Điều tra quốc tế vụ phá hoại đường ống Nord Stream

Thanh Hà |

Công ty sở hữu và vận hành đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 chưa thể kiểm tra đường ống vỡ do chưa được chính quyền Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy cho phép.

Cuộc điều tra kéo dài

Nord Stream AG, công ty sở hữu và vận hành đường ống Nord Stream cho biết, chưa thể kiểm tra riêng bởi giới chức Thụy Điển lệnh cấm vận chuyển, thả neo, lặn, sử dụng các phương tiện dưới nước... để tiến hành cuộc điều tra cấp nhà nước quanh các địa điểm đường ống vỡ ở Biển Baltic. “Theo thông tin từ giới chức Đan Mạch, thời gian xử lý yêu cầu khảo sát của Nord Stream AG có thể mất hơn 20 ngày làm việc" - công ty do tập đoàn Gazprom của Nga sở hữu 51% cổ phần thông tin thêm. Nord Stream AG cũng đã thuê “một tàu khảo sát được trang bị phù hợp” ở Na Uy, nhưng con tàu này bị Bộ Ngoại giao Na Uy từ chối “bật đèn xanh” cho khởi hành đến Biển Baltic.

Đầu tuần này, Thụy Điển áp đặt lệnh cấm với tất cả các phương tiện giao thông đường biển, tàu ngầm và máy bay không người lái trên toàn bộ khu vực xung quanh vụ rò rỉ đường ống Nord Stream bởi cảnh sát đang thực hiện "cuộc điều tra hiện trường vụ án". Cảnh sát an ninh Thụy Điển Sapo tiếp nhận cuộc điều tra từ cảnh sát Thụy Điển vào ngày 28.9 bởi nghi tội phạm "ít ​​nhất có thể nhắm một phần vào lợi ích của Thụy Điển". “Không thể loại trừ việc một thế lực nước ngoài đứng đằng sau việc này" - thông cáo của Sapo nhấn mạnh. Cơ quan này đang làm việc “chuyên sâu” với cảnh sát biển và lực lượng vũ trang Thụy Điển để điều tra xem ai có thể chịu trách nhiệm cho vụ phá hoại đường ống.

Cảnh sát liên bang BKA của Đức cho hay, vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream là "hành động phá hoại có chủ đích". BKA chưa có bất kỳ phát hiện nào về kẻ đứng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt nối liền Nga và Đức, nhưng "dựa trên nền tảng là sự phức tạp trong thực hiện hành vi cũng như sự chuẩn bị tương ứng, dường như có hành động của các chủ thể nhà nước".

Về phần mình, Nga ngày 5.10 tuyên bố phải là bên tham gia cuộc điều tra sự cố Nord Stream. "Cho đến nay, từ các cuộc họp báo diễn ra ở Đan Mạch và Thụy Điển, chúng tôi đã nghe thấy những tuyên bố đáng lo ngại rằng bất kỳ hợp tác nào với phía Nga đều bị loại trừ" - phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ ra. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, chắc chắn sự tham gia của phía Nga trong việc kiểm tra khu vực thiệt hại và điều tra những gì đã xảy ra là điều bắt buộc".

Trong khi đó, Mỹ đang xem xét đề nghị sử dụng khả năng đọc âm thanh dưới nước tiên tiến nhất của nước này để giúp phân tích các bản ghi âm trong khoảng thời gian xảy ra vụ phá hoại Nord Stream. Theo đó, Hải quân Mỹ có khả năng tham gia xử lý những âm thanh dưới nước do Thụy Điển và Đan Mạch cung cấp, qua đó cung cấp bức tranh chi tiết hơn về những gì diễn ra vào thời điểm nổ đường ống cũng như hiểu về nguyên nhân dẫn tới các vụ nổ.

Bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới nước

Tờ The Conversation nhận định, bất cứ điều gì gây ra thiệt hại cho các đường ống dẫn khí Nord Stream ở Biển Baltic cũng dường như là cuộc tấn công lớn đầu tiên vào cơ sở hạ tầng dưới nước quan trọng ở Châu Âu. Cuộc tấn công xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch và Thụy Điển đồng thời cho thấy những rủi ro mà các cơ sở hạ tầng dưới nước của Châu Âu đang đối mặt. Điều này đặt ra câu hỏi về tính dễ bị tổn thương của các đường ống, cáp điện, Internet cũng như các cơ sở hạ tầng hàng hải khác và Châu Âu sẽ phải xem xét lại các chính sách bảo vệ chúng.

