Nga-Trung Quốc “mở lối thoát” cho khủng hoảng khí đốt EU

Khánh Minh |

Sự chuyển hướng khí đốt của Nga sang Trung Quốc giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng của EU.

Theo hãng tư vấn Accenture Plc, Nga đang thúc đẩy các lô hàng khí đốt sang Trung Quốc khi nước này hạn chế cung cấp cho Châu Âu - một động lực có thể mang lại thời gian nghỉ ngơi sau đợt tăng giá năng lượng chưa từng có.

Giá khí đốt ở Châu Âu tăng vọt khi Nga cắt giảm nguồn cung cho thị trường lớn nhất của mình sau khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina và bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, theo ông Ogan Kose, Giám đốc điều hành tại Accenture, việc Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom vận chuyển khối lượng khí đốt kỷ lục qua đường ống đến Trung Quốc đã làm giảm nhu cầu tổng thể về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và giúp cân bằng thị trường.

“Điều sẽ tạo ra tác động đáng kể là khí đốt của Nga được cung cấp cho Trung Quốc. Nhu cầu nhập khẩu LNG của Trung Quốc sẽ giảm, do đó, làm giảm giá trên toàn cầu” - Bloomberg dẫn lời ông Kose cho biết trong một cuộc phỏng vấn tuần qua.

Các quốc gia Châu Âu đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp LNG khi họ tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Châu Âu dự kiến ​​sẽ vẫn là thị trường LNG cao cấp trong nhiều tháng tới, nên các nhà sản xuất cũng đang chuyển hướng công suất sang lục địa này.

Trong khi xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga sang Trung Quốc hiện vẫn chỉ là một phần nhỏ so với doanh số bán sang Châu Âu, nhưng khối lượng ngày càng tăng sẽ giúp giảm giá LNG ở thị trường Trung Quốc.

Cuộc chiến Ukraina đã thúc đẩy Nga tăng tốc kế hoạch đa dạng hóa xuất khẩu khí đốt khỏi Châu Âu. Nga đẩy nhanh xuất khẩu khí đốt qua đường ống Sức mạnh Siberia và có kế hoạch xây dựng các đường ống dẫn khí mới tới Trung Quốc. Các mỏ khí đốt lớn nhất ở Siberia - hiện đang cung cấp cho Châu Âu - cuối cùng sẽ được kết nối với Trung Quốc, mang lại cho Nga một lối thoát thay thế cho các nguồn tài nguyên khổng lồ của mình khi quan hệ với phương Tây suy giảm.

Đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia) dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia) dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Ông Kose cho biết, khí đốt của Nga sẽ được bán ở một nơi khác, chủ yếu ở Châu Á. “Khí đốt Nga sẽ luôn có khách hàng, nếu không phải là Châu Âu thì sẽ là một người mua khác” - ông Kose nói.

Trung Quốc cũng nhập khẩu khí đốt thông qua các đường ống với Trung Á. Nước này đang mua nhiều khí đốt từ đường ống hơn và mua ít LNG hơn do nhu cầu thấp vì các đợt phong toả COVID-19.

Theo BloombergNEF, Trung Quốc không ký các hợp đồng LNG giao ngay trong năm nay và nhu cầu LNG của Bắc Kinh có thể vẫn ở mức thấp cho đến tháng 9 trong bối cảnh “giá LNG quá cao và những bất ổn xung quanh đại dịch cũng như triển vọng của nền kinh tế”.

Tàu chở 155.000 m3 LNG cập cảng Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Tàu chở 155.000m3 LNG cập cảng Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Một mối quan tâm lớn đối với giá khí đốt ở Châu Âu là Trung Quốc nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng phong toả COVID-19 thế nào. Khi hoạt động kinh tế của Trung Quốc hồi phục, nước này có thể bắt đầu cạnh tranh với Châu Âu về LNG - hãng Goldman Sachs nhận định.

Theo Accenture, nếu Nga ngừng hoàn toàn dòng khí đốt đến Châu Âu, giá khí đốt có thể tăng gấp 5 lần mức hiện tại. Tuy nhiên, điều đó sẽ không kéo dài sau mùa đông tới, với giá trung bình vào năm 2023 dự kiến ​​sẽ thấp hơn năm nay, theo ông Kose.

Theo Accenture, nguy cơ suy thoái toàn cầu cũng sẽ hạn chế tiêu thụ khí đốt, với nhu cầu giảm tới 16% ở Liên minh Châu Âu vào năm tới. EU đã thúc giục giảm tiêu thụ 15% khí đốt trong suốt mùa đông năm nay, trong khi công ty điện lực Pháp Engie SA cho biết, các khách hàng đang cắt giảm sử dụng khí đốt.

Kose nói: “Sự kết hợp giữa nhu cầu tiêu thụ ở Châu Âu và Châu Á cũng như việc tìm kiếm khách hàng khí đốt mới của Nga sẽ làm giảm giá khí đốt trong trung hạn. Nếu mùa đông năm nay lạnh hơn so với những mùa đông trước, giá khí đốt có thể ở mức cao trong một thời gian, nhưng mức giá cao đó không duy trì được lâu trong dài hạn”.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động
Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Nội bộ Đức lục đục về đường ống dẫn khí Nord Stream 2

Khánh Minh |

Nội bộ Đức có ý kiến trái chiều về việc vận hành đường ống Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga sang Đức.

Vụ “ly hôn” khí đốt khiến cả Nga và EU đau đớn

Khánh Minh |

Trong nửa thế kỷ, cả Nga và EU đều có lợi từ sự hợp tác chặt chẽ về khí đốt, nhưng kỷ nguyên đó đang dần kết thúc.

Trung Quốc đáp trả đề xuất trừng phạt của Mỹ vì mua dầu Nga

Song Minh |

Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đưa ra dự luật trừng phạt Trung Quốc vì mua dầu của Nga.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Nội bộ Đức lục đục về đường ống dẫn khí Nord Stream 2

Khánh Minh |

Nội bộ Đức có ý kiến trái chiều về việc vận hành đường ống Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga sang Đức.

Vụ “ly hôn” khí đốt khiến cả Nga và EU đau đớn

Khánh Minh |

Trong nửa thế kỷ, cả Nga và EU đều có lợi từ sự hợp tác chặt chẽ về khí đốt, nhưng kỷ nguyên đó đang dần kết thúc.

Trung Quốc đáp trả đề xuất trừng phạt của Mỹ vì mua dầu Nga

Song Minh |

Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đưa ra dự luật trừng phạt Trung Quốc vì mua dầu của Nga.