Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc - Australia lần đầu trao đổi kể từ 2019

Thanh Hà |

Australia kêu gọi nối lại thương mại thông suốt với Trung Quốc trong cuộc họp đầu tiên kể từ năm 2019 của các Bộ trưởng Thương mại hai nước.

Bộ trưởng Thương mại của Trung Quốc và Australia họp lần đầu tiên kể từ năm 2019 vào ngày 6.2. Tại cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến, Bộ trưởng Thương mại Australia Don Farrell hối thúc "nối lại thương mại thông suốt", đồng thời nhận lời mời thăm Bắc Kinh từ người đồng cấp Vương Văn Đào.

Cuộc họp của Bộ trưởng Thương mại Australia, Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng song phương đang hạ nhiệt và làm dấy lên hy vọng rằng Trung Quốc có thể dỡ bỏ nhiều lệnh cấm nhập khẩu và các hạn chế với các sản phẩm của Australia, bao gồm tôm hùm, lúa mạch và rượu vang.

Cuộc gặp ngày 6.2 cũng diễn ra sau cuộc gặp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Australia Anthony Albanese vào tháng 11.2022 và sau chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Australia tới Trung Quốc kể từ năm 2018 vào tháng 12.2022.

“Cuộc họp của chúng tôi thể hiện một bước quan trọng khác trong việc ổn định quan hệ của Australia với Trung Quốc" - Bộ trưởng Farrell nói.

Bộ trưởng Thương mại Australia cho hay, hai bên đã trao đổi hàng loạt vấn đề thương mại và đầu tư, "bao gồm nhu cầu nối lại thương mại thông suốt với các nhà xuất khẩu Australia để người tiêu dùng Trung Quốc có thể tiếp tục hưởng lợi từ các sản phẩm chất lượng cao của Australia".

Ông Farrell cho biết đã nhận lời mời thăm Bắc Kinh “trong tương lai gần để tiếp tục cuộc đối thoại hiệu quả của chúng tôi".

Tuần trước, tờ SCMP cho hay, các cuộc đàm phán trực tuyến dự kiến mở đường để Thủ tướng Australia Albanese đến thăm Bắc Kinh vào cuối năm nay.

Trung Quốc được cho là đã nới lỏng lệnh cấm không chính thức với nhập khẩu than của Australia sau khi khách hàng ở Trung Quốc đã nhận được than vào tháng 2.

Tuần trước, nhiều nguồn tin tham gia cuộc họp kín với Thủ tướng Australia cho biết, tôm hùm Australia cũng sẽ được phép quay trở lại thị trường Trung Quốc một cách hợp pháp từ tháng 3.

“Bộ trưởng Vương và tôi đã nhất trí tăng cường đối thoại ở tất cả các cấp, bao gồm cả đối thoại giữa các quan chức, trong quá trình hướng tới nối lại thương mại kịp thời và đầy đủ" - ông Farrell chia sẻ thêm.

Người đứng đầu Bộ Thương mại Australia nói rằng, hai bên nhất trí khai thác thêm các cơ hội hợp tác trong nhiều vấn đề rộng lớn hơn, gồm biến đổi khí hậu và hỗ trợ các phái đoàn doanh nghiệp, nhằm tăng cường hơn nữa liên kết giữa hai nước. Với việc biên giới Trung Quốc hiện đã mở, Australia cũng mong muốn chào đón khách du lịch và sinh viên Trung Quốc quay trở lại.

Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn chưa ra thông cáo về cuộc gặp giữa Bộ trưởng Vương và Bộ trưởng Farrell.

Trung Quốc là đối tác thương mại hai chiều lớn nhất của Australia về hàng hóa và dịch vụ, chiếm gần 1/3 thương mại của nước này với thế giới, theo Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia.

Thương mại hai chiều với Trung Quốc đã tăng 6,3% trong năm 2020-21, đạt tổng trị giá 267 tỉ đô la Australia (189 tỉ USD), trong khi thương mại hai chiều toàn cầu của Australia giảm 5% trong cùng kỳ.

