Dân số Trung Quốc giảm gây nhiều tác động toàn cầu

Thanh Hà |

Trung Quốc đã nỗ lực nhiều năm để giảm tốc độ tăng dân số nhanh chóng. Hiện tại, dân số của nước này đang giảm. Các nhà kinh tế và những chuyên gia khác lo ngại có hệ lụy nghiêm trọng với Trung Quốc cũng như các nước trên thế giới.

Dù chính sách một con của Trung Quốc bị hủy bỏ và có nhiều biện pháp khuyến khích các gia đình sinh thêm con, dân số Trung Quốc đang giảm dần.

Đây là sự thay đổi quan trọng khiến Ấn Độ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới và có tác động lan rộng cả ở Trung Quốc và trên toàn cầu, theo New York Times.

Sự thay đổi đặt Trung Quốc vào con đường già hóa và thu hẹp dân số giống nhiều nước láng giềng châu Á.

Tuy nhiên, trong lộ trình này, tác động sẽ to lớn không chỉ với nền kinh tế khu vực mà còn cả thế giới.

Lực lượng lao động của Trung Quốc giảm có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu

Trong nhiều năm, lượng dân số khổng lồ trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đã cung cấp năng lượng cho động cơ kinh tế toàn cầu, cung cấp cho các nhà máy lao động rẻ để sản xuất hàng hóa xuất khẩu khắp thế giới.

Về lâu dài, tình trạng thiếu nhân công nhà máy ở Trung Quốc - do lực lượng lao động có trình độ học vấn cao hơn và dân số trẻ ngày càng giảm - có thể làm tăng chi phí cho người tiêu dùng bên ngoài Trung Quốc, làm trầm trọng thêm lạm phát ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào hàng Trung Quốc nhập khẩu.

Công viên Sanlihe ở quận Đông Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Công viên Sanlihe ở quận Đông Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Với chi phí lao động ngày càng tăng ở Trung Quốc, nhiều công ty đã bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia có mức lương thấp hơn như Việt Nam và Mexico.

Dân số giảm cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Trung Quốc giảm chi tiêu, đe dọa các thương hiệu toàn cầu phụ thuộc vào việc bán sản phẩm sang Trung Quốc, từ điện thoại thông minh Apple đến giày thể thao Nike.

Tin xấu cho thị trường nhà ở Trung Quốc

Trong ngắn hạn, tỉ lệ sinh giảm mạnh đặt ra mối đe dọa lớn với lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, lĩnh vực chiếm khoảng 1/4 sản lượng kinh tế của đất nước. Gia tăng dân số là động lực chính của nhu cầu nhà ở và quyền sở hữu nhà là tài sản quan trọng nhất với nhiều người Trung Quốc.

Trong thời kỳ phong tỏa do đại dịch lan rộng làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng và tăng trưởng xuất khẩu, nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào lĩnh vực nhà ở.

Gần đây, Bắc Kinh đã can thiệp để hỗ trợ các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn trong nỗ lực ngăn chặn hậu quả của cuộc khủng hoảng nhà ở.

Lực lượng lao động không đủ để hỗ trợ dân số già

Về lâu dài, với ít người trong độ tuổi lao động hơn, chính phủ Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lượng dân số khổng lồ đang già đi và sống lâu hơn.

Báo cáo năm 2019 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc dự đoán, quỹ hưu trí chính của nước này sẽ cạn tiền vào năm 2035, một phần do lực lượng lao động thu hẹp.

Các nhà kinh tế đã so sánh cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của Trung Quốc với cuộc khủng hoảng cản trở sự bùng nổ kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1990.

Nhưng Trung Quốc không có đủ nguồn lực quốc gia như Nhật Bản để cung cấp mạng lưới an toàn cho dân số già của nước này.

Các hộ gia đình  Trung Quốc sống với thu nhập trung bình thấp hơn nhiều so với ở Mỹ và nhiều nơi khác. Nhiều cư dân Trung Quốc lớn tuổi dựa vào các khoản lương hưu như nguồn thu nhập chính khi nghỉ hưu.

Trung Quốc cũng ở trong nhóm các quốc gia có độ tuổi nghỉ hưu thấp nhất thế giới, với hầu hết lao động nghỉ hưu ở tuổi 60.

Hiện trạng này tạo sức ép rất lớn không chỉ với các quỹ hưu trí nhà nước mà còn với hệ thống bệnh viện của đất nước.

Cuộc khủng hoảng hình thành trong nhiều thập kỷ

Trung Quốc triển khai chính sách một con vào cuối những năm 1970. Chính phủ áp dụng những hình phạt nặng nề với hầu hết các cặp vợ chồng có nhiều hơn 1 con.

Nhiều gia đình "trọng nam khinh nữ" dẫn tới tình trạng phá thai hoặc bỏ rơi con gái khi mới sinh, dẫn đến tình trạng dư thừa đàn ông độc thân trong dân số Trung Quốc.

