Đưa “âm thanh” đến người khiếm thính

Thuỷ Tiên - Mai Thi |

“Khó lắm, các em không hợp tác với tôi, thậm chí vứt màu vẽ, tác phẩm lung tung, đánh nhau, xé bài mẫu… Vài em giao tiếp được thì lại nói trống không” - người thầy, người họa sĩ Văn Y (72 tuổi) hồi tưởng về những ngày đầu mở lớp dạy vẽ 0 đồng để mang “âm thanh hội họa” đến với người khiếm thính.

Cơ duyên biến thành tâm huyết

Nhiều năm về trước, trong một lần đi dạo ở công viên, hoạ sĩ Văn Y (quận Phú Nhuận, TPHCM) tình cờ chứng kiến nhóm bạn trẻ câm điếc đứng múa bằng kí hiệu với mong muốn đổi lấy sự giúp đỡ từ những tấm lòng hảo tâm. Những gương mặt ấy dù đang cười tươi nhưng vẫn có nét buồn tủi, ông tiến lại gần và cố gắng bắt chuyện, giao tiếp với các em.

Mỗi ngày các em được chia nhau chỉ vài chục nghìn từ công việc này. Xót xa thay, người họa sĩ hỏi thăm những bạn nhỏ có hứng thú tham gia lớp học vẽ do mình dạy không. Bởi, dù không thể nghe, không thể nói nhưng họ có thể thổ lộ bằng nét vẽ. Từ đó, lớp “Âm thanh hội họa” ra đời.

Thứ bảy mỗi tuần, các học viên đặc biệt sẽ trung học tập và sáng tác những tác phẩm hội họa tại lớp “Âm thanh hội họa”
Thứ bảy mỗi tuần, các học viên khiếm thính sẽ tập trung học tập và sáng tác những tác phẩm tại lớp “Âm thanh hội họa”. Ảnh: NVCC

Khởi đầu từ tháng 3.2017, lớp dạy vẽ miễn phí “Âm thanh hội họa” thuộc câu lạc bộ Mekong Art, ban đầu chỉ có 10 học viên là người khiếm thính, đến nay con số đó là hơn 30 em từ nhiều tỉnh thành, hoàn cảnh và độ tuổi khác nhau. Em trẻ nhất chỉ mới 17 tuổi, cũng có học viên đã sắp sửa bước qua tuổi 65.

Nói về cái tên của lớp, hoạ sĩ Văn Y bộc bạch: “Các em câm, điếc thường rất mặc cảm, bức bối đè nén trong lòng. Tôi muốn dùng hội họa là một cách thức, ngôn ngữ giao tiếp để xóa đi rào cản ấy, giúp họ có đủ dũng khí, tự tin, hòa nhập với cộng đồng, vượt lên số phận, sống và làm việc như những người bình thường”.

Với thầy, các em có thể không nghe được những gì chúng ta nói hằng ngày nhưng hội họa cũng có thể là một thứ âm thanh diệu kì, mượn những nét vẽ để nói lên lòng mình.

Người thầy, người họa sĩ Văn Y được học trò yêu quý và biết ơn. Ảnh: NVCC
Người thầy, người họa sĩ Văn Y được học trò yêu quý và biết ơn. Ảnh: NVCC

Cô Thúy Vân gắn bó với tư cách là cộng sự của hoạ sĩ Văn Y từ năm 2019. Chứng kiến nhiều lần tưởng chừng lớp học dừng hoạt động, cô chia sẻ: “Thầy là họa sĩ với tâm hồn bay bổng nhưng luôn đặt tình thương, sự ưu tiên là lợi ích dành cho các em học trò đặc biệt của mình”.

Từ cơ duyên gặp gỡ những phận đời khó khăn, người thầy chăm sóc các em như con cái trong nhà, coi đây là tâm huyết của cuộc đời mình.

Trời không lấy đi của ai tất cả

Thời gian đầu, những khó khăn trong giao tiếp làm cả thầy lẫn trò khá “sốc”, nhưng thầy không nản chí, kiên nhẫn thấu hiểu các em.

“Nhiều hành động “quậy phá” là do các em đang muốn được “xả” ra. Bởi, các em chất chứa quá nhiều sự tự ti, mặc cảm giao tiếp. Bây giờ học trò của tôi ngoan và nề nếp lắm, đến lớp, ra về đều thưa thầy, thưa cô”, thầy cười hiền, nói thêm.

