“Bóng hồng” nơi điểm nóng

Đặng Chung |

Để có những bản tin từ nơi chiến sự, diễn tả sự chân thật của cuộc chiến, lên án tội ác của chiến tranh, các phóng viên chiến trường đã phải trả bằng máu và mạng sống của mình. Nhưng điều đó không ngăn được bước chân nhiều nữ phóng viên.

Dũng cảm

Francesca Borri ngồi thu lu một góc, lặng im nghe tiếng súng, mang vẻ mặt chỉ có thể thấy khi thần chết sắp ập đến. “Đây không phải chỗ cho phụ nữ” - một đồng nghiệp nam nhìn Borri từ đầu tới chân và quát.

“Đây không phải là chỗ cho bất cứ ai. Tôi biết sợ hãi vì đầu óc tôi vẫn bình thường” - Borri mặt nghiêm nghị, tức giận đáp lại. Francesca Borri là nữ nhà báo tự do người Italia, đến Syria từ năm 23 tuổi và đã có hơn 10 năm gắn bó với mảnh đất luôn được ví là “tử địa kinh hoàng” này.

Trong quãng thời gian đó, cô chứng kiến đủ cảnh “hỷ, nộ, ái, ố”. Hiểu được rằng ở nơi chỉ có tiếng súng này, tất cả có thể biến mất trong tích tắc. Các trận giao tranh giữa phe nổi dậy và quân đội trung thành với Assad diễn ra bất kể ngày đêm. Tại sao Borri lại có mặt ở đây, trong khi với 3 tấm bằng, xinh đẹp, cô hoàn toàn có thể tìm một công việc tốt ở Italia, ung dung đi spa, sơn móng tay đỏ chót, xúng xính váy áo đến văn phòng, thay vì phi chịu cảnh “đói, sợ hãi và luôn phải sẵn sàng đối diện với cái chết”?

“Có gì đó bóp nghẹt lương tâm tôi. Thế giới lúc nào cũng nói về Syria như “một bãi hỗn loạn”, tôi bị thôi thúc phải đi tìm sự thật. Lần đầu tiên tác nghiệp ở chiến trường, tôi gần như không thể chấp nhận thực tế đó. Giữa thời đại của chiến tranh công nghệ và máy bay không người lái, người ta lại đang tranh giành từng mét đất và từng con phố. Có thể nghe thấy tiếng la hét của nhau khi xả súng vào đối phương”- Francesca Borri viết trên tờ Columbia Journalism Review hồi tháng 7.2013.

Ấy vậy, Francesca Borri vẫn ở đây, vẫn là một phóng viên chiến trường, cả tuổi thanh xuân trôi qua ở đây. “Chúng tôi đánh đổi mạng sống của mình để lên tiếng thay những người không thể cất tiếng nói. Chúng tôi chứng kiến những việc mà hầu hết mọi người không bao giờ thấy. Để cho mọi người thấy, câu chuyện duy nhất nên được kể trong chiến tranh là về cách sống mà không sợ hãi. Cuộc chiến nào cũng thất bại khi nỗi đau thuộc về nhân dân”.

Phóng viên ảnh người Italia Andreja Restek - sáng lập và Giám đốc trang APR - đang tác nghiệp ở Aleppo, Syria.

Trên thế giới còn có hàng trăm nữ phóng viên khác như Francesca Borri, không ngại dấn thân nơi điểm nóng. Họ có thể là phóng viên chiến trường ở Trung Đông, hay những nữ nhà báo viết điều tra, theo chân vạch trần các băng nhóm tôi phạm sừng sỏ ở Mexico. Bất kể nơi đâu, họ cũng có thể đặt chân đến, vì lương tâm nghề nghiệp.

Với Lara Setrakian - nữ phóng viên chiến trường người Mỹ - thì không có khoảng cách về giới tính khi phóng viên nữ đưa tin ở chiến trường đầy máu lửa. Lara so sánh nữ phóng viên chiến trường với các bác sĩ, luôn chăm sóc bệnh nhân chừng nào họ còn nhịp thở và cũng lăn xả như các phóng viên nam. Điều khác duy nhất là, “trong suốt thời gian ấy, tôi luôn làm mọi cách để vẫn có thể còn sữa cho con bú sau khi trở về nhà”, khi cô mạo hiểm vào các khu rừng già ở Myanmar để thực hiện phóng sự về những chiến binh bộ tộc chỉ sau vài tuần sinh con.

Và điều khó khăn nhất với nữ phóng viên chiến trường, theo nữ nhà báo người Mỹ này - là duy trì giữa gia đình và sự nghiệp, nếu không tìm được người bạn đời thực sự chia sẻ với công việc của mình.

“Tác nghiệp đến hơi thở cuối cùng!”

Làng báo thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng trước khoảnh khắc nữ phóng viên trẻ Yara Abbas từ từ ngã xuống, người đầy máu với những vết đạn bị bắn tỉa. Dù lần tác nghiệp này cũng như bao lần trước, cô được trang bị mũ và áo chống đạn. Nhưng ở nơi chỉ có mùi thuốc súng ấy, không thể nói trước điều gì.

Có điều, trong khoảnh khắc đó, trên tay Yara vẫn cầm chắc chiếc micro và cuốn sổ với những dòng ghi chép vội về tin chiến sự ở Syria. Bản tin hôm đó dang dở…

Ở tuổi 26, Yara Abbas đã không ngại xông pha vào những vùng nguy hiểm để tác nghiệp. Cô vẫn nói với những đồng nghiệp của mình: “Hãy tác nghiệp đến hơi thở cuối cùng các bạn nhé!”. Chính tinh thần gan dạ của cô phóng viên đã làm vững tin những nhà báo khác. Họ kêu gọi nhau: “Hãy sống như Yara Abbas”.

 Phóng viên ảnh Camille (Pháp) đã dành tuổi thanh xuân cho nghề báo và nằm lại ở Châu Phi.

Một nữ phóng viên trẻ khác - Camille, sinh năm 1988, người Pháp - cũng được các đồng nghiệp trong giới đánh giá là cô gái tài năng, là hình mẫu cho tuổi trẻ can đảm, anh dũng. Năm 2014, cô tới Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, một trong những khu vực loạn lạc nhất Châu Phi bấy giờ; để đem lại những hình ảnh chân thực nhất về tình hình bạo lực đang diễn ra bấy giờ ở quốc gia này, đồng thời lên tiếng hộ người dân, kêu gọi sự quan tâm của quốc tế, mưu cầu một sự bình yên đến người dân khu vực Nam Sudan.

Một thời gian sau, người ta tìm thấy xác của cô bên trong một chiếc xe hơi ở ngôi làng gần thị trấn Bouar nằm phía tây Cộng hòa Trung Phi, nơi đang xảy ra xung đột tôn giáo giữa người Hồi giáo và người Thiên Chúa giáo. Người ta không biết liệu có phải Camille bị bắt cóc rồi giết hại, hay cô trúng đạn lạc khi giao tranh xảy ra. Người ta chỉ chắc chắn một điều, rằng một phóng viên trẻ đã ra đi mãi mãi.

Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu có đáng để đánh đổi cả mạng sống, nỗi buồn và mất mát để dấn thân vào những nơi nguy hiểm, những vùng chiến sự? “Tôi từng đối mặt với câu hỏi này khi bị thương. Chẳng có gì nguy hiểm hơn làm phóng viên chiến trường. Và câu trả lời của tôi lúc đó lẫn bây giờ là nó hoàn toàn xứng đáng” - Marie Colvin (nữ phóng viên chiến trường kỳ cựu người Mỹ làm cho báo Sunday Times của Anh) đanh thép.

 Yara Abbas - nữ phóng viên tác nghiệp giữa chiến trường và đã thiệt mạng tháng 5.2013.

Marie Colvin từng bị mất một mắt trong cuộc nội chiến ở Sri Lanka năm 2001. Trong hơn 2 thập niên làm phóng viên chiến trường, bà đã có mặt tại nhiều điểm nóng, từ Chechnya đến Sierra Leone, từ Zimbabwe đến Tunisia, Ai Cập và Libya.

