Xã hội hóa xây kè, quản lý tốt khai thác cát để chống sạt lở

Lê Thanh Phong |

Sạt lở ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đến mức “báo động đỏ”. Mới nhất, ngày 30.10, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại huyện Ba Tri.

Nhiều địa phương khác trong khu vực cũng đang trong tình trạng tương tự. Nếu tính số diện tích đất sạt lở trong thời gian qua, cùng với đất đang bị mất đi hằng ngày, sẽ thấy chẳng bao lâu nữa, đất rừng phòng hộ, đất canh tác của người dân sẽ không còn nhiều nữa. Chưa kể, sạt lở tấn công sẽ phá hủy hạ tầng giao thông, đường sá bị cắt đứt, ngân sách sẽ bị “thâm thủng” vì phải phục hồi các tuyến giao thông, cầu cống.

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng là nguyên nhân gây ra sạt lở, điều đó rõ rồi. Nhưng ngoài thiên tai, còn có sự tác động tiêu cực của con người.

Sạt lở từ bên ngoài bờ biển, còn sạt lở ở bên trong, đó cũng là mối lo lớn.

Miền Tây có nhiều sông rạch, ngoài tài nguyên thủy sản, còn có nguồn tài nguyên cát. Con người đã vì lòng tham, cấu kết thành nhóm lợi ích, khai thác cát theo kiểu tận diệt, làm thay đổi dòng chảy của sông rạch, gây xói mòn, sạt lở đất đai, sập nhà cửa và sụt đất hoa màu của người dân.

Tháng 9 vừa qua, vụ khai thác cát vượt trữ lượng tại mỏ cát ở An Giang là một minh chứng cho các nhóm lợi ích phá hoại tài nguyên cát. Trong 20 bị can của vụ án, có ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang và Nguyễn Việt Trí - nguyên Giám đốc Sở TNMT An Giang cùng bị khởi tố về hành vi nhận hối lộ. Ngoài những doanh nghiệp cố tình làm sai, còn có những ghe thuyền khai thác cát lậu hoạt động ngày đêm, gây ra sạt lở khắp nơi.

Để cho tội phạm "cát tặc" hoành hành, thì không thể chống được sạt lở.

Tiền cũng là chuyện đau đầu, các địa phương đều lực bất tòng tâm vì không có tiền để đầu tư kè chống xói lở. Một tỉnh nghèo như Cà Mau, lấy đâu ra hơn chục nghìn tỉ đồng để làm kè biển, kè sông, cho nên phải kêu gọi xã hội hóa. Cụ thể, doanh nghiệp bỏ tiền xây kè, đổi lại là được thuê đất để làm các dự án du lịch. Cách làm này có lợi cả hai bên, địa phương không bỏ ngân sách nhưng có thêm được nhiều kilômét kè chống xói lở, phát triển được du lịch. Về phía doanh nghiệp, thuê được đất có lợi thế để kinh doanh.

Xã hội hóa chống xói lở là một cách làm tốt, nhưng muốn thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, chính quyền cần hỗ trợ tối đa các thủ tục, khó khăn quá không ai dám vào đâu.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Bến Tre công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại Ba Tri

Thành Nhân |

Ngày 30.10, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre).

Đêm không ngủ vì nghe tiếng sạt lở, đất đá và cây tuột xuống sông

HƯNG THƠ |

Sau khi tiếng nổ lớn phát ra trong đêm, sạt lở khiến hàng trăm khối đất và các loại cây ăn quả, cây cổ thụ của người dân trôi tuột xuống sông Hiếu (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị).

Quảng Bình sẵn sàng phương án ứng phó với lũ quét và sạt lở để sơ tán dân

LÊ PHI LONG |

Quảng Bình - Trước tình hình mưa lũ đã và đang có diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng đã lưu ý các vị trí có nguy cơ sạt lở cao; nắm chắc thông tin người dân đi rừng và thông báo, kêu gọi trở về hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn trước khi mưa lũ.

Đại công trường thi công Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Hàng nghìn công nhân cùng máy móc, thiết bị đã được huy động để thi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Bộ Tài chính phản hồi việc ngân hàng mời chào trái phiếu doanh nghiệp khi gửi tiết kiệm

Minh Ánh |

Bộ Tài chính cho biết đang giao các đơn vị xử lý vấn đề người dân phản ánh bị nhân viên ngân hàng chào mời mua trái phiếu doanh nghiệp.

Mức lương hạn chế, giáo viên nông thôn vẫn phải canh tác đảm bảo cuộc sống

Cường Ngô - Giang Linh |

Thảo luận dự án Luật Đất đai, Đại biểu Quốc hội cho rằng, đối tượng giáo viên phổ thông hiện nay ở các vùng nông thôn, ngoài thời gian dạy học, mức lương hạn chế, nên vẫn phải canh tác thêm để đảm bảo cuộc sống. Do đó cần quy định đối với việc nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về thời điểm thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Vương Trần - Giang Linh |

Qua nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 6, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, còn nhiều nội dung nhiều phương án khác nhau chưa thống nhất, do đó, kiến nghị Quốc hội cần thận trọng xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thông qua dự án luật này.

BHYT phải chi trả các khoản chi phí khi người dân ra ngoài chữa bệnh

Nhóm PV |

Theo ĐBQH Lê Văn Dũng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam), bảo hiểm y tế phải có trách nhiệm thanh toán, chi trả các khoản chữa trị cho người dân khi họ phải ra bệnh viện tư để chữa bệnh, nếu như cơ sở y tế công lập không thể đáp ứng.

Bến Tre công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại Ba Tri

Thành Nhân |

Ngày 30.10, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre).

Đêm không ngủ vì nghe tiếng sạt lở, đất đá và cây tuột xuống sông

HƯNG THƠ |

Sau khi tiếng nổ lớn phát ra trong đêm, sạt lở khiến hàng trăm khối đất và các loại cây ăn quả, cây cổ thụ của người dân trôi tuột xuống sông Hiếu (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị).

Quảng Bình sẵn sàng phương án ứng phó với lũ quét và sạt lở để sơ tán dân

LÊ PHI LONG |

Quảng Bình - Trước tình hình mưa lũ đã và đang có diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng đã lưu ý các vị trí có nguy cơ sạt lở cao; nắm chắc thông tin người dân đi rừng và thông báo, kêu gọi trở về hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn trước khi mưa lũ.