Động thái đáng chú ý của Thủ tướng Đức về Nord Stream

Khánh Minh |

Tuabin khí của đường ống Nord Stream đã trở thành tâm điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng sâu sắc giữa Nga với Đức.

Công ty Siemens Energy - nhà sản xuất tuabin khí cho Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) - cho biết, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tới kiểm tra tuabin tại cơ sở của Siemens ở Muelheim an der Ruhr, phía tây bắc nước Đức, trong ngày 3.8.

Tuabin này đã được Siemens đem đi bảo dưỡng ở Canada và không được trả lại đúng hạn vì các lệnh trừng phạt liên quan đến Nga. Nga viện dẫn các vấn đề với tuabin là lý do cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt qua Nord Stream - đường ống dẫn khí chính của nước này tới Châu Âu.

Sau một hồi tranh cãi, Canada miễn trừ trừng phạt và trả lại tuabin cho Siemens. Theo kế hoạch, tuabin sẽ được Đức chuyển cho Nga, nhưng hiện tại, tuabin vẫn nằm ở cơ sở của Siemens Muelheim an der Ruhr.

Reuters dẫn thông báo của Siemens Energy cho hay: “Thủ tướng Olaf Scholz sẽ cùng giám đốc điều hành Christian Bruch của Siemens xem xét tuabin của Nord Stream được bảo dưỡng ở Canada. Tuabin đã sẵn sàng để chuyển tiếp đến Nga”.

Một nhà quản lý cấp cao của Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom của Nga tuần trước nói rằng, việc chuyển giao tuabin cho Đức từ Canada sau khi công việc bảo dưỡng hoàn thành là không đúng với hợp đồng. Kể từ đó, không rõ tuabin đang ở đâu.

Ngày 1.8, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, Nga không làm được gì nhiều để sửa nhanh đường ống Nord Stream sau khi sản lượng và xuất khẩu của Gazprom tiếp tục giảm.

"Có những trục trặc cần sửa chữa khẩn cấp, mà lại có những khó khăn nhất định do con người tạo ra bằng lệnh trừng phạt. Tình hình này cần phải được khắc phục và Nga hầu như không có khả năng để giúp” - ông Peskov nói thêm.

Từ tuần trước, lượng khí đốt đi qua Nord Stream giảm xuống chỉ còn 20% công suất. Nga giải thích, việc sụt giảm này là do tuabin được gửi đến Canada để bảo dưỡng hiện vẫn chưa được trả lại, trong khi một tuabin khác cũng cần được sửa chữa. EU nói đây chỉ là cái cớ để Nga cắt giảm.

Siemens Energy nói, họ không có quyền tiếp cận tuabin mà Nga nói cần sửa chữa tại hiện trường và không nhận được báo cáo hỏng hóc nào từ Gazprom, do đó buộc phải cho rằng các tuabin đang hoạt động bình thường.

Khí đốt từ Nga đã đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của Châu Âu trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina vào cuối tháng 2. Cùng với các biện pháp trừng phạt trên diện rộng của phương Tây đối với Mátxcơva, EU đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.

Đường ống Nord Stream - từng là biểu tượng của sự hợp tác năng lượng giữa Nga và nền kinh tế lớn nhất Châu Âu là Đức - là một trong vài tuyến đường vận chuyển khí đốt của Nga đến Châu Âu.

Một tuyến đường chính khác là đường ống Yamal-Châu Âu, hoạt động ở kiểu đảo ngược để chuyển khí đốt từ Đức sang Ba Lan. Ngoài ra, còn hệ thống đường ống đi qua Ukraina, nhưng lượng khí đốt qua đây cũng giảm do ảnh hưởng của chiến sự Nga-Ukraina.

Nord Stream 2 - một đường ống khác chạy song song với Nord Stream qua biển Baltic - đã được xây dựng xong nhưng chưa vận hành vì Đức chưa cấp chứng nhận.

