TP Hồ Chí Minh: 5 năm, chỉ 310 người được vay mua nhà ở xã hội

Anh Đào |

Ở Singapore, nhà ở xã hội chủ yếu do nhà nước hỗ trợ người dân về giá mua, trong khi đó, ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), chỉ có 310 người được vay vốn mua nhà ở xã hội.

Phải mở ngoặc 310 trường hợp này là tính trong số 18.000 người cần vay vốn. 310 - tức là chỉ khoảng 1,7%. Và con số 310, là tính trong tới tận... 5 năm.

Thông tin này được ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, công bố tại hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020, sáng 10.3.

Ông Khiết nói đó là một vấn đề “rất đáng suy nghĩ”, bởi chẳng hạn tại Singapore, nhà ở xã hội chủ yếu do nhà nước hỗ trợ người dân về giá mua thì tại TPHCM, người mua phải vay từ các nguồn với giá thương mại, lãi suất cao hơn khi “rất khó tiếp cận và hầu như không được hưởng gói chính sách liên quan”.

Kể cả là nhà ở xã hội thì vấn đề “tiền đâu” luôn là một vấn đề, một rào cản đến mức không thể vượt qua đối với người lao động nghèo.

Bà Trần Thị Diệu Thuý, Chủ tịch Liên đoàn lao động TPHCM, từng công bố kết quả khảo sát của công đoàn cho biết: Hiện, giá mỗi m2 căn hộ nhà ở xã hội khoảng 25 triệu đồng, tương đương 1-1,6 tỉ đồng mỗi căn... Và với số lượng “quá ít so với nhu cầu nên ngay cả những người đã để dành được 300-500 triệu đồng cũng khó mua được”.

Còn vay vốn ưu đãi thì đấy: 310 trường hợp, trên 18.000 nhu cầu, chỉ chưa đầy 2% tiếp cận được nguồn vốn này, trong suốt 5 năm. Một kết quả như là thất bại, hoặc cho thấy sự hình thức của một chính sách về bản chất là an sinh.

Cũng vào ngày 10.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có những chỉ đạo quan trọng về Đề án Đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Theo đó, ông yêu cầu đánh giá đầy đủ nhu cầu nhà ở của người dân, nhất là công nhân, người lao động có thu nhập thấp, đối tượng yếu thế. Trong đó, cần tính đến mức thu nhập phổ biến của người lao động và khả năng có thể mua nhà ở xã hội.

Phó Thủ tướng cũng nói giá nhà ở phải phù hợp với thu nhập của người dân… với mục tiêu “công nhân, người lao động có việc làm, thu nhập ổn định được vay tiền để mua nhà, thuê nhà với mức lãi suất thấp”.

Vậy là 3 vấn đề, 3 vướng mắc nhất: Nguồn cung, giá nhà phù hợp với thu nhập, và khả năng tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp đã được Phó Thủ tướng “đặt hàng” các bộ ngành.

Bởi nói cho cùng: 1 triệu căn nhà ở xã hội sẽ chỉ thật sự đáp ứng 1 triệu giấc mơ của người lao động, nếu nó đáp ứng 3 yếu tố cần và đủ ấy.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội vẫn quá tầm với người lao động

Gia Miêu |

Với nhóm đối tượng người mua nhà ở xã hội, công nhân lao động có mức thu nhập thấp thì mức hỗ trợ lãi suất được đưa ra mới đây vẫn khá cao để tiếp cận.

Giá bán nhà ở xã hội cao, người lao động rất khó tiếp cận

Thành Nhân |

Theo quyết định của UBND tỉnh Tiền Giang, giá bán nhà ở xã hội (chưa bao gồm VAT) là 13.725.090 đồng/m2. Tuy nhiên, giá bán thực tế tại một dự án nhà ở xã hội mới hoàn thành thấp nhất cũng hơn 16,1 triệu đồng/m2, người lao động thu nhập thấp ở Tiền Giang rất khó tiếp cận.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tháo gỡ khó khăn, phát triển nhà ở xã hội

Phạm Đông |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Cần có kế hoạch, lộ trình bài bản để giải quyết nhu cầu tiếp cận nhà ở của mọi người dân như Hiến pháp đã quy định.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị tước hàm Thiếu tướng

Vương Trần |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký quyết định tước cấp bậc hàm thiếu tướng công an nhân dân đối với cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội cần đáp ứng nguyện vọng của người lao động

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Câu chuyện nhiều người lao động chầu chực, nằm ngủ trước cổng các cơ quan bảo hiểm xã hội để chờ làm thủ tục nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội xảy ra thời gian gần đây đã không còn là chuyện mới, chuyện hiếm nữa.

Án lạ ở Phú Yên: Tòa cấp trên giải quyết chưa xong, tòa cấp dưới vẫn thụ lý xét xử!

Trung Hiếu |

Công ty Long Sơn là doanh nghiệp được UBND tỉnh Phú Yên cho thuê đất vào mục đích kinh doanh sản xuất. Việc chủ doanh nghiệp Châu Ngọc Tuấn tranh chấp, yêu cầu hủy quyết định thu hồi đất đòi lại giá trị quyền sử dụng đất… thì lẽ ra UBND tỉnh Phú Yên phải là bị đơn trong vụ kiện dân sự (hoặc hành chính), thế nhưng chưa lâu sau khi TAND tỉnh Phú Yên mở phiên tòa xét xử, thì TAND thành phố Tuy Hòa (cấp dưới) lại tiếp tục thụ lý vụ kiện và mở phiên tòa xét xử với cùng nội dung.

Công nhân đường sắt xin nghỉ hưu sớm nhưng doanh nghiệp không hỗ trợ

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Làm việc 30 năm, trong đó có 15 năm là công nhân đường sắt ở những vị trí công việc nặng nhọc nhưng vì doanh nghiệp không làm thủ tục, cung cấp giấy tờ xác nhận cho Bảo hiểm xã hội (BHXH), ông Lê Hồng Sơn (trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) chưa thể nghỉ hưu sớm. Trong khi đó, sức khỏe của ông Sơn không còn đảm bảo để tiếp tục công việc.

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội vẫn quá tầm với người lao động

Gia Miêu |

Với nhóm đối tượng người mua nhà ở xã hội, công nhân lao động có mức thu nhập thấp thì mức hỗ trợ lãi suất được đưa ra mới đây vẫn khá cao để tiếp cận.

Giá bán nhà ở xã hội cao, người lao động rất khó tiếp cận

Thành Nhân |

Theo quyết định của UBND tỉnh Tiền Giang, giá bán nhà ở xã hội (chưa bao gồm VAT) là 13.725.090 đồng/m2. Tuy nhiên, giá bán thực tế tại một dự án nhà ở xã hội mới hoàn thành thấp nhất cũng hơn 16,1 triệu đồng/m2, người lao động thu nhập thấp ở Tiền Giang rất khó tiếp cận.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tháo gỡ khó khăn, phát triển nhà ở xã hội

Phạm Đông |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Cần có kế hoạch, lộ trình bài bản để giải quyết nhu cầu tiếp cận nhà ở của mọi người dân như Hiến pháp đã quy định.