Ủng hộ đề xuất nhập cát từ Campuchia làm dự án đường Vành đai 3 - TPHCM

Lê Thanh Phong |

Một trong những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện dự án đường Vành đai 3 ở TPHCM là thiếu cát, và giải pháp đưa ra là nhập cát từ Campuchia.

Thông báo ngày kết luận của Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi liên quan xây dựng dự án đường vành đai 3 ngày 28.6 có nội dung: "Giao Sở Xây dựng khẩn trương chủ trì, phối hợp với Ban Giao thông tham mưu, đề xuất và dự thảo Công văn UBND TP gửi Bộ Xây dựng để hướng dẫn liên quan đến phương án bù giá cho khối lượng cát Campuchia phục vụ dự án, trình trước ngày 5.7.2024".

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với lãnh đạo các bộ, ngành và các địa phương phía Nam chiều 24.6 ông Phan Văn Mãi cho biết: "Để xử lý nguồn cát thiếu, một số nhà thầu đã mua cát Campuchia. Phương án này TPHCM ủng hộ, mặc dù có thể sẽ phải chi bù chênh lệch giá, bởi phương pháp này về lâu dài có thể hạn chế tài nguyên cát trong nước".

Lượng cát đắp nền đường cho dự án đường vành đai 3 TPHCM khoảng 9,3 triệu m3, đây là con số quá lớn, khó có thể đủ nguồn cung cấp từ trong nước. Các doanh nghiệp tham gia dự án tập trung máy móc thiết bị, nhân lực để triển khai các hạng mục công trình, nhưng không có cát thì mọi thứ đều bị ảnh hưởng tiến độ.

Một số tỉnh ĐBSCL hứa cung cấp cát dự án đường Vành đai 3, nhưng cũng không thể đủ. Chưa kể, có nhiều dự án cao tốc và hạ tầng giao thông đang triển khai khu vực này, nguồn cát cũng là một mối lo của chủ đầu tư và các nhà thầu.

Các mỏ cát ở trong khu vực đã cạn kiệt, thậm chí có nơi khai thác vượt giấy phép, nếu cứ tiếp tục nạo vét đến tận cùng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, các thảm họa khác sẽ xảy ra.

Một thông tin đáng báo động được đưa ra tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL lần thứ 4 diễn ra ngày 1.7 ở Cà Mau, đó là ước tính mỗi năm khu vực này mất từ 300ha đến 500ha đất và hàng chục nghìn hộ dân có nguy cơ phải di dời khỏi vùng nguy hiểm do sạt lở.

Điều này cho thấy, nếu cứ khai thác cát bất chấp bảo vệ môi trường, thì con số diện tích đất sạt lở và hộ dân mất nhà sẽ không dừng lại.

Cho nên, đề xuất nhập cát từ Campuchia có bù giá cho doanh nghiệp của TPHCM rất phù hợp. Trước hết là chủ động nguồn cát để triển khai dự án đúng tiến độ, nếu để dự án kéo dài, đội vốn, không đưa vào khai thác sớm, thì thiệt hại là không thể tính hết.

Thứ hai là tránh "tận diệt" nguồn cát ở các con sông trong nước, để sông còn tái tạo nguồn cát, làm "của để dành" cho ngày mai.

Thứ ba là bảo vệ môi trường, hạn chế sạt lở, mất đất đai và tài sản của người dân.

Nhưng có hai việc phải chấp hành thật nghiêm, đó là không nhập cát lậu, không sử dụng cát kém chất lượng.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát san lấp các công trình trọng điểm ở ĐBSCL

PHƯƠNG ANH |

2 mỏ cát (cát sông và cát biển) ở tỉnh Sóc Trăng vừa được khai thác phục vụ các dự án trọng điểm theo cơ chế đặc thù đã góp phần khơi thông điểm nghẽn về thiếu nguồn cát lấp hiện nay.

Mỏ cát sông đầu tiên ở Sóc Trăng được khai thác phục vụ cho dự án cao tốc

PHƯƠNG ANH |

Mỏ cát MS05 với trữ lượng cát san lấp được cấp phép khai thác trên 1,1 triệu m3, chỉ được dùng phục vụ dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Cao tốc trục ngang đoạn Cần Thơ: Có nhà thầu không có cát để đắp nền

Tạ Quang |

Cần Thơ – Do thiếu cát, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ có nhà thầu không có cát để đắp nền.

Hà Nội FC và Thanh Hóa vào chung kết Cúp Quốc gia 2023-2024

Nhóm PV |

Hà Nội FC thắng đậm Thể Công Viettel 4-1 tại bán kết Cúp Quốc gia Casper 2023-2024 vào tối 4.7, có vé vào chung kết gặp đương kim vô địch Thanh Hóa.

Mới bắt buộc xác thực sinh trắc học, đã có chiêu thức lừa đảo mới xuất hiện

Minh Ánh |

Dù yêu cầu bắt buộc xác thực sinh trắc học mới chỉ bắt đầu từ ngày 1.7 nhưng ngay lập tức, trên không gian mạng đã xuất hiện tình trạng các đối tượng lợi dụng tình huống khách hàng gặp khó khăn khi thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học nhằm chiếm đoạt thông tin.

Hội thảo Tháo gỡ "điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển

Linh Trang |

Để tạo diễn đàn cùng bàn luận, tìm các giải pháp tháo gỡ các nút thắt của thị trường bất động sản, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, Báo Lao Động phối hợp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội thảo "Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển". Chương trình sẽ diễn ra vào 9h ngày 5.7.2024 tại Hà Nội.

Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận liên quan AIC

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Bình Thuận, liên quan tới Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các đơn vị liên quan.

Nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Quá trình triển khai dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B đã có nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát san lấp các công trình trọng điểm ở ĐBSCL

PHƯƠNG ANH |

2 mỏ cát (cát sông và cát biển) ở tỉnh Sóc Trăng vừa được khai thác phục vụ các dự án trọng điểm theo cơ chế đặc thù đã góp phần khơi thông điểm nghẽn về thiếu nguồn cát lấp hiện nay.

Mỏ cát sông đầu tiên ở Sóc Trăng được khai thác phục vụ cho dự án cao tốc

PHƯƠNG ANH |

Mỏ cát MS05 với trữ lượng cát san lấp được cấp phép khai thác trên 1,1 triệu m3, chỉ được dùng phục vụ dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Cao tốc trục ngang đoạn Cần Thơ: Có nhà thầu không có cát để đắp nền

Tạ Quang |

Cần Thơ – Do thiếu cát, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ có nhà thầu không có cát để đắp nền.