina nổ ra, Trung Quốc đã tham gia loạt hoạt động nhằm mở rộng nguồn và phương pháp cung cấp khí đốt. Việc này bắt đầu rõ rệt vào tháng 3.2021 khi thoả thuận mua bán 10 năm với giá trị 2 triệu tấn LNG mỗi năm được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí & Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) và Qatar Oil (QP).

Tháng 12 cùng năm, hợp đồng dài hạn khác để Qatar cung cấp LNG cho Trung Quốc được ký giữa QatarEnergy và Công ty Khí đốt tự nhiên Tập đoàn Năng lượng Quảng Đông. Thoả thuận này nhằm cung cấp 1 triệu tấn LNG trong giai đoạn từ 2024 đến 2034 và có thể được gia hạn.

Qatar có trữ lượng khí đốt lớn thứ 3 trên thế giới (sau Nga và Iran). Tháng 11.2022, thỏa thuận trị giá hơn 60 tỉ USD đã được ký kết để QatarEnergy cung cấp LNG cho Sinopec ở mức 4 triệu tấn/năm trong 27 năm, bắt đầu từ năm 2026.

Vào thời điểm đó, đây là hợp đồng cung cấp LNG dài nhất của Trung Quốc và là một trong những hợp đồng lớn nhất về khối lượng.

Theo giám đốc điều hành QatarEnergy (cũng là Bộ trưởng Năng lượng Qatar), Saad al-Kaab, đây cũng là thỏa thuận cung cấp đầu tiên được công bố cho dự án mỏ North Field của tiểu vương quốc.

Việc có được những thoả thuận lớn và dài hạn như vậy với Qatar mang lại cho Trung Quốc những lợi thế quan trọng, chuyên gia Simon Watkins của Oilprice.com nhận định.

Đầu tiên, những thoả thuận này rất quan trọng trong đảm bảo quyền tiếp cận nguồn cung cấp khí đốt của thế giới. Thứ hai, thị trường dầu mỏ và khí đốt toàn cầu là một “trò chơi có tổng bằng 0”, như vậy việc Trung Quốc tiếp cận được nguồn năng lượng từ nhà cung cấp LNG lớn nhất thế giới đồng nghĩa với việc khả năng tiếp cận nguồn năng lượng này của châu Âu bị giảm đi.

Và thứ ba, điều này cũng nghĩa là quyền kiểm soát của Trung Quốc với nguồn khí đốt lớn nhất thế giới được củng cố. Điều này là do mỏ North Field (ở North Dome) của Qatar chiếm một nửa trữ lượng của nguồn năng lượng khổng lồ này.

North Dome ước tính chứa 51 nghìn tỉ mét khối khí tự nhiên không liên kết và ít nhất 50 tỉ thùng khí tự nhiên ngưng tụ. Nửa còn lại ở khu vực này là mỏ khí đốt South Pars của Iran.

Trung Quốc đã kiểm soát hiệu quả South Pars, cùng với phần còn lại của ngành dầu mỏ và khí đốt của Iran từ năm 2018 thông qua "Thỏa thuận hợp tác toàn diện 25 năm Iran - Trung Quốc".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nền kinh tế lớn nhất EU ký hợp đồng LNG 20 năm thay thế khí đốt Nga

Thanh Hà |

Đức ký hợp đồng 20 năm về nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ Mỹ để thay thế khí đốt Nga.

Trung Quốc kí hợp đồng 27 năm với nước sản xuất LNG lớn nhất thế giới

Song Minh |

Qatar đạt được thỏa thuận cung cấp LNG lớn thứ hai với Trung Quốc trong 27 năm.

Các nước nghèo hơn đang mua LNG giá rẻ để thúc đẩy kinh tế

Thanh Hà |

Các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở Nam Á và Đông Nam Á, là động lực cốt lõi của tăng trưởng nhu cầu LNG trong 10 năm tới".

TPHCM muốn xây cầu đường Nguyễn Khoái hơn 2.800 tỉ đồng bằng hình thức BT

MINH QUÂN |

TPHCM - Dự án cầu đường Nguyễn Khoái (kết nối Quận 7 sang Quận 4 và Quận 1) có tổng vốn hơn 2.800 tỉ đồng đang được xem xét đầu tư theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), giúp giảm áp lực giao thông từ khu Nam vào trung tâm TPHCM.

Bộ Công an mở rộng điều tra việc phát hành sách và tài liệu tham khảo

Việt Dũng |

Bộ Công an hôm nay 30.6 đã tổ chức họp báo thông tin kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm 2023. Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an chủ trì cuộc họp báo.

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc có thêm sản phẩm lớn nhất thế giới

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc vừa lắp đặt thành công tuabin gió ngoài khơi công suất lớn nhất thế giới.

Vn-Index chịu áp lực điều chỉnh lớn, chờ dòng tiền bắt đáy xuất hiện

Gia Miêu |

VN-Index dự báo sẽ có hồi nhẹ nhưng sẽ rất khó có khả năng tăng ngay trở lại.

Cầu vượt chữ C gần 150 tỉ đồng ở Hà Nội chính thức thông xe

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau nhiều lần lùi tiến độ, sáng 30.6, cầu vượt chữ C tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch đã chính thức thông xe, góp phần giảm ùn tắc giao thông cho khu vực.

Nền kinh tế lớn nhất EU ký hợp đồng LNG 20 năm thay thế khí đốt Nga

Thanh Hà |

Đức ký hợp đồng 20 năm về nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ Mỹ để thay thế khí đốt Nga.

Trung Quốc kí hợp đồng 27 năm với nước sản xuất LNG lớn nhất thế giới

Song Minh |

Qatar đạt được thỏa thuận cung cấp LNG lớn thứ hai với Trung Quốc trong 27 năm.

Các nước nghèo hơn đang mua LNG giá rẻ để thúc đẩy kinh tế

Thanh Hà |

Các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở Nam Á và Đông Nam Á, là động lực cốt lõi của tăng trưởng nhu cầu LNG trong 10 năm tới".