EU chưa đồng lòng kết nạp Ukraina là thành viên

Thanh Hà |

Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) họp ngày 10.3 để nhất trí về một phản ứng chung với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina, với các quan điểm khác nhau về mức độ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, giảm nhanh nhập khẩu năng lượng Nga và có nên hay không nên để Kiev gia nhập EU nhanh chóng. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho hay, chiến sự Ukraina và các lệnh trừng phạt với Nga đã dẫn tới suy giảm thương mại toàn cầu, khiến giá lương thực và năng lượng tăng mạnh, đồng thời buộc IMF phải hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu tháng tới.

Xác định lại hoàn toàn cấu trúc Châu Âu

Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina ngày 24.2 với các cuộc tiến công từ trên bộ, trên biển và trên không. Giao tranh đã khiến hơn 2 triệu người tị nạn từ Ukraina chạy sang EU. Các quốc gia phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có với Nga, cung cấp hỗ trợ chính trị và nhân đạo cho Ukraina, cũng như cung cấp vũ khí.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết: “Chúng ta muốn một Ukraina tự do và dân chủ, nơi chúng ta có chung vận mệnh”. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo khác đã làm rõ rằng Ukraina sẽ không được phép gia nhập EU nhanh chóng. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, người phản đối chính việc mở rộng EU, cho biết: “Không có thủ tục nhanh chóng nào". Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng EU nên làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với Ukraina thay vì nói về tư cách thành viên - điều đòi hỏi sự nhất trí của tất cả 27 quốc gia thành viên.

Ông Scholz không bình luận về việc liệu khối có nên cấm nhập khẩu dầu của Nga hay không. Việc EU cấm nhập khẩu dầu của Nga cũng cần được tất cả các thành viên đồng ý và tới nay Berlin đã bác bỏ khả năng này. Khoảng 1/3 nhu cầu về khí đốt và dầu thô của Đức do Nga cung cấp. Trong khi đó, Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins ủng hộ EU "nên đi nhanh hơn và xa hơn nhiều" với các biện pháp trừng phạt Nga.

Trong cuộc họp ở Cung điện Versailles, Paris, Pháp, các nhà lãnh đạo EU vạch ra ranh giới giữa mong muốn hỗ trợ Ukraina và tránh nguy cơ bị cuốn vào đối đầu với Nga. “Chúng ta có thể mở thủ tục thành viên với một quốc gia đang có chiến sự không? Tôi không nghĩ vậy. Chúng ta có thể đóng cửa và nói: "Không bao giờ" không? Sẽ là không công bằng. Hãy thận trọng" - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói. Ngay trước Hội nghị Thượng đỉnh, ông Macron và ông Scholz đã đề nghị ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraina trong cuộc điện đàm chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Reuters nhận định, hướng nội để chuẩn bị cho khả năng nhiều năm quan hệ với Nga xấu đi, các nhà lãnh đạo EU cũng tìm cách thống nhất cách để có thể giảm nhập khẩu năng lượng của Nga nhanh cũng như cách tăng cường năng lực quốc phòng và kiềm chế lạm phát giá lương thực. “Chiến sự ở Ukraina là một đau thương to lớn nhưng nó cũng là điều chắc chắn nhất sẽ khiến chúng ta phải xác định lại hoàn toàn cấu trúc của Châu Âu" - ông Macron nói.

Chiến sự Ukraina tác động tới tăng trưởng toàn cầu

IMF đã hạ dự báo kinh tế cho Mỹ, Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu vào tháng 1 vì rủi ro liên quan đến đại dịch COVID-19, lạm phát tăng, gián đoạn nguồn cung và siết chặt tiền tệ của Mỹ.  Vào thời điểm đó, tổ chức cho vay toàn cầu đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt 4,4% trong năm nay, giảm 0,5%.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva chia sẻ với báo giới ngày 10.3 rằng các biện pháp trừng phạt chưa từng có với Nga sau chiến sự Ukraina khiến nền kinh tế Nga bị thu hẹp đột ngột và nước này phải đối mặt với một "cuộc suy thoái sâu" trong năm nay. Khả năng Nga vỡ nợ không còn được coi là "không chắc sẽ xảy ra". Trong tuần này, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới chia sẻ với Reuters rằng cả Nga và Belarus đều nằm trong "lãnh thổ không trả nợ được". Dù nhận định chiến sự Ukraina và các lệnh trừng phạt với Nga đã dẫn tới suy giảm thương mại toàn cầu nhưng giám đốc điều hành IMF không tiết lộ dự báo chi tiết. IMF dự kiến ​​công bố cập nhật báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vào giữa tháng 4.

Trong một cuộc phỏng vấn riêng với CNBC, bà Georgieva nói rằng, IMF vẫn kỳ vọng "quỹ đạo tích cực" cho nền kinh tế thế giới, nhưng thời gian chiến sự sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tăng trưởng và tương lai của hợp tác đa phương.

