Bức tranh chính trị bất an với Thủ tướng Anh

Vân Anh |

Ngày 12.6, Thủ tướng Anh Theresa May đặt cược vào việc kêu gọi ủng hộ của các nghị sĩ Đảng Bảo thủ, sau khi đảng này mất thế đa số tuyệt đối tại Quốc hội sau cuộc bầu cử vừa qua.

Đồng hồ đang điểm

Kết quả bầu cử hôm 8.6 có nguy cơ đẩy nước Anh vào một giai đoạn bất ổn mới, và được xem là một thất bại với bà Theresa May. Tờ Bloomberg cho rằng Thủ tướng Anh nay phải tranh đấu “để tồn tại” sau khi bà thua một “canh bạc” mà bà và Đảng Bảo thủ đặt vào hậu Brexit. Mất thế đa số trong cuộc bầu cử sớm, bà May mất quyền kiểm soát Đảng Bảo thủ, Quốc hội, tuyên ngôn chính sách của bà và cả Brexit.

Trong khi đó, chỉ một tuần nữa, vào ngày 19.6, Nữ hoàng Anh Elizabeth II sẽ từ Cung điện Buckingham đến Quốc hội để công bố nghị sự lập pháp của chính phủ mới.

Cùng ngày này, Anh và giới chức EU dự kiến bắt đầu đàm phán việc Anh ra khỏi EU. Bà Theresa May có thể sử dụng hai sự kiện này để định hình tương lai đất nước. Nhưng cũng có thể đến thời điểm đó, thậm chí còn chưa rõ bà May có còn là Thủ tướng Anh nữa hay không.

Vậy ai đang thực sự nắm quyền? Cuối tuần qua, bà May tận dụng quyền lực còn lại duy nhất là cải tổ nội các để cố gắng củng cố vị thế và thu hút đồng minh. Nhưng ngay cả trong động thái này, sự thiếu thẩm quyền đã ngăn cản bà May có những bước đi lớn để bổ nhiệm hoặc sa thải. Các bộ trưởng cao cấp nhất vẫn ở lại, trong khi bà May bị buộc phải bổ nhiệm vào nội các một trong số những đối thủ chính trị lâu năm của mình là ông Michael Gove vào vị trí Bộ trưởng Môi trường, khiến Đảng Bảo thủ tức giận.

Các nghị sĩ và bộ trưởng cũng cảm thấy bị đối xử bất công bởi hai cố vấn hàng đầu của bà May là Chánh Văn phòng Nội các Nick Timothy và đồng Chánh Văn phòng Nội các Fiona Hill đệ đơn từ chức, khi Thủ tướng cố gắng nhượng bộ. Nếu bà May không đưa ra một kết quả thuyết phục đối với Ủy ban 1922 (phụ trách việc lựa chọn lãnh đạo của Đảng Bảo thủ) trong ngày 12.6, bà sẽ đối mặt với thách thức về quyền lãnh đạo trong vài ngày tới.

Cơ hội duy nhất hiện nay của bà May là thành lập một chính phủ thiểu số và tìm cách liên minh với Đảng Dân chủ thống nhất (DUP), một đảng tại Bắc Ireland, để có đủ số ghế quá bán tại Quốc hội, trong khi đảng này đang đòi hỏi một gói giải pháp tài chính để đổi lấy sự ủng hộ. Tại một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong lịch sử, con thuyền nước Anh đang tròng trành không có bánh lái và có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng hiến pháp.

Nhưng giá nào cho chính phủ liên minh? Các cuộc đàm phán giữa chính phủ và DUP dự kiến bắt đầu từ hôm nay (13.6). Đảng Dân chủ thống nhất đang ở vị trí “thượng phong” vì biết rằng họ là lựa chọn duy nhất của bà May để thành lập chính phủ. Trong khi đó, nhiều nghị sĩ Đảng Bảo thủ đang lo ngại rằng, DUP sẽ đưa ra những đòi hỏi về quyền phá thai và quyền của người đồng tính, mặc dù CNN dẫn các nguồn tin của Văn phòng số 10 phố Downing cho biết, hai vấn đề này không nằm trên bàn thảo luận.

