Quản lý thuốc lá THM nên bắt đầu từ việc hiểu đúng bản chất từng loại

Thái Anh |

Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) Việt Nam không chỉ có hiệu lực với thuốc lá điếu, mà còn được áp dụng cho cả xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc thuốc lá ở dạng khác. Theo đó, các luật sư cho rằng có thể chấm dứt ngay tình trạng thuốc lá làm nóng (TLLN) nằm ngoài vòng pháp luật mà không cần đợi luật mới, vì sản phẩm này hoàn toàn phù hợp với định nghĩa thuốc lá “dạng khác” theo luật hiện hành.

TLLN cũng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và các tổ chức y tế quốc tế khác phân loại là sản phẩm thuốc lá, mặc dù ở một dạng hoàn toàn khác với thuốc lá điếu đốt cháy về mặt bản chất; và được nhiều quốc gia có nền khoa học tiến bộ chấp nhận như là một giải pháp giảm tác hại thuốc lá.

TLLN là thuốc lá nhưng khác biệt hoàn toàn với TLĐT và thuốc lá điếu

Trên phương diện toàn cầu, WHO khẳng định rõ sản phẩm TLLN là thuốc lá, thông qua Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC). FDA đồng thời phân loại rõ TLLN là thuốc lá không đốt cháy (non-combusted cigarettes), khác biệt hoàn toàn với thuốc lá điếu đốt cháy (combusted cigarettes) về cơ chế và hàm lượng độc chất gây hại. Tổ chức WCO xếp TLLN vào nhóm các sản phẩm thuốc lá, theo mã “sản phẩm thuốc lá khác” nhằm phân biệt rõ sản phẩm này với thuốc lá điếu thông thường.

Luật PCTHTL Việt Nam có hiệu lực với thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc thuốc lá ở dạng khác.
Luật PCTHTL Việt Nam có hiệu lực với thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc thuốc lá ở dạng khác.

Tại Việt Nam, các chuyên gia cũng cho rằng, TLLN và TLĐT đang bị hiểu nhầm với ngôn ngữ chung là “thuốc lá điện tử” do đều có sự hỗ trợ của phụ kiện điện tử. Tuy nhiên, đại diện Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam từng giải thích, TLLN là thuốc lá nhưng khác biệt hoàn toàn với TLĐT và thuốc lá điếu. TLĐT gồm thiết bị điện tử có chức năng làm nóng thành phần dung dịch, tạo ra làn hơi có bản chất là aerosol có chứa nicotine.

Trong khi đó, TLLN được chế biến từ nguyên liệu cây thuốc lá, khi sử dụng thì thải ra phần lớn hơi nước, lượng nicotine phát thải bằng hoặc thấp hơn, đồng thời giảm hầu hết hàm lượng chất phát thải khác so với thuốc lá điếu. Cả hai loại TLLN, TLĐT đều là sản phẩm từ xu thế phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại nhằm hướng đến việc giảm tác hại của việc hút thuốc lá đối với vấn đề sức khỏe lẫn môi trường.

Tại Nhật Bản, có 4 nghiên cứu độc lập quan trọng về TLLN mới nhất được thực hiện bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản và các tổ chức liên kết với Bộ Y tế. Trong một nghiên cứu về việc giảm các chất hóa học tạo ra được công bố trên Tạp chí UOEH, Viện Y tế Công cộng Quốc gia (NIPH) đã kết luận rằng: “Hàm lượng nitrosamine tạo ra từ thuốc lá (TSNA) và hàm lượng CO từ một loại TLLN lần lượt chỉ bằng 1/5 và 1/100 so với thuốc lá điếu đốt cháy thông thường.”

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đồng thời phát hiện ra rằng mức phơi nhiễm với khí hơi (aerosol) từ TLLN trong một phòng kín hút thuốc ở điều kiện thông thường là có thể chấp nhận được, vì nguy cơ ung thư trọn đời của TLLN được kỳ vọng là dưới 1/100.000, thấp hơn 3 bậc so với thuốc lá điếu đốt cháy trong cùng điều kiện.

Vì sao đến nay TLLN vẫn chưa được kiểm soát dưới luật

WHO khuyến nghị rõ, TLLN cần được quản lý bởi các chính sách và biện pháp giống với mọi sản phẩm thuốc lá khác, nhất quán với Công ước FCTC.

Tháng 7.2020, FDA Hoa Kỳ đã tiên phong kiểm duyệt và cấp phép cho một số ít sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) đạt tiêu chuẩn giảm phơi nhiễm với chất độc hại, bao gồm 1 sản phẩm TLLN, 1 thuốc lá điện tử (TLĐT) hệ đóng đi kèm tinh dầu hương thuốc lá, và 4 sản phẩm cung cấp nicotine qua đường uống.