Ngày 9.3, ban điều hành IMF đã phê duyệt 1,4 tỉ USD tài trợ khẩn cấp cho Ukraina để giúp đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khẩn cấp và giảm thiểu tác động kinh tế của chiến sự. Bà Georgieva tiết lộ với báo giới một ngày sau đó rằng IMF đang chuẩn bị trình bày "cơ chế tài trợ" cho phép các bên khác giúp Ukraina, nhưng không nêu cụ thể.

Theo nhà lãnh đạo IMF, hiệu ứng lan tỏa từ chiến sự Ukraina với các nền kinh tế khắp thế giới, trong đó có Trung Quốc, sẽ gây thêm sức ép với Nga để chấm dứt hành động quân sự. Sau cuộc trao đổi với quan chức ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 9.3, giám đốc điều hành IMF nhận định, Bắc Kinh có nhiều không gian chính sách hơn để giảm bớt tác động của chiến sự nhưng có thể khó đạt được tốc độ tăng trưởng mục tiêu 5,5%.

Theo bà Georgieva, việc Nga có thể tìm thấy một ngân hàng trung ương để trao đổi Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF thành tiền tệ là "rất, rất có thể xảy ra". Lạm phát tăng cao do chiến sự gây ra đồng nghĩa với việc siết chặt tiền tệ đang triển khai ở nhiều quốc gia sẽ "nhanh hơn và xa hơn" so với dự kiến. Điều này cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng với Châu Mỹ Latinh, Caribbean, một số nước Trung Đông như Ai Cập và nhiều nước ở Châu Phi.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

EU đặt mục tiêu tăng gấp đôi hỗ trợ cho Ukraina

Nguyễn Hạnh |

Liên minh Châu Âu (EU) đặt mục tiêu tăng gấp đôi hỗ trợ tài chính cho quân đội Ukraina, lên mức hơn 1 tỉ USD.

Nga - Mỹ khẩu chiến căng thẳng về vũ khí sinh học ở Ukraina

Ngọc Vân |

Nga cáo buộc Mỹ tài trợ và quản lý các chương trình vũ khí sinh học ở Ukraina, yêu cầu họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Nga mở rộng chiến dịch quân sự sang phía tây Ukraina

Thanh Hà |

Nga không kích gần sân bay ở các thành phố Ivano-Frankivsk và Lutsk, phía tây Ukraina, cách xa các mục tiêu tấn công chính của Nga ở những khu vực khác của Ukraina thời gian qua.

500 người Việt từ Ukraina sẽ về nước trong ngày 13.3

Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 13.3 tới, hai chuyến bay của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam sẽ đưa 500 công dân từ vùng chiến sự Ukraina về nước.

Thời điểm không khí lạnh suy yếu dần, nắng ấm quay lại miền Bắc

AN AN |

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, từ ngày 17.2 không khí lạnh hoạt động với cường độ ổn định, thời tiết miền Bắc chuyển trạng thái nắng ấm, nhiệt độ tăng dần.

Cháy ở Tiểu học Yên Hòa: Học sinh hốt hoảng, phụ huynh nháo nhác tìm con

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Thời điểm xảy ra vụ cháy, nhiều phụ huynh có mặt ở hiện trường đều rất lo lắng và nháo nhác tìm con trong số hàng trăm học sinh đang được sơ tán trước cổng Trường Tiểu học Yên Hòa.

Nghịch cảnh trong câu chuyện của Trấn Thành và Bùi Thạc Chuyên

Mi Lan |

Bộ phim “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được ví là “lửa sáng” của phim Việt năm 2022. Đặc biệt, đây là năm thua lỗ nghiêm trọng, đồng thời cảnh báo chất lượng đi xuống ở mức đáng báo động của phim Việt.

Xử phạt người đàn ông cưỡi ngựa trên đường ở TPHCM

Chân Phúc |

TPHCM - Người đàn ông mặc trang phục xe ôm công nghệ cưỡi ngựa trên đường phố ở trung tâm TPHCM đã bị CSGT lập biên bản xử phạt.

EU đặt mục tiêu tăng gấp đôi hỗ trợ cho Ukraina

Nguyễn Hạnh |

Liên minh Châu Âu (EU) đặt mục tiêu tăng gấp đôi hỗ trợ tài chính cho quân đội Ukraina, lên mức hơn 1 tỉ USD.

Nga - Mỹ khẩu chiến căng thẳng về vũ khí sinh học ở Ukraina

Ngọc Vân |

Nga cáo buộc Mỹ tài trợ và quản lý các chương trình vũ khí sinh học ở Ukraina, yêu cầu họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Nga mở rộng chiến dịch quân sự sang phía tây Ukraina

Thanh Hà |

Nga không kích gần sân bay ở các thành phố Ivano-Frankivsk và Lutsk, phía tây Ukraina, cách xa các mục tiêu tấn công chính của Nga ở những khu vực khác của Ukraina thời gian qua.

500 người Việt từ Ukraina sẽ về nước trong ngày 13.3

Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 13.3 tới, hai chuyến bay của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam sẽ đưa 500 công dân từ vùng chiến sự Ukraina về nước.