Châu Âu chật vật hóa giải nghịch lý nhập khẩu khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Châu Âu không có cách nào ngăn chặn nhập khẩu khí đốt Nga khi một số nước vẫn mua với tốc độ kỷ lục.

Trang High North News đưa tin, các nước châu Âu tiếp tục mua hơn một nửa sản lượng khí đốt Nga. Trong suốt năm 2023, Tây Ban Nha nổi lên là nhà nhập khẩu lớn, vượt qua những người mua kỷ lục trước đó là Pháp và Bỉ. Na Uy cũng tiếp tục mở rộng danh mục LNG của mình, bao gồm cả các điểm đến ngoài EU.

Bất chấp việc các quan chức châu Âu ủng hộ các biện pháp hạn chế dòng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vào EU, thực tế thực tế đang có xu hướng ngược lại.

Một báo cáo mới của Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng sử dụng dữ liệu của cơ quan thống kê EU Eurostat cho thấy nhập khẩu LNG từ Nga tiếp tục tăng.

Từ năm 2021 đến năm 2023, xuất khẩu LNG của Nga sang châu Âu tăng 11%. Năm ngoái các nước châu Âu nhập khẩu 19,5 tỉ mét khối (bcm) LNG từ Nga; cộng với 5,2 tỉ mét khối được vận chuyển qua các kho cảng của châu Âu và xuất khẩu sang các quốc gia ngoài châu Âu.

Tổng cộng các quốc gia EU đã mua LNG của Nga trị giá hơn 30 tỉ USD kể từ khi xung đột Nga - Ukraina bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Trong khoảng thời gian đó, Nga là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho EU, chỉ sau Mỹ, trên Qatar và Algeria.

Phần lớn LNG của Nga (hơn 22 tỉ mét khối) trong năm 2023 có nguồn gốc từ dự án Yamal LNG của Novatek ở Bắc Cực.

Bất chấp việc giới chức châu Âu ủng hộ các biện pháp hạn chế LNG của Nga vào EU, thực tế thực tế đang có xu hướng ngược lại. Ảnh: Nghị viện châu Âu
Bất chấp việc giới chức châu Âu ủng hộ các biện pháp hạn chế LNG của Nga vào EU, thực tế thực tế đang có xu hướng ngược lại. Ảnh: Nghị viện châu Âu

Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Ukraina, nguồn cung của Nga cho Bỉ đã tăng gấp ba lần và nguồn cung cấp cho Tây Ban Nha tăng gấp đôi. Nga tiếp tục cung cấp cho Pháp và Hà Lan, mặc dù với tốc độ giảm đôi chút.

Vương quốc Anh là một ngoại lệ đáng chú ý trong số các nhà nhập khẩu lớn đã cấm nhập khẩu LNG của Nga kể từ tháng 1.2023.

Nhà ga Zeebrugge của Bỉ là trung tâm nhập khẩu lớn với khoảng 1/3 tổng nguồn cung của Nga đi qua đây. Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp chiếm 80% lượng nhập khẩu.

Các quan chức châu Âu đang chật vật tìm ra câu trả lời chính sách dứt khoát nhằm hạn chế dòng chảy khí đốt Nga, với hy vọng giảm nguồn lực của Mátxcơva cho cuộc chiến ở Ukraina.

Một trong những thách thức là các hợp đồng xuất nhập khẩu hiện có, bởi một số LNG chỉ đi qua một số nước EU trước khi được gửi đi tiếp.

Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne Van der Straeten tuyên bố vào tháng trước rằng, các hợp đồng trung chuyển dài hạn gây khó khăn cho việc loại bỏ LNG của Nga.

Reuters dẫn lời Bộ trưởng Van der Straeten nói: “Ở Bỉ, chúng tôi thực sự đang phải đối mặt với những hợp đồng cụ thể đã được ký kết trước xung đột và hiện vẫn phải giải quyết vấn đề này. Đây là điều mà chúng tôi không thể đơn phương thực hiện”.

Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy thách thức đặc biệt này chỉ có ở Bỉ - quốc gia trung chuyển khoảng 50% lượng LNG của Nga mà nước này nhận được. Pháp là quốc gia duy nhất gửi một phần LNG sang các nước thứ ba.