Kết quả là sản lượng khí đốt của Gazprom cho Châu Âu trong 7 tháng đầu năm 2022 đã giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 262,4 tỉ mét khối. Xuất khẩu khí đốt của Nga sang các thị trường ngoài các nước Liên Xô cũ cũng giảm 35%, xuống còn 75,3 tỉ mét khối - theo số liệu Gazprom công bố hôm 1.8.

Tháng trước, sản lượng khí đốt của Gazprom giảm 35,8% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã giảm 30,4% trong tháng 6, theo Evgeniy Suvorov - nhà kinh tế tại CentroCreditBank. Cùng với đó, xuất khẩu khí đốt của Gazprom trong tháng 7 giảm 58,4%, sau khi giảm 49,7% trong tháng 6.

"Nga sẽ không thể bù đắp được thiệt hại từ giảm cung cấp khí đốt cho thị trường Châu Âu bằng cách cung cấp cho Trung Quốc" - ông Suvorov nói và cho biết thêm, Gazprom đã cung cấp 10,4 tỉ mét khối khí đốt tới Trung Quốc vào năm ngoái.

Ngày 1.8, Gazprom thông báo lượng khí đốt cung cấp cho Trung Quốc qua đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia) đã tăng 61%, nhưng không cung cấp số liệu chi tiết.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động
Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

EU chịu mức giá khí đốt "cắt cổ" khi Nga siết nguồn cung

Ngọc Vân |

Với giá khí đốt "cắt cổ", EU đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có, kinh tế cận kề suy thoái khi Nga siết nguồn cung.

Khí sưởi ấm sẽ trở thành xa xỉ ở Đức

Khánh Minh |

EU muốn giảm tiêu thụ khí đốt ít nhất 15%. Đức có lẽ sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn nữa.

Nội bộ Đức lục đục về đường ống dẫn khí Nord Stream 2

Khánh Minh |

Nội bộ Đức có ý kiến trái chiều về việc vận hành đường ống Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga sang Đức.

Lốc xoáy ở Lâm Đồng, nhiều cây xanh ngã đổ, 4 ngôi nhà bị tốc mái

Phan Tuấn |

Mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm ngã đổ nhiều cây xanh cổ thụ và tốc mái nhiều ngôi nhà của người dân ở xã Quảng Ngãi và thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 14.2 đến 24.2 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 14.2.2023 - 24.2.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Cố tình không nộp lại ngân sách Nhà nước, HEPCO giữ lại 3,6 tỉ đồng suốt 5 năm dùng vào việc gì?

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Qua kết luận thanh tra, hết nhiệm vụ chi nhưng Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) chậm nộp hơn 3,6 tỉ đồng cho nhà nước theo quy định.

Khải Hoàn Land (KHG): Vì sao lãi lớn, nợ thuế ngày càng phình to?

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, trong khi các doanh nghiệp môi giới bất động sản như DXG, CRE, AGG... lỗ nặng, Khải Hoàn Land (KHG) trở thành điểm sáng khi báo lãi hơn 400 tỉ đồng. Tuy nhiên, nợ thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước của KHG lại càng phình to.

Nguyên nhân cam sành Vĩnh Long rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg

Tạ Quang |

Vĩnh Long - Đến thời điểm hiện tại, số lượng cam cần tiêu thụ ở tỉnh Vĩnh Long là 80.000 tấn. Và nguyên nhân là do quy luật cung cầu của thị trường, tức cung đã vượt cầu.

EU chịu mức giá khí đốt "cắt cổ" khi Nga siết nguồn cung

Ngọc Vân |

Với giá khí đốt "cắt cổ", EU đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có, kinh tế cận kề suy thoái khi Nga siết nguồn cung.

Khí sưởi ấm sẽ trở thành xa xỉ ở Đức

Khánh Minh |

EU muốn giảm tiêu thụ khí đốt ít nhất 15%. Đức có lẽ sẽ phải tiết kiệm nhiều hơn nữa.

Nội bộ Đức lục đục về đường ống dẫn khí Nord Stream 2

Khánh Minh |

Nội bộ Đức có ý kiến trái chiều về việc vận hành đường ống Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga sang Đức.