IPEF hướng tới giải quyết ba thách thức cấp bách toàn cầu

Song Minh |

Sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) đang tìm cách tập trung sự chú ý vào việc giải quyết ba thách thức cấp bách toàn cầu: Chuỗi cung ứng, nền kinh tế sạch và kinh tế toàn cầu hóa công bằng hơn.

Ba thách thức

Một số cú sốc kinh tế trong vài năm qua - đại dịch COVID-19, cuộc chiến của Nga ở Ukraina và sự xuống cấp chung của các chuẩn mực thương mại quốc tế - chắc chắn đã gây ra nhiều tác động tiêu cực. Tuy nhiên, giai đoạn phục hồi đang tạo ra những cơ hội rõ ràng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Mỹ hiện có cơ hội đi đầu trong việc định hình và nắm bắt các cơ hội lãnh đạo kinh tế trong khu vực vào năm 2023. Theo tờ Nikkei, phương tiện chính cho việc này sẽ là IPEP, đặc biệt là các cấu phần kỹ thuật số, môi trường và chuỗi cung ứng.

IPEP là sáng kiến do Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra vào ngày 23.5.2022. Vòng đàm phán thứ hai của IPEF với sự tham dự của 14 quốc gia đã diễn ra tại Brisbane, Australia vào tháng trước. IPEF đang tìm cách tập trung sự chú ý vào việc giải quyết ba thách thức cấp bách toàn cầu.

Đầu tiên là chuỗi cung ứng. Làm thế nào khu vực có thể tránh lặp lại các vấn đề về chuỗi cung ứng đã gặp phải trong đại dịch COVID-19?

Thứ hai là nền kinh tế sạch. Làm thế nào có thể huy động tài chính và công nghệ để đảm bảo rằng việc giảm phát thải xảy ra đủ nhanh, để kiềm chế sự nóng lên toàn cầu và giảm tốc các thảm họa thiên nhiên?

Thứ ba là xây dựng sự đồng thuận xung quanh một nền kinh tế toàn cầu hóa công bằng hơn. Làm thế nào có thể đảm bảo tăng trưởng thương mại và kinh tế toàn diện, tạo cơ sở cho quản trị tốt và giảm mức độ tham nhũng?

Bài toán của IPEF

IPEF đặt ra những câu hỏi trên và hy vọng sẽ giúp trả lời một vấn đề quan trọng: Làm thế nào để các mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc hơn có thể được tận dụng để giải quyết các vấn đề mà các hiệp định hiện có không giải quyết được?

Về chuỗi cung ứng, đại dịch nhấn mạnh nhu cầu xác định hàng hóa có nguồn cung là điều rất quan trọng trong một cuộc khủng hoảng. Đại dịch cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các kênh truyền thông để chia sẻ thông tin và hỗ trợ hợp tác về cung ứng hàng hóa. Cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ không giống như vậy, nhưng nhu cầu đảm bảo dòng hàng hóa như thuốc men và thực phẩm sẽ giống nhau.

Về nền kinh tế sạch, việc tìm cách liên kết nguồn tài chính tư nhân với năng lượng xanh và các khoản đầu tư thân thiện với khí hậu khác là chìa khóa mở ra các giải pháp có ý nghĩa để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Sáng kiến Bridgetown được thảo luận tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc vào tháng 11.2022 ở Ai Cập - sáng kiến sẽ tận dụng các tổ chức tài chính quốc tế để thu hút vốn tư nhân - là một trong những cách tiếp cận như vậy.

Với tốc độ tăng trưởng cao, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng có thể thu hút vốn xanh thông qua các phương tiện khác.

Trong khi đó, để đạt được một nền kinh tế công bằng hơn, các nhà lãnh đạo khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cần đảm bảo rằng các con đường đầu tư và cơ hội bán hàng mới được tạo ra bằng cách tăng cường mở cửa thị trường bao trùm giữa các nền kinh tế, nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ hơn và cộng đồng địa phương có thể tiếp cận.

Không có lĩnh vực kinh tế nào khác đã mở rộng nhanh chóng như kinh tế số. Thương mại số đã nhanh chóng trở thành huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu, từ tăng tốc độ giao dịch, thúc đẩy sự di chuyển của hàng hóa hay cung cấp dịch vụ số. Mỹ, với tư cách là nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2023, đã cam kết giúp khu vực này "đổi mới, liên kết và toàn diện hơn". Chính sách số có thể là một thành phần chính của chiến lược đó.

Khu vực tư nhân Mỹ hiểu IPEF có thể đóng góp như thế nào cho khu vực và sẵn sàng giúp đỡ. Hiệp hội Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã bày tỏ sự quan tâm tích cực và mạnh mẽ đối với IPEF.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã trở lại bình thường

Quý An (theo Wall Street Journal) |

COVID-19 có thể chưa biến mất hoàn toàn, nhưng cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch này gây ra đã có dấu hiệu thuyên giảm.

Đưa hàng Việt Nam, Indonesia tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Thanh Hà |

Sáng 23.12, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) Arsjad Rasjid.

Việt Nam trở thành "ngôi sao" đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Cường Ngô |

Thời gian vừa qua, Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan thuộc chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng quy mô sẵn có tại Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam trở thành ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lý do hộ chiếu UAE quyền lực nhất thế giới năm 2023

Chí Long |

Hộ chiếu UAE từ vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng năm ngoái đã leo lên đầu bảng, theo chỉ số mới của công ty tư vấn thuế và nhập cư Nomad Capitalist.

Hình ảnh đoàn khách Trung Quốc đầu tiên nhập cảnh Lạng Sơn sau COVID - 19

Trần Tuấn |

Chiều 15.3, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trở nên sôi động khi đoàn khách du lịch 124 người đến từ Trung Quốc qua biên giới, làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

Công an TPHCM triệt phá hai công ty đòi nợ thuê quy mô lớn

Anh Tú |

TPHCM- Ngày 15.3, Công an quận Tân Bình đã khởi tố 14 đối tượng hoạt động thu hồi nợ về tội “Cưỡng đoạt tài sản” liên quan đến Công ty CP mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng và Chi nhánh Công ty TNHH Luật Thế Hệ Trẻ.

Từ ngày 18.3, đăng kiểm có thêm 30 kiểm định viên Bộ Quốc phòng hỗ trợ

HỮU CHÁNH |

Từ ngày 18.3, ngành Đăng kiểm sẽ có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng hỗ trợ kiểm định xe cơ giới.

Đề nghị xử lý tình trạng yêu cầu người dân làm giấy xác nhận cư trú

PHẠM ĐÔNG |

Theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, tình trạng yêu cầu người dân xuất trình các loại giấy tờ chứng minh thông tin về nơi cư trú… vẫn còn, và vấn đề này cần sớm được giải quyết.

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã trở lại bình thường

Quý An (theo Wall Street Journal) |

COVID-19 có thể chưa biến mất hoàn toàn, nhưng cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch này gây ra đã có dấu hiệu thuyên giảm.

Đưa hàng Việt Nam, Indonesia tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Thanh Hà |

Sáng 23.12, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) Arsjad Rasjid.

Việt Nam trở thành "ngôi sao" đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Cường Ngô |

Thời gian vừa qua, Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan thuộc chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng quy mô sẵn có tại Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam trở thành ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu.