EU giành được hợp đồng 11 tỉ USD với công ty chip hàng đầu thế giới

Ngọc Vân |

Công ty chip hàng đầu thế giới TSMC công bố dự án nhà máy sản xuất chip trị giá 11 tỉ USD ở nền kinh tế hàng đầu EU.

Nỗ lực của EU nhằm xây dựng chuỗi cung ứng chip tiên tiến đã có kết quả khi Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) TSMC hôm 8.8 đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy trị giá 11 tỉ USD ở Đức - SCMP đưa tin.

Nhà máy được xây dựng ở Dresden, phía đông Đức, sẽ bắt đầu sản xuất chip cho lĩnh vực ô tô vào cuối năm 2027 - TSMC cho biết.

Dự án đánh dấu bước đột phá đầu tiên vào sân chơi châu Âu của TSMC - nhà sản xuất chip tiên tiến hàng đầu thế giới. Công ty sẽ hợp tác với các công ty Đức Robert Bosch và Infineon Technologies cũng như NXP Semiconductors của Hà Lan.

Giới chức châu Âu đã mời gọi TSMC trong nhiều năm, khi EU cố gắng tránh tắc nghẽn chuỗi cung ứng vốn làm tê liệt nhiều lĩnh vực kinh tế trong đại dịch COVID-19.

Liên minh châu Âu đang tìm cách thu hút đầu tư chip của Đài Loan mà không cắt giảm các thỏa thuận lớn với chính quyền của hòn đảo này.

Đối với Đức, thỏa thuận với TSMC mang lại một cú hích cho động lực công nghiệp đang bị đình trệ của nước này - nhưng phải trả giá đắt. Truyền thông Đức đưa tin, chính phủ sẽ cung cấp 5 tỉ euro (5,5 tỉ USD) trợ cấp cho nhà máy.

Trước đó, Intel công bố kế hoạch xây một nhà máy sản xuất chip trị giá 30 tỉ euro (33 tỉ USD) ở Magdeburg - một thành phố khác ở phía đông nước Đức - với 1/3 chi phí dự kiến sẽ được chi trả bởi các khoản trợ cấp của chính phủ.

Berlin đang tận dụng các quy định nới lỏng của Brussels về việc cung cấp viện trợ nhà nước vào thời điểm nền kinh tế yếu ớt của nước này dự kiến chỉ tăng trưởng 0,3% trong năm nay, theo ước tính của EU. Ngày 6.8, có thông tin cho biết, sản xuất công nghiệp ở Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - đã giảm nhiều hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế vào tháng 6.

Thỏa thuận với TSCM cũng sẽ nâng cao nỗ lực của EU trong việc xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn bản địa, khi Liên minh châu Âu hy vọng sẽ tránh được cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung và củng cố nguồn cung chip của chính mình.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, EU đã đầu tư công sức đáng kể để đảm bảo chuỗi cung ứng linh hoạt. Là một phần của cách tiếp cận này, EU đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và các đối tác thương mại khác về công nghệ chủ chốt.

EU vừa thông qua Đạo luật Chip nhằm mục đích tăng gấp đôi thị phần toàn cầu của EU về chất bán dẫn, từ 10% hiện nay lên ít nhất 20% vào năm 2030.

“Rất hài lòng về quyết định đầu tư của TSMC - cùng với 3 công ty bán dẫn lớn của EU - để xây dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn mới ở EU” - Cao ủy EU về thị trường nội bộ, ông Thierry Breton đăng trên mạng xã hội.

Ông Breton nói thêm: “Đạo luật Chip của EU đang được áp dụng - mang lại sự an toàn hơn về nguồn cung cho châu Âu, bao gồm cả ngành công nghiệp ô tô của EU”.

Các đối tác liên doanh ở Đức sẽ thành lập một thực thể mới - Công ty Sản xuất chất bán dẫn châu Âu, với nhà máy chế tạo sẽ do TSMC vận hành.

