Tiết kiệm - đừng chỉ là chuyện trên giấy

ĐÀO TUẤN |

Trong những câu chuyện về đức tính tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất nhiều người tâm đắc với lời nhắc nhở của Bác đối với một vị tướng chủ trì hội nghị đến chậm 5 phút, rằng “Phải nhân 5 phút đến chậm đó với 500 người chờ đợi”. Tư tưởng về tiết kiệm của Bác rất giản dị: Tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Tiết kiệm là phải tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của.

Hôm nay, vào ngày sinh của Người, xin nhắc lại hai chữ tiết kiệm trước một thực tế là “lãng phí” tầm vĩ mô vừa được đưa vào báo cáo Chính phủ. Theo báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2014 vừa được công bố, tình trạng đầu tư xây dựng quảng trường, trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, cảng biển… của không ít địa phương đã vượt quá nhu cầu cần thiết, tần suất sử dụng thấp, kinh phí bảo dưỡng, duy trì lớn trong khi ngân sách đang rất khó khăn, và “chưa phù hợp với thực tiễn, gây lãng phí”.

Những người đóng thuế vào ngân sách không thể hiểu được tại sao càng tỉnh nghèo càng muốn dựng tượng, xây trụ sở hoành tráng, nói như Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Ksor Phước là “nguy nga như cung điện”. Không thể hiểu được tại sao càng hô hào tiết kiệm lại càng có nhiều “cung điện nguy nga” mọc lên. Rất thời sự, cùng ngày với báo cáo rất to hai chữ “lãng phí” là tin tức sốt dẻo về việc Hà Giang - một trong số các tỉnh còn nghèo - chào hàng đầu tư dự án nhà hợp khối trụ sở các cơ quan hành chính và trung tâm hội nghị với tổng mức đầu tư lên tới 603 tỉ đồng. “Lý do và sự cần thiết” của Hà Giang là: “Nhằm tạo thành khu làm việc tập trung các sở, ban, ngành, các đoàn thể, đáp ứng các yêu cầu về trụ sở làm việc, tạo quần thể công trình kiến trúc đẹp, tạo nên diện mạo cảnh quan đô thị hiện đại có tính biểu tượng cho Hà Giang”. Một “Lý do và sự cần thiết” y hệt các tỉnh khác, thực ra không phải là lý do và cũng không cho thấy cần thiết.

Có thể, Hà Giang sẽ giải thích bằng hình thức đầu tư PPP (đối tác công - tư và xã hội hóa). Nhưng về bản chất, tiền của nào cũng là tiền của của dân mà thôi. Có thể, địa phương nào cũng có cái lý của mình khi nêu ra sự cần thiết của quảng trường, trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, cảng biển… nhưng cái cần ấy trong bối cảnh ngân sách còn phải ngửa tay xin T.Ư và sau đó “tần suất sử dụng thấp” thì rõ ràng chỉ nói lãng phí thôi là chưa đủ. Nói chính xác phải là “xa xỉ, hoang phí, và bừa bãi”. Mới nói học Bác không phải chỉ học trên giấy thôi là đủ!


ĐÀO TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…