Hiện chưa rõ các vụ tấn công Nord Stream được thực hiện như thế nào. Việc điều tra có thể cần nhiều tháng để hoàn tất nhưng có 2 kịch bản có thể xảy ra. Một là các cuộc tấn công có thể được thực hiện như một hoạt động dưới nước thông qua sử dụng công nghệ tàu ngầm tiên tiến.

Kịch bản thứ hai là hoạt động được thực hiện từ một tàu mặt nước thuộc sở hữu tư nhân, như tàu đánh cá được dùng làm cơ sở cho thợ lặn hoặc tàu lặn đặt chất nổ. Kịch bản này cho thấy chiến thuật “vùng xám”: Cuộc tấn công của một nhóm hoạt động gián tiếp thay mặt cho lợi ích nhà nước. Sự tham gia của bất kỳ chính phủ nào sau cuộc tấn công đó sẽ rất khó xác minh. Kịch bản cũng cho thấy cuộc tấn công Nord Stream có khả năng là hoạt động vùng xám đầu tiên từng được ghi nhận ở dưới nước tại Châu Âu.

Tác giả bài viết lưu ý, giám sát các hoạt động dưới nước là việc khó khăn và tốn kém. Đáy biển là không gian rộng lớn với các dây cáp và đường ống bao phủ hàng nghìn kilômét. Cơ quan Quốc phòng Châu Âu điều hành một số dự án nhằm cải thiện khả năng giám sát dưới nước.

Tuy nhiên, không chỉ cần tiến bộ công nghệ, lực lượng hải quân và tuần duyên cần hợp tác tốt hơn với ngành công nghiệp tư nhân đang vận hành và duy trì cơ sở hạ tầng dưới nước. Ngành này nắm giữ dữ liệu quan trọng và cần thiết để đảm bảo phản ứng nhanh chóng cho bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai. EU có vai trò chính trong thúc đẩy sự hợp tác này đồng thời khối phải đảm bảo ngành công nghiệp có đủ khả năng sửa chữa cáp và đường ống.

Tất cả những điều trên đòi hỏi EU phải có một chính sách dưới nước rõ ràng và yêu cầu các cơ quan của khối đóng góp vào việc bảo vệ cơ sở hạ tầng hàng hải quan trọng. Việc soạn thảo Chiến lược An ninh Hàng hải mới là cơ hội để giải quyết vấn đề dưới biển và phác thảo cách bảo vệ tốt hơn các cơ sở hạ tầng dưới nước.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đức có manh mối mới vụ phá hoại Nord Stream

Thanh Hà |

Trong vụ nổ Nord Stream, nhiều khả năng có vai trò của một chủ thể nhà nước, cảnh sát Đức nhận định.

Nga nêu điều kiện về việc điều tra vụ phá hoại Nord Stream

Khánh Minh |

Nga kiên quyết yêu cầu được tham gia trong bất kỳ cuộc điều tra nào về nghi án phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream.

Nhà điều hành Nord Stream chưa được tiếp cận đường ống vỡ

Thanh Hà |

Các nhà điều hành Nord Stream 1 và 2 không thể kiểm tra các vị trí vỡ trong vụ rò rỉ đường ống vì chưa có giấy phép của giới chức Đan Mạch, Thụy Điển.

Thế giới 24h: Thông tin về phần đường ống Nord Stream 2

Huy Hùng |

Gazprom hé lộ hy vọng cho Nord Stream 2; Quốc gia EU giành được thỏa thuận khí đốt cứu cánh từ Nga; Ông Trump kiện CNN, đòi bồi thường 475 triệu USD... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Đức có manh mối mới vụ phá hoại Nord Stream

Thanh Hà |

Trong vụ nổ Nord Stream, nhiều khả năng có vai trò của một chủ thể nhà nước, cảnh sát Đức nhận định.

Nga nêu điều kiện về việc điều tra vụ phá hoại Nord Stream

Khánh Minh |

Nga kiên quyết yêu cầu được tham gia trong bất kỳ cuộc điều tra nào về nghi án phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream.

Nhà điều hành Nord Stream chưa được tiếp cận đường ống vỡ

Thanh Hà |

Các nhà điều hành Nord Stream 1 và 2 không thể kiểm tra các vị trí vỡ trong vụ rò rỉ đường ống vì chưa có giấy phép của giới chức Đan Mạch, Thụy Điển.

Thế giới 24h: Thông tin về phần đường ống Nord Stream 2

Huy Hùng |

Gazprom hé lộ hy vọng cho Nord Stream 2; Quốc gia EU giành được thỏa thuận khí đốt cứu cánh từ Nga; Ông Trump kiện CNN, đòi bồi thường 475 triệu USD... là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong 24h qua.