Xem lại Brexit

Cuối cùng và có lẽ là điều quan trọng nhất với Thủ tướng Theresa May là bà đã mất quyền kiểm soát Brexit, trong khi đây là một trong những lý do lớn nhất khiến bà kêu gọi bầu cử sớm tận 3 năm. Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa các cuộc thảo luận ở Brussels sẽ diễn ra, nhưng rõ ràng rằng kế hoạch “Brexit cứng”, trong đó Anh cắt mọi quan hệ với EU, kể cả tư cách thành viên thị trường tự do, hiện đang bị nghi ngờ. Các bộ trưởng kêu gọi bà May đưa ra một tầm nhìn “thực dụng” hơn cho Brexit, chứ không phải là “tư tưởng”, một tầm nhìn mà ít ra là bớt kiên quyết chống lại EU, hay nói cách khác là một “Brexit mềm”.

Ông Ruth Davidson - lãnh đạo Đảng Bảo thủ ở Scotland - nói rằng bà Theresa May cần “xem lại” Brexit. Theo ông Davidson, Đảng Bảo thủ nên ưu tiên các mối quan hệ thương mại tốt với EU. “Theo quan điểm của tôi, chúng tôi muốn tìm kiếm một Brexit mở chứ không phải là một giải pháp đóng cửa, nó đặt tăng trưởng kinh tế đất nước của chúng tôi lên hàng đầu” - ông Davidson nói.

Nhưng các nghị sĩ Bảo thủ ủng hộ Brexit sẽ không từ bỏ một “Brexit cứng” mà không có một cuộc chiến: Họ tức giận vì bất cứ động thái nào làm hạ thấp những gì mà họ cho là ý chí của người Anh.

Vân Anh
TIN LIÊN QUAN

Brexit, khủng bố chi phối bầu cử Anh

VÂN ANH |

Ngày 8.6, hơn 46 triệu cử tri Anh đi bầu cử, trong cuộc bỏ phiếu lớn thứ 4 ở Anh trong vòng 3 năm qua, sau cuộc trưng cầu dân ý độc lập Scotland, tổng tuyển cử năm 2015 và bỏ phiếu Brexit 2016.

Bầu cử Anh: Khả năng có Quốc hội treo

K.M |

Kết quả thăm dò ngoài phòng phiếu cho thấy Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Theresa May sẽ là đảng lớn nhất, tuy nhiên, đảng này có thể không giành đủ đa số cần thiết trong Quốc hội.

Anh: Bầu cử thời khủng bố

Ngạc Ngư |

Khủng bố lại xảy ra ở nước Anh, chỉ vài ngày trước cuộc tổng tuyển cử có ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với tương lai của đảo quốc này. Chỉ 10 ngày sau cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn ấy, chính phủ mới ở Anh và EU sẽ chính thức bắt đầu cuộc đàm phán về việc đảo quốc này ra khỏi EU (Brexit).

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

Brexit, khủng bố chi phối bầu cử Anh

VÂN ANH |

Ngày 8.6, hơn 46 triệu cử tri Anh đi bầu cử, trong cuộc bỏ phiếu lớn thứ 4 ở Anh trong vòng 3 năm qua, sau cuộc trưng cầu dân ý độc lập Scotland, tổng tuyển cử năm 2015 và bỏ phiếu Brexit 2016.

Bầu cử Anh: Khả năng có Quốc hội treo

K.M |

Kết quả thăm dò ngoài phòng phiếu cho thấy Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Theresa May sẽ là đảng lớn nhất, tuy nhiên, đảng này có thể không giành đủ đa số cần thiết trong Quốc hội.

Anh: Bầu cử thời khủng bố

Ngạc Ngư |

Khủng bố lại xảy ra ở nước Anh, chỉ vài ngày trước cuộc tổng tuyển cử có ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với tương lai của đảo quốc này. Chỉ 10 ngày sau cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn ấy, chính phủ mới ở Anh và EU sẽ chính thức bắt đầu cuộc đàm phán về việc đảo quốc này ra khỏi EU (Brexit).