Suy giảm thính lực ảnh hưởng đến cuộc sống

Hà Lê |

Đưa con tới gặp bác sĩ ngay những ngày đầu năm, vợ chồng anh Nguyễn Thành An ở quận Hà Đông (Hà Nội) lo lắng cho tình trạng của con. Những ngày gần đây, dường như thính lực của cậu con trai 5 tuổi không được ổn.

Cháu nói chuyện lớn tiếng hơn, nhiều khi bố mẹ gọi không trả lời. Khi đến gần hỏi, con trai bảo không nghe thấy nên gia đình đưa bé đi khám bác sĩ.

Sau khi được đo thính lực, bác sĩ cho biết bé bị giảm thính lực do ô nhiễm tiếng ồn và trực tiếp là do việc thường xuyên nghe nhạc với âm lượng lớn trong thời gian liên tục.

Theo anh Nguyễn Thành An, thời gian này, tối nào gia đình cũng bật karaoke hát từ tối cho tới tận đêm khuya mới tắt. Âm lượng cũng khá lớn để "đua" với hàng xóm khi nhà nào cũng hát. Cộng thêm, gần nhà có một xưởng sản xuất gỗ hoạt động liên tục gây ầm ĩ.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết: Bà gặp nhiều trường hợp như thế.
 
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Hải Phạm
Không chỉ riêng trẻ nhỏ mới giảm thính lực khi tiếp xúc với tiếng ồn quá lâu mà người lớn cũng bị. Ảnh hưởng tiếng ồn quá lớn trong thời gian dài có thể gây hại tới tế bào lông tai trong, thậm chí làm cho tế bào lông bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính giác.

PGS Hoài An gặp một số trường hợp có những biểu hiện như ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… nhưng không biết bệnh gì. Đến khi đi kiểm tra tổng thể mới phát hiện đó là do chấn thương âm thanh cấp tính. Những biểu hiện này biến mất sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày hoặc để lại di chứng về thính lực và thần kinh. Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hoàn toàn.

Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn liên tục có thể gây giảm thính lực kéo dài. Một thủ phạm phổ biến là tiếng ồn nơi làm việc như máy móc. Những thiết bị như: Dụng cụ điện, máy khoan, máy đục, cưa,… có thể làm hỏng thính giác theo thời gian. Nếu có thể, bạn hãy tránh hoặc nghỉ ngơi sau khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Đeo nút tai hoặc bảo vệ tai phù hợp để bảo vệ thính lực tốt hơn.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cũng đưa ra lời khuyên những người làm việc trong môi trường âm thanh lớn cần chủ động để thính lực của mình được nghỉ ngơi ví dụ sau nửa tiếng có thể nghỉ 5 – 10 phút. Với trẻ nhỏ, không có trẻ tiếp xúc với khu vực âm thanh lớn quá lâu, thường xuyên và không cho trẻ đeo tai nghe vì khó hiệu chỉnh được âm thanh lớn hay nhỏ.

Cần tới gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu cảnh báo để tránh nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới thính giác.

Suy giảm thính lực có thể khiến cho bạn cảm thấy tự ti, khó chịu khi không tiếp nhận và xử lý được thông tin. Nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác đến sinh hoạt, sức khoẻ, công việc. Vậy “suy giảm thính lực có chữa được không?”

Tuỳ vào nguyên nhân, tình trạng mà suy giảm thính lực có thể chữa được hay không. Tuy nhiên, nếu suy giảm thính lực được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể phục hồi.

Nếu tình trạng suy giảm thính lực nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn như:

Giảm tiếng ồn: Tiếng ồn – được cho là nguyên nhân khiến bạn bị suy giảm thính lực. Do đó, muốn điều trị suy giảm thính lực bạn cần chú ý giảm tiếng ồn. Nếu công việc thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn bạn có thể dùng các thiết bị bảo vệ tai);

Giảm chất béo: Các đối tượng có vấn đề về mạch máu, xơ vữa động mạch... có nguy cơ suy giảm thính lực cao hơn. Do đó, để cải thiện tình trạng suy giảm thính lực bạn cần giảm chất béo trong thực đơn.

Không ngoáy tai: Ngoáy tai giúp giảm ngứa, vệ sinh tai, đôi khi nó cũng có thể là sở thích. Tuy nhiên nếu như bạn đang bị suy giảm thính lực việc ngoáy tai nhiều, dụng cụ ngoáy không hợp vệ sinh, quá cứng, ngoáy không đúng cách.... Việc làm này có thể gây thủng màng nhĩ, viêm nhiễm... Những điều này đều có thể ảnh hưởng đến thính lực của bạn. Do đó, điều trị suy giảm thính lực bạn cũng chú ý không ngoáy tai.

Không được để nước vào tai: Điều trị suy giảm thính lực bạn cũng tránh để nước vào tai. Bởi đây cũng là tác nhân khiến cho tai bạn bị ảnh hưởng, nghe kém.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm

Lệ Hà |

Sáng 26.1 (mùng 5 Tết), thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Trong 4 ngày đầu năm mới (từ ngày mùng 1 đến mùng 4), tổng số bệnh nhân đến khám, cấp cứu là 521 trường hợp, trong đó số cấp cứu do tai nạn giao thông là 256 ca, trong đó có 64 ca chấn thương sọ não.