Trung Quốc nới lỏng giới hạn quy mô gia đình từ năm 2013, nhưng nhiều chuyên gia nhân khẩu học nhận định, sự thay đổi này là quá muộn để thay đổi quỹ đạo dân số của đất nước.

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy tỉ lệ sinh để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân khẩu học không đạt được kết quả như mong đợi. Phụ nữ Trung Quốc có học thức ngày càng trì hoãn việc kết hôn và chọn không sinh con, do chi phí nhà ở và giáo dục quá cao.

Trung Quốc cũng không muốn nới lỏng các quy định nhập cư để tăng dân số, và từ trước tới nay cấp tương đối ít thẻ xanh để bổ sung nhân lực cho lực lượng lao động đang giảm.

Để giải quyết tình trạng thiếu lao động, Trung Quốc đã tăng cường thuê ngoài ở các nước châu Á khác trong những sản phẩm có tay nghề thấp, tăng cường tự động hóa cho các nhà máy trong nước, hi vọng dựa nhiều hơn vào lĩnh vực công nghệ và trí tuệ nhân tạo để tăng trưởng trong tương lai.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Gã khổng lồ khí đốt Nga Gazprom mở cơ sở mới ở Trung Đông

Thanh Hà |

Gazprom - gã khổng lồ khí đốt Nga - đang thành lập một đơn vị ở Trung Đông.

Trung Quốc bắt đầu triển khai Internet siêu máy tính

Song Minh |

Trung Quốc bắt đầu triển khai xây dựng Internet siêu máy tính vào ngày 17.4, nhằm thúc đẩy hoạt động tích hợp của siêu máy tính và hình thành bố cục tổng thể công nghệ tiên tiến vào năm 2025.

Thời tiết nóng chưa từng thấy khắp châu Á, đỉnh điểm ở Trung Quốc, Thái Lan

Thanh Hà |

Nhiều kỉ lục nắng nóng tháng 4 được lập ở Trung Quốc, Thái Lan cho thấy thời tiết nóng nhất mọi thời đại được ghi nhận ở châu Á.

Cao điểm lễ Giỗ Tổ và 30.4, lượt khách đến Tân Sơn Nhất tăng vọt 33%

KHÁNH LINH |

TP Hồ Chí Minh - Theo thông tin mới nhất từ Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong những ngày cao điểm dịp lễ Giỗ Tổ và 30.4-1.5, lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất lên tới 755.910 lượt khách quốc tế và nội địa, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2022.

Thủ đoạn lừa đảo 2.700 tỉ đồng của "tiến sĩ dạy học làm giàu"

Việt Dũng |

Hà Nội - Phạm Thanh Hải - chủ tịch Công ty IDT lập website "hoclamgiau" tổ chức các hội thảo dạy làm giàu để huy động vốn lên tới 2.725 tỉ đồng, hứa trả lãi suất 40-50%.

Số ca mắc COVID-19 cao nhất từ đầu năm 2023, ai cần tiêm vaccine bổ sung?

AN AN - MINH HÀ |

Trong ngày 22.4 ghi nhận 2461 ca mắc COVID-19 mới - số ca cao nhất trong hơn 6 tháng qua. Trước tình hình trên, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo một số nhóm đối tượng cần tiêm vaccine bổ sung để đảm bảo chất lượng miễn dịch.

Không có chuyện Giám đốc Quỹ tín dụng ở Lâm Đồng vỡ nợ, bỏ trốn

Phan Tuấn |

Rất đông khách hàng, thành viên đang đến rút tiền tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Phường II, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng khẳng định đơn vị này không liên quan đến các trường hợp vỡ nợ như tin đồn.

Tam Kỳ hướng đến xây dựng thương hiệu thành phố sưa vàng

Hoàng Bin |

Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa” 2023 nhằm xây dựng thương hiệu "thành phố sưa vàng", gắn với hình thành sản phẩm du lịch làng sinh thái Hương Trà, Quảng Nam.

Gã khổng lồ khí đốt Nga Gazprom mở cơ sở mới ở Trung Đông

Thanh Hà |

Gazprom - gã khổng lồ khí đốt Nga - đang thành lập một đơn vị ở Trung Đông.

Trung Quốc bắt đầu triển khai Internet siêu máy tính

Song Minh |

Trung Quốc bắt đầu triển khai xây dựng Internet siêu máy tính vào ngày 17.4, nhằm thúc đẩy hoạt động tích hợp của siêu máy tính và hình thành bố cục tổng thể công nghệ tiên tiến vào năm 2025.

Thời tiết nóng chưa từng thấy khắp châu Á, đỉnh điểm ở Trung Quốc, Thái Lan

Thanh Hà |

Nhiều kỉ lục nắng nóng tháng 4 được lập ở Trung Quốc, Thái Lan cho thấy thời tiết nóng nhất mọi thời đại được ghi nhận ở châu Á.