Điều trị dự phòng chảy máu: Tương lai cho người có hemophilia

Trương Hằng |

Trong những năm qua, chất lượng chăm sóc, điều trị hemophilia (bệnh máu khó đông) tại Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ. Nhưng nhìn chung, chất lượng cuộc sống của người bệnh tại nước ta vẫn ở mức thấp so với thế giới.

Trên 80% người bệnh Hemophilia có vấn đề về vận động

Hiện trên cả nước có chưa đến 20 cơ sở điều trị hemophilia nên người bệnh vẫn phải di chuyển xa, mất nhiều thời gian mới đến được nơi điều trị. Điều đó dẫn đến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn, biến chứng do điều trị muộn gây ra, thậm chí là tàn tật, giảm chất lượng cuộc sống.

Theo một nghiên cứu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương năm 2016 trên hơn 200 người bệnh hemophilia trưởng thành thì tỉ lệ tàn tật khá cao, có tới 82,5% có vấn đề về vận động, 34,2% thất nghiệp, 9,2% có trình độ học vấn dưới tiểu học, 49% chưa kết hôn hoặc đã ly hôn, ly thân. Một kết quả khảo sát khác năm 2020 tại Viện cũng cho thấy có tới trên 38% người bệnh có ít nhất 1 khớp đích (là khớp bị chảy máu tái đi tái lại từ 3 lần trở lên trong 6 tháng).

Tại các nước phát triển, điều trị dự phòng cho người bệnh hemophilia đã được triển khai từ khoảng 40 năm trước. Điều trị dự phòng chảy máu là việc sử dụng thường xuyên, định kì tác nhân đông máu nhằm mục đích ngăn ngừa chảy máu xảy ra, giúp người bệnh có thể sống năng động và chất lượng như người bình thường.

Mặc dù điều kiện nguồn lực còn hạn chế nhưng năm 2016, Bộ Y tế đã phê duyệt phác đồ điều trị dự phòng liều thấp, áp dụng cho trẻ em mắc bệnh mức độ nặng đến khi tròn 15 tuổi và người bệnh ở bất kì độ tuổi hoặc mức độ nào mới bị xuất huyết não, hoặc có khớp đích trong thời gian không quá 12 tuần.

Khó khăn khi triển khai điều trị dự phòng chảy máu

Hiện có khoảng 13% bệnh nhân Hemophilia mức độ nặng tại Trung tâm Hemophilia của Viện được điều trị theo phác đồ này với kết quả hết sức khả quan.

Trở ngại lớn nhất khi triển khai điều trị dự phòng là chi phí điều trị. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, khi người bệnh được điều trị dự phòng sẽ hạn chế được các biến chứng và tình trạng chảy máu nặng, giúp tiết kiệm chi phí điều trị biến chứng, giảm tỷ lệ tàn tật, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh cũng như giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.Đã có rất nhiều người bệnh hemophilia do không được điều trị đầy đủ, kịp thời dẫn đến những biến chứng nặng nề và lúc này đòi hỏi chi phí y tế vô cùng tốn kém.

Người bệnh hemophilia bị chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Ảnh: Công Thắng
Người bệnh hemophilia bị chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Ảnh: Công Thắng
Anh Phan Hữu Nghiêm (điều trị tại TP.Hồ Chí Minh), trong vòng 6 năm từ 2015 – 2021, anh đã phải nhập viện 29 lần, trải qua 25 lần phẫu thuật với tổng chi phí điều trị lên tới 35,35 tỉ đồng. Trong đó, Bảo hiểm y tế (BHYT) phải chi trả số tiền 33,71 tỉ đồng. Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết anh Phan Hữu Nghiêm là trường hợp mà quỹ BHYT chi trả cho một người nhiều nhất tại TP. Hồ Chí Minh từ trước đến nay.

TS.BS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Điều trị dự phòng hiện là phương pháp duy nhất có thể thay đổi lịch sử điều trị hemophilia. Mặc dù chưa thể triển khai điều trị dự phòng liều tiêu chuẩn nhưng điều trị dự phòng liều thấp vẫn có hiệu quả nhất định và phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Điều trị dự phòng đòi hỏi tiêm bổ sung tác nhân đông máu định kì, vì vậy điều kiện cần thiết để triển khai được là phải có sẵn chế phẩm tại nhà hoặc tại y tế cơ sở. Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong chờ các cơ quan chức năng cho phép điều trị tại y tế cơ sở, đó là bước rất quan trọng để điều trị dự phòng thành công tại Việt Nam”.

Tại Việt Nam, ước tính có trên 6.200 người mắc hemophilia (máu khó đông) và mới có khoảng trên 60% người bệnh được chẩn đoán và điều trị.

Hemophilia là một bệnh chảy máu di truyền gây ra do giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố đông máu. Đặc điểm nổi bật của bệnh là chảy máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ. Chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Chảy máu ở người bệnh hemophilia cần được điều trị bằng bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi chảy máu) để giảm thiểu các biến chứng lâu dài như biến dạng khớp, teo cơ…

Trương Hằng
TIN LIÊN QUAN

7 thực phẩm giàu sắt cực kì tốt cho người bị thiếu máu

MẠNH HOẠT (THEO HEALTHLINE) |

Bệnh thiếu máu xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng do thiếu sắt. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể được cải thiện nhờ chế độ ăn uống khoa học. Tờ Healthline đã gợi ý 7 thực phẩm giàu sắt rất tốt cho người bị thiếu máu bạn có thể tham khảo.

4 dấu hiệu trên cơ thể phát hiện bệnh mỡ máu cao

HẠ MÂY (Theo Sohu) |

Càng lớn tuổi, mạch máu rất dễ gặp vấn đề, mỡ máu cao là căn bệnh thường xuyên ghé thăm của con người. Nếu máu quá đặc, lipid máu sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người không biết máu mình có đặc hay không, đến khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bệnh rõ ràng thì triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy triệu chứng của người bị mỡ máu cao là gì?

Bắc Giang: Hơn 1.200 đơn vị máu nhận được trong Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

Vương Tuấn |

Hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4), Hội hiến máu do Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức đã thu hút hàng trăm người dân huyện Việt Yên đến tham gia hiến máu.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

7 thực phẩm giàu sắt cực kì tốt cho người bị thiếu máu

MẠNH HOẠT (THEO HEALTHLINE) |

Bệnh thiếu máu xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng do thiếu sắt. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể được cải thiện nhờ chế độ ăn uống khoa học. Tờ Healthline đã gợi ý 7 thực phẩm giàu sắt rất tốt cho người bị thiếu máu bạn có thể tham khảo.

4 dấu hiệu trên cơ thể phát hiện bệnh mỡ máu cao

HẠ MÂY (Theo Sohu) |

Càng lớn tuổi, mạch máu rất dễ gặp vấn đề, mỡ máu cao là căn bệnh thường xuyên ghé thăm của con người. Nếu máu quá đặc, lipid máu sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người không biết máu mình có đặc hay không, đến khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bệnh rõ ràng thì triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy triệu chứng của người bị mỡ máu cao là gì?

Bắc Giang: Hơn 1.200 đơn vị máu nhận được trong Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

Vương Tuấn |

Hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4), Hội hiến máu do Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức đã thu hút hàng trăm người dân huyện Việt Yên đến tham gia hiến máu.