Tình cha mẹ và hành trình đặc biệt của cô gái câm điếc bẩm sinh

VIỆT HOÀNG |

Tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định - đó là giấc mơ không tưởng nhưng đã trở thành hiện thực bởi sự nỗ lực của Trần Lê Khả Ái và gia đình. Từ tình yêu thương của cha mẹ, một học sinh câm điếc bẩm sinh đã vượt qua hành trình dài đáng kinh ngạc từ phổ thông trung học cho đến đại học. Với những con người thiếu may mắn trong cuộc sống, những khiếm khuyết trên cơ thể không làm nhụt đi ý chí và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của họ.

Đưa “âm thanh” đến người khiếm thính

Thuỷ Tiên - Mai Thi |

“Khó lắm, các em không hợp tác với tôi, thậm chí vứt màu vẽ, tác phẩm lung tung, đánh nhau, xé bài mẫu… Vài em giao tiếp được thì lại nói trống không” - người thầy, người họa sĩ Văn Y (72 tuổi) hồi tưởng về những ngày đầu mở lớp dạy vẽ 0 đồng để mang “âm thanh hội họa” đến với người khiếm thính.

Vui lễ hội xuân, uống nhiều rượu, coi chừng rối loạn tâm thần

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - Bệnh viện Bạch Mai |

Trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội, lượng rượu bia tiêu thụ tăng vọt dẫn đến hệ lụy là số người nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu bia. Đáng chú ý, tình trạng rối loạn tâm thần do sử dụng rượu cũng tăng cao hơn.

Tập đoàn Hapaco – Doanh nghiệp vừa lập giới tinh hoa để vay vốn có gì?

Thanh Thư |

Tập đoàn Hapaco gây nhiều chú ý với việc thông qua tiêu chuẩn công nhận "Giới tinh hoa của Hapapco". Vậy doanh nghiệp này có gì? Tình hình kinh doanh ra sao?

Người dân phải vẽ biển chỉ đường cho xe khi rời cao tốc Cam Lộ - La Sơn

HƯNG THƠ |

Khi rời cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua tỉnh Quảng Trị, các phương tiện tham gia giao thông ngoại tỉnh gặp khó khăn vì không có biển báo chỉ dẫn. Lo lắng xảy ra tai nạn giao thông, người dân vẽ biển báo rồi treo ở ngã tư chỉ đường cho các lái xe.

Quán bún cá ở Hà Nội từng nổi tiếng trên CNN có gì đặc biệt?

NHÓM PV |

Quán bún cá Văn nằm trên đường Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội), ngày bán hơn 600 bát, những ngày cao điểm lên tới 700 bát từng được CNN giới thiệu là một trong năm món ngon nhất định phải thử khi tới Hà Nội. Theo chủ quán, các nguyên liệu của món bún cá đều tươi ngon, nóng hổi và có bí quyết chế biến đặc biệt giữ được nét truyền thống, lấy lòng thực khách.

Áp lực tuyển sinh đầu cấp: Cha mẹ cần thay đổi cách nghĩ

Tường Vân |

Áp lực, lo lắng trước một kỳ thi quan trọng là tâm lý chung khó tránh khỏi của học sinh và phụ huynh. Tại Hà Nội, hầu như tất cả những phụ huynh có con chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh đầu cấp đều mang tâm trạng này.

Ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm

Lệ Hà |

Sáng 26.1 (mùng 5 Tết), thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Trong 4 ngày đầu năm mới (từ ngày mùng 1 đến mùng 4), tổng số bệnh nhân đến khám, cấp cứu là 521 trường hợp, trong đó số cấp cứu do tai nạn giao thông là 256 ca, trong đó có 64 ca chấn thương sọ não.

Tình cha mẹ và hành trình đặc biệt của cô gái câm điếc bẩm sinh

VIỆT HOÀNG |

Tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định - đó là giấc mơ không tưởng nhưng đã trở thành hiện thực bởi sự nỗ lực của Trần Lê Khả Ái và gia đình. Từ tình yêu thương của cha mẹ, một học sinh câm điếc bẩm sinh đã vượt qua hành trình dài đáng kinh ngạc từ phổ thông trung học cho đến đại học. Với những con người thiếu may mắn trong cuộc sống, những khiếm khuyết trên cơ thể không làm nhụt đi ý chí và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của họ.

Đưa “âm thanh” đến người khiếm thính

Thuỷ Tiên - Mai Thi |

“Khó lắm, các em không hợp tác với tôi, thậm chí vứt màu vẽ, tác phẩm lung tung, đánh nhau, xé bài mẫu… Vài em giao tiếp được thì lại nói trống không” - người thầy, người họa sĩ Văn Y (72 tuổi) hồi tưởng về những ngày đầu mở lớp dạy vẽ 0 đồng để mang “âm thanh hội họa” đến với người khiếm thính.