WHO khuyến nghị cần quản lý TLLN, nhất quán với công ước FCTC
WHO khuyến nghị cần quản lý TLLN, nhất quán với công ước FCTC

Các nước Nhật, Mỹ, Anh... xem TLLN là một giải pháp bổ trợ nhằm giải quyết thực trạng sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng do tác hại của thuốc lá điếu. Tại Nhật Bản, TLLN được quản lý với khung pháp lý nới lỏng hơn so với thuốc lá điếu, từ mức thuế, quy định về cảnh báo sức khỏe và khu vực hạn chế sử dụng.

Hiện nhiều quốc gia xem các sản phẩm TLTHM qua kiểm nghiệm và đạt chuẩn là phương pháp bổ trợ cho cuộc chiến chống tác hại thuốc lá. Theo báo cáo tháng 7/2021 của WHO, 184/195 quốc gia thành viên của tổ chức này đã cho phép kinh doanh và quản lý TLLN.

Thế nhưng, tại Việt Nam, mặc dù từ nhiều năm trước, Chính phủ đã chỉ đạo, giới chuyên gia y tế và giới luật sư, cũng như các cơ quan quản lý thị trường nhiều lần kêu gọi sớm đưa các sản phẩm này vào quản lý dưới luật nhằm kịp thời ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp, TLLN vẫn chưa được kiểm soát bởi các cơ quan hữu quan.  

Số liệu thống kê tại Việt Nam hiện nay chưa cho thấy mức độ phổ biến của TLLN trên thị trường chợ đen so với tình trạng ma túy trá hình núp bóng dưới vỏ bọc TLĐT lậu tấn công giới trẻ. Tuy nhiên, xét về mục tiêu phòng chống tác hại thuốc lá lâu dài và toàn diện, các chuyên gia cho rằng ít nhất cần đưa ngay sản phẩm đã thuộc phạm vi định nghĩa của luật hiện hành là TLLN vào kiểm soát dưới luật, vừa phù hợp với khuyến nghị của WHO và các tổ chức quốc tế, vừa góp phần giảm tác hại cho sức khỏe cộng đồng và bảo vệ giới trẻ khỏi sự tấn công của thị trường chợ đen.

Thái Anh
TIN LIÊN QUAN

Giải bài toán Thuốc lá thế hệ mới: Trình độ quản lý là then chốt

Thái Anh |

Các chuyên gia cho rằng không thể lý tưởng hóa việc thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) hoàn toàn biến mất trên thị trường, vì thực tế chứng minh, nhu cầu của người dùng chuyển đổi từ thuốc lá điếu đốt cháy sang các sản phẩm giảm tác hại này là có thật.

Quản lý thuốc lá thế hệ mới, cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích

Thái Anh |

Trước ý kiến cho rằng, việc cho phép thuốc lá thế hệ mới được hợp thức hóa trên thị trường có thể khiến nảy sinh một số vấn đề khác nếu công tác quản lý không tốt, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có đánh giá nghiêm túc dựa trên cán cân giữa “lợi ích” và “nguy cơ” để có quyết định phù hợp. “Vấn đề quản lý chặt chẽ được chừng nào là do trình độ của chúng ta,” theo PGS. TS. BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TPHCM.

Cần có bộ tiêu chuẩn quốc gia để kiểm soát thuốc lá thế hệ mới

Thái Anh |

Trước kiến nghị của Bộ Công thương cho phép thí điểm có thời hạn với thuốc lá thế hệ mới, các chuyên gia cho rằng chỉ nên thông qua cho những sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và mọi kết luận cần dựa trên bằng chứng khoa học.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giải bài toán Thuốc lá thế hệ mới: Trình độ quản lý là then chốt

Thái Anh |

Các chuyên gia cho rằng không thể lý tưởng hóa việc thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) hoàn toàn biến mất trên thị trường, vì thực tế chứng minh, nhu cầu của người dùng chuyển đổi từ thuốc lá điếu đốt cháy sang các sản phẩm giảm tác hại này là có thật.

Quản lý thuốc lá thế hệ mới, cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích

Thái Anh |

Trước ý kiến cho rằng, việc cho phép thuốc lá thế hệ mới được hợp thức hóa trên thị trường có thể khiến nảy sinh một số vấn đề khác nếu công tác quản lý không tốt, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có đánh giá nghiêm túc dựa trên cán cân giữa “lợi ích” và “nguy cơ” để có quyết định phù hợp. “Vấn đề quản lý chặt chẽ được chừng nào là do trình độ của chúng ta,” theo PGS. TS. BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TPHCM.

Cần có bộ tiêu chuẩn quốc gia để kiểm soát thuốc lá thế hệ mới

Thái Anh |

Trước kiến nghị của Bộ Công thương cho phép thí điểm có thời hạn với thuốc lá thế hệ mới, các chuyên gia cho rằng chỉ nên thông qua cho những sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và mọi kết luận cần dựa trên bằng chứng khoa học.