Tháng trước, Đại sứ Trung Quốc tại Australia Xiao Qian cho hay, các nhà đàm phán Australia và Trung Quốc đang thảo luận về việc liệu Australia có thể từ bỏ các khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới về thuế mà Trung Quốc áp với rượu và lúa mạch của nước này để chuyển sang giải quyết song phương hay không.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nuôi thỏ làm thú cưng đang trở thành xu hướng ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Dịp Tết Nguyên đán 2023, lập trình viên máy tính người Trung Quốc Wang Anju, 26 tuổi, quyết định nuôi một chú thỏ làm thú cưng.

Giới siêu giàu Trung Quốc đang chuyển những gì sang Singapore?

Thanh Hà |

Singapore đang ghi nhận làn sóng các gia đình cực kỳ giàu có từ Trung Quốc chuyển qua. Giới siêu giàu Trung Quốc mang tới Singapore không chỉ tài sản mà còn văn hóa tiêu dùng của họ.

Cuộc chiến lithium: Trung Quốc đang đặt xẻng ở sân sau của Mỹ

Thanh Hà |

Các siêu cường đang tranh giành quyền kiểm soát chuỗi cung ứng "khoáng sản của tương lai" lithium. 

Cục Dược thông tin về kem bôi da trẻ em sản xuất tại Việt Nam bị Mỹ thu hồi

THÙY LINH |

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa thông báo thu hồi kem Diệp Bảo dùng bôi da trẻ em được sản xuất tại Việt Nam do phát hiện có hàm lượng chì cao.

Hàng loạt quán "Cà phê âm nhạc" dội âm thanh cực lớn, náo loạn khu dân cư

NHÓM PV |

Theo phản ánh của người dân tại khu vực ngách 35 ngõ 76 phố An Dương, phường Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) xuất hiện hàng loạt các ngôi nhà cấp 4 hoặc xây thấp tầng mở kinh doanh, treo biển “cà phê âm nhạc”. Hằng ngày, từ khoảng 19 giờ, các quán đồng loạt lên nhạc, bật đèn màu, mở âm thanh cỡ lớn, náo loạn cả khu dân cư khiến người dân vô cùng bức xúc.

Tài xế "chở" cảnh sát trên nắp capô hơn 2km rồi gây tai nạn giao thông

Quang Việt |

Tài xế 65 tuổi sau khi bất tuân hiệu lệnh của tổ công tác đã nhấn ga đâm thẳng vào Cảnh sát giao thông khiến một chiến sĩ phải bám vào nắp ca pô. Nhưng tài xế vẫn không dừng lại mà phóng bỏ đi hơn 2km, sau đó gây tai nạn giao thông.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Trời nồm ẩm ở Hà Nội: Máy sấy đắt khách, dịch vụ giặt là làm không hết việc

Nguyễn Thúy |

Theo chia sẻ từ các đại lý, lượng máy sấy, hút ẩm đang rất đắt hàng do thời tiết nồm ẩm kéo dài ở khu vực miền Bắc. Người dùng chủ yếu chọn mua thiết bị ở giá 4-7 triệu đồng.

Nuôi thỏ làm thú cưng đang trở thành xu hướng ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Dịp Tết Nguyên đán 2023, lập trình viên máy tính người Trung Quốc Wang Anju, 26 tuổi, quyết định nuôi một chú thỏ làm thú cưng.

Giới siêu giàu Trung Quốc đang chuyển những gì sang Singapore?

Thanh Hà |

Singapore đang ghi nhận làn sóng các gia đình cực kỳ giàu có từ Trung Quốc chuyển qua. Giới siêu giàu Trung Quốc mang tới Singapore không chỉ tài sản mà còn văn hóa tiêu dùng của họ.

Cuộc chiến lithium: Trung Quốc đang đặt xẻng ở sân sau của Mỹ

Thanh Hà |

Các siêu cường đang tranh giành quyền kiểm soát chuỗi cung ứng "khoáng sản của tương lai" lithium.