Lối diễn đạt khác người bình thường, không thể dùng lối đào tạo theo khuôn mẫu mỹ thuật thông thường, thầy để người học thoải mái với những cây cọ, bút màu mà không vẽ theo một chủ đề cố định.

Thầy Văn Y tự hào: “Trời không lấy đi của ai tất cả, mất cái này, họ được bù cái khác, vẽ cũng là một trong những tài năng đó. Nhiều em vẽ có hồn lắm!”.

Tất cả các học viên của lớp “Âm thanh hội họa” đều được Hội Mỹ thuật TPHCM công nhận là họa sĩ khuyết tật. Qua những buổi triển lãm, một số bức tranh đã được bán. Với số tiền thu được, lớp học đã trích 25% số tiền đi từ thiện nhiều nơi, giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn trên tinh thần nhân ái và chia sẻ; 50% thuộc về tác giả; 25% còn lại dùng để tiếp tục nuôi dưỡng lớp học.

Chị Đinh Bảo Trân (36 tuổi) theo học tại đây được 5 năm và đã bán được 6 bức tranh trong những buổi triển lãm. Lau vội giọt nước mắt, chị bối rối dùng những kí hiệu, bày tỏ: “Được đến lớp học vẽ “Âm thanh hội họa” là niềm vui của tôi. Tôi được gặp nhiều bạn bè, họ thân thiện và giúp đỡ tôi rất nhiều. Hơn hết, tôi biết ơn khi có thầy cô dìu dắt, đổ mồ hôi nước mắt để tôi biết vẽ, được đi trại sáng tác, có cái nghề tạo thêm thu nhập”.

Em Bảo Trân và ba của mình. Ảnh: Mai Thi
Em Bảo Trân và ba của mình. Ảnh: Mai Thi

Ông Đinh Công Đức (ngụ quận 12, TPHCM) là ba của chị Bảo Trân kể về những thay đổi lớn trong nhận thức, thái độ, hành động của con mình sau quãng thời gian theo học tại lớp vẽ.

Ông nói thêm: “Quả thực, thầy Văn Y hay cô Vân ở đây đều đã rất hi sinh vì tương lai lớp trẻ. Rất hiếm những người làm được như vậy, lớp học 0 đồng làm tôi cũng như những phụ huynh khác rất cảm động và biết ơn. Tôi cũng mong các cháu có những khiếm khuyết như con tôi, tham gia lớp học có thể hội nhập xã hội trong tương lai gần, đứng được trên đôi bàn chân của chính mình hay có những hành trình vươn xa hơn”.

Ngày hôm nay, tại “Âm thanh hội họa”, hơn một trăm bức tranh của các họa sĩ khiếm thính ra đời là thành quả của sự miệt mài trau chuốt trên từng nét cọ, những gam màu tươi sáng.

“Có một loại âm thanh không thể chạm đến nhưng sống động và đẹp đẽ vô cùng, đó là âm thanh hội họa và tình người”, người thầy 72 tuổi mãn nguyện.

Thuỷ Tiên - Mai Thi
TIN LIÊN QUAN

Cô gái khuyết tật vượt khó bằng tình yêu thương

Thanh Hương |

Là một người khuyết tật vận động nhưng Nguyễn Thị Thanh Thiện đã vượt qua mọi mặc cảm về bản thân để vươn lên trong cuộc sống.

Sôi động ngày hội văn hóa - thể thao dành cho trẻ khiếm thính

Nguyễn Huế |

Hà Nội - Hưởng ứng Ngày người khuyết tật Việt Nam, sáng ngày 18.4, thầy và trò Trường PTCS Xã Đàn đã cùng tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao.

Nam diễn viên khiếm thính đầu tiên đoạt giải Oscar

Chi Trần |

Troy Kotsur là người khiếm thính đầu tiên giành được tượng vàng Oscar cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Cô gái khuyết tật vượt khó bằng tình yêu thương

Thanh Hương |

Là một người khuyết tật vận động nhưng Nguyễn Thị Thanh Thiện đã vượt qua mọi mặc cảm về bản thân để vươn lên trong cuộc sống.

Sôi động ngày hội văn hóa - thể thao dành cho trẻ khiếm thính

Nguyễn Huế |

Hà Nội - Hưởng ứng Ngày người khuyết tật Việt Nam, sáng ngày 18.4, thầy và trò Trường PTCS Xã Đàn đã cùng tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao.

Nam diễn viên khiếm thính đầu tiên đoạt giải Oscar

Chi Trần |

Troy Kotsur là người khiếm thính đầu tiên giành được tượng vàng Oscar cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.