Trong khi đó, Na Uy cũng tiếp tục mở rộng vai trò là nhà cung cấp LNG toàn cầu, từ hoạt động sản xuất của nước này tại Hammerfest LNG và với tư cách là đại lý bán lẻ LNG của Mỹ.

Năm 2023, Na Uy cung cấp khoảng 5% lượng LNG của châu Âu, tăng từ mức 3,8% của năm 2022, đạt tổng doanh thu 6,5 tỉ euro. Na Uy cũng cung cấp khoảng một nửa nhu cầu khí đốt của Đức qua đường ống dẫn khí trong năm 2023.

Đầu tuần này, tập đoàn dầu khí Na Uy Equinor đã công bố một thỏa thuận kéo dài 15 năm để cung cấp 1,4 tỉ mét khối LNG mỗi năm, tương đương khoảng 15% sản lượng hàng năm của Hammerfest, cho công ty phân bón và hóa dầu Deepak của Ấn Độ. Việc giao hàng dự kiến bắt đầu vào năm 2026.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Châu Âu vẫn chưa hết khủng hoảng khí đốt

Ngọc Vân |

Giá khí đốt ở châu Âu giảm mạnh nhưng khủng hoảng khí đốt được cho là vẫn chưa kết thúc.

Láng giềng của Nga hợp tác với Mỹ vận chuyển khí đốt đến châu Âu

Khánh Minh |

Azerbaijan - nước láng giềng của Nga - và Mỹ nhất trí hợp tác mở rộng Hành lang khí đốt phía Nam, tuyến vận chuyển khí đốt của Azerbaijan tới châu Âu.

Lý do bộ tứ EU buộc phải tăng nhập khẩu khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Bốn nước EU cho biết có thể buộc phải tăng nhập khẩu khí đốt Nga vì hành động của Đức.

Sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân

Minh Ánh |

Trong quá trình thực hiện, Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đã bộc lộ nhiều bất cập và buộc phải điều chỉnh. Vậy, đến bao giờ quy định Luật này mới được sửa đổi đáp ứng nguyện vọng của người dân?

Kỳ vọng Năm Du lịch quốc gia thúc đẩy du lịch Điện Biên

Trà My |

Điện Biên lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2024. Đây được kỳ vọng là sự kiện tạo động lực phát triển cho ngành du lịch của Điện Biên.

Sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, nhiều tuyến đường ở Cà Mau bị chia cắt

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Nhiều tuyến kênh, rạch bị cạn khô, thiếu nước phục vụ sản xuất, hàng trăm điểm sụt lún, sạt lở làm hư hỏng hạ tầng vùng nông thôn của một huyện tại tỉnh Cà Mau.

Cảnh báo lừa đảo khi tham gia làm cộng tác viên online

An Châu |

Các đối tượng thông qua các ứng dụng Zalo, Telegram hoặc gọi điện mời chào tham gia làm cộng tác viên online bán hàng trên các trang thương mại điện tử giả mạo nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng.

Chi 250 tỉ đồng để Cảng cá Thọ Quang thành cảng cá du lịch

Thùy Trang |

Song song với dự án nạo vét Âu thuyền, từ năm 2024 Cảng cá Thọ Quang sẽ được TP Đà Nẵng cải tạo, nâng cấp với nguồn kinh phí 250 tỉ đồng. Lãnh đạo thành phố kỳ vọng 2 dự án sẽ giúp xử lý ô nhiễm và xây dựng Cảng cá Thọ Quang thành cảng cá du lịch.

Châu Âu vẫn chưa hết khủng hoảng khí đốt

Ngọc Vân |

Giá khí đốt ở châu Âu giảm mạnh nhưng khủng hoảng khí đốt được cho là vẫn chưa kết thúc.

Láng giềng của Nga hợp tác với Mỹ vận chuyển khí đốt đến châu Âu

Khánh Minh |

Azerbaijan - nước láng giềng của Nga - và Mỹ nhất trí hợp tác mở rộng Hành lang khí đốt phía Nam, tuyến vận chuyển khí đốt của Azerbaijan tới châu Âu.

Lý do bộ tứ EU buộc phải tăng nhập khẩu khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Bốn nước EU cho biết có thể buộc phải tăng nhập khẩu khí đốt Nga vì hành động của Đức.