Mathieu Duchatel - giám đốc chương trình châu Á tại Viện Montaigne ở Paris - cho biết đây là tin tức tốt lành cho tham vọng công nghiệp của Đức và châu Âu, nhưng cho rằng mục tiêu tăng gấp đôi thị phần sản xuất chip của EU vẫn không thực tế.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

EU - Nhật Bản tăng cường hợp tác chip

Song Minh |

Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng cường hợp tác với Nhật Bản về chất bán dẫn để giám sát chuỗi cung ứng chip.

Đài Loan (Trung Quốc) tích nước chống hạn ở các trung tâm sản xuất chip

Thanh Hà |

Đài Loan (Trung Quốc), quê hương của ngành công nghiệp bán dẫn lớn nhất châu Á, một lần nữa chuẩn bị cho tình trạng thiếu nước chưa đầy 2 năm sau khi vượt qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ.

Cuộc chiến chip Mỹ - Trung gây hỗn loạn thị trường vi mạch toàn cầu

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru) |

Ngành công nghiệp chip toàn cầu đang ở ngã ba đường với nguy cơ chia cắt chuỗi cung ứng thành hai khối cạnh tranh, một do Mỹ dẫn đầu và một do Trung Quốc dẫn đầu.

Dự kiến sáp nhập 6 quận ở TPHCM: Người dân lo phiền hà khi phải ngược xuôi đổi giấy tờ

HỮU CHÁNH - CHÂN PHÚC |

Nhiều ý kiến lo ngại nếu TPHCM sáp nhập 6 quận nội thành và 142 phường, xã sẽ gây nhiều xáo trộn, nhất là việc người dân phải tốn thời gian, công sức để thay đổi thông tin hồ sơ, giấy tờ.

Công nhân thất nghiệp chạy đôn chạy đáo đi tìm việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Công nhân thất nghiệp ở Bình Dương cầm hồ sơ chạy đôn chạy đáo khắp nơi gõ cửa doanh nghiệp tìm việc làm. Tuy nhiên, thời điểm này gần như các doanh nghiệp không tuyển lao động phổ thông, nhiều người mang nỗi thất vọng nặng trĩu ra về.

Vì sao chỉ làm rõ được thiệt hại 2/6 gói thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh?

Việt Dũng |

6 gói thầu các Công ty của Hoàng Thị Thuý Nga trúng tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh có trị giá hơn 660 tỉ đồng, song cơ quan chức năng chỉ làm rõ được thiệt hại của 2 gói.

Bản tin công đoàn: Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024; Hơn 54.300 đơn vị, doanh nghiệp tại Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Chủ trọ ở Bình Dương thất thu khi công nhân thất nghiệp về quê; Nhờ tổ chức công đoàn hỗ trợ, nhiều lao động đã có được căn nhà mơ ước...

Tuyển nữ Việt Nam cần "thay máu" lực lượng cho mục tiêu World Cup tiếp theo

MINH PHONG |

Huấn luyện viên Mai Đức Chung đứng trước áp lực phải "thay máu" lực lượng cho tuyển nữ Việt Nam hậu World Cup nữ 2023.

EU - Nhật Bản tăng cường hợp tác chip

Song Minh |

Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng cường hợp tác với Nhật Bản về chất bán dẫn để giám sát chuỗi cung ứng chip.

Đài Loan (Trung Quốc) tích nước chống hạn ở các trung tâm sản xuất chip

Thanh Hà |

Đài Loan (Trung Quốc), quê hương của ngành công nghiệp bán dẫn lớn nhất châu Á, một lần nữa chuẩn bị cho tình trạng thiếu nước chưa đầy 2 năm sau khi vượt qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ.

Cuộc chiến chip Mỹ - Trung gây hỗn loạn thị trường vi mạch toàn cầu

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru) |

Ngành công nghiệp chip toàn cầu đang ở ngã ba đường với nguy cơ chia cắt chuỗi cung ứng thành hai khối cạnh tranh, một do Mỹ dẫn đầu và một do Trung Quốc dẫn đầu.