Tháng 2.2012, Colvin cưỡi xe gắn máy xâm nhập thành phố Homs, căn cứ địa của quân nổi dậy. Tối 21.2, một bản tin tường thuật của bà thông qua điện thoại vệ tinh được phát trên hàng loạt cơ quan truyền thông BBC, Channel 4, CNN và ITN News tường thuật về những cuộc tấn công mà bà gọi là “nhẫn tâm” của binh lính Syria khi bắn tỉa và nã pháo vào các ngôi nhà dân thường tại Homs. Đó cũng là bản tin cuối cùng của Colvin.

Ngày 22.2.2012, Colvin và phóng viên nhiếp ảnh Pháp Rémi Ochlik chết trong một vụ pháo kích của quân chính phủ...

Đau đớn, tiếc thương, nhưng các nhà báo chiến trường, trong đó có nhà báo nữ vẫn không chùn bước. Họ vẫn đến các điểm nóng, không ngại dấn thân vào nơi hiểm nguy, vì trót đam mê nghề luôn được coi là nguy hiểm nhưng vô cùng cao quý này.

“Chúng tôi mạo hiểm mạng sống để chứng kiến những việc mà hầu hết mọi người không bao giờ thấy. Để cho mọi người thấy, câu chuyện duy nhất nên được kể trong chiến tranh là về cách sống mà không sợ hãi. Cuộc chiến nào cũng thất bại khi nỗi đau thuộc về nhân dân” - nữ phóng viên Francesca Borri.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Lời khai của lái thuyền chở 12 khách đi chùa bị chìm khiến 1 người tử vong

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Chiều 5.2, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cảng vụ Đồng Nai và Công an TPHCM tiến hành điều tra nguyên nhân vụ chìm thuyền khiến 1 người tử vong. Bước đầu, tại cơ quan công an, lái thuyền khai, khi xảy ra tai nạn đã cùng phụ lái cố gắng đẩy những người trong thuyền ra bên ngoài. Trong đó, có một nạn nhân N.T.H vướng vào nơi chứa áo phao và ôm vào cột sắt trên thuyền nên không cứu được.

Quốc lộ 1A qua Quảng Ngãi, vừa sửa xong lại… hỏng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Mặc dù được sửa chữa cách đây khoảng 1 tháng nhưng tuyến Quốc lộ 1, đoạn qua phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi lại tiếp tục xuống cấp, "ổ voi", "ổ gà" chi chít, trở thành những cái “bẫy” ám ảnh người tham gia giao thông.

Bệnh nhân tâm thần liên tiếp gây án mạng ở Điện Biên: Việc quản lý là rất khó!

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên – Chỉ trong vòng 2 tháng trên địa bàn tỉnh đã liên tiếp xảy ra 3 vụ án mạng kinh hoàng do bệnh nhân tâm thần gây ra.

Bác sĩ phó khoa ở Huế xin nghỉ việc vì lương không đủ nuôi gia đình

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Một bác sĩ đã có nhiều năm công tác, làm chức phó khoa tại một trung tâm y tế huyện nhưng phải xin nghỉ việc vì lương thấp không đủ trang trải cuộc sống.

Nhiều bác sĩ nổi tiếng bị dùng hình ảnh trái phép để quảng cáo

Thùy Linh |

Mới đây, các bác sĩ nổi tiếng đã rất bức xúc khi chia sẻ trên trang cá nhân của mình về việc bị mượn hình ảnh một cách trái phép để quảng cáo cho các dịch vụ, sản phẩm không được kiểm chứng về độ an toàn.

HLV Mai Đức Chung: Huỳnh Như là tấm gương sáng của bóng đá nữ Việt Nam

HOÀNG HUÊ - AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Mai Đức Chung bày tỏ sự vui mừng cho bóng đá nữ Việt Nam, sau màn thể hiện của tiền đạo Huỳnh Như trong màu áo Lank FC.

Gà ngậm bông giá nửa triệu hút khách trong ngày Rằm tháng Giêng

NHÓM PV |

Ngày Rằm tháng Giêng tại chợ Hàng Bè (phố Gia Ngư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngay từ sáng sớm đã tất bật người mua. Mặt hàng được "săn đón" nhất ở đây là gà ngậm hoa hồng.

Những chuyện chưa kể về cha đẻ ChatGPT

Thanh Hà |

Sam Altman – “cha đẻ” của ChatGPT - là người học code từ năm 8 tuổi và là người chuẩn bị cho ngày tận thế với một kho vàng, súng và mặt nạ phòng độc.