Thông điệp học tập đầy cảm hứng từ một người đàn ông mắt mờ, chân run

Hoàng Văn Minh |

Một người đàn ông 60 tuổi nhưng đã mắt mờ, chân run vừa tốt nghiệp đại học gợi cho chúng ta rất nhiều điều đáng suy ngẫm.

Tại buổi lễ tốt nghiệp ở Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ) mới đây, trong số những người được tốt nghiệp có ông Cũng Hoàng Phương (60 tuổi, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) là học viên cao tuổi nhất nhận bằng tốt nghiệp Dược sĩ.

Không chỉ là sinh viên tốt nghiệp cao tuổi nhất, ông Phương còn gây chú ý khi lên nhận bằng tốt nghiệp trong tình trạng sức khoẻ đã yếu, mắt mờ, chân đi không vững, phải có vợ cùng thêm 2 người khác hỗ trợ dìu ông lên bục.

Trò chuyện với Lao Động, ông Phương kể, trước đây, ông có theo học y sĩ rồi học trung cấp dược. Sau đó, ông cùng vợ mở quầy thuốc bán tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình làm nghề, ông nhận thấy kiến thức của bản thân vẫn chưa đủ và cần phải nâng cao hơn nữa. Do đó, ông quyết định tiếp tục học lên đại học hệ chính quy để củng cố kiến thức về hành nghề.

Hình ảnh ông Cũng Hoàng Phương chân yếu, tay run lên nhận bằng tốt nghiệp đại học gợi lên rất nhiều suy nghĩ và liên tưởng trong bối cảnh ngày càng có nhiều người trẻ “không thèm” học đại học.

Con số này, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay là hơn 117.000 thí sinh (chiếm 19,2%) trúng tuyển đợt 1 không xác nhận nhập học, từ chối quyền trúng tuyển của mình.

Đây là tình trạng phổ biến trong nhiều năm trở lại đây với rất nhiều lý do, trong đó có việc nhiều thí sinh lựa chọn việc học nghề, đi làm, xuất khẩu lao động… thay vì học đại học. Đặc biệt ở các vùng có điều kiện khó khăn, nhiều em muốn có việc làm ngay, với mong muốn kiếm được khoản tiền chỉ sau quãng thời gian ngắn.

Tất nhiên, việc ngày càng có nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT từ chối quyền trúng tuyển đại học là một lựa chọn không có gì sai, nếu không muốn nói là thức thời. Nhất là khi tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp ngày càng lớn.

Hay như trong báo cáo thị trường lao động quý 3 và nhu cầu nhân lực quý 4 trên địa bàn TPHCM do Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố (Falmi) vừa công bố: Trong hơn 32.300 người đang tìm việc, lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm gần 77% và gặp nhiều khó khăn hơn các nhóm khác.

Nhưng việc ngày càng có nhiều người từ chối đại học, muốn kiếm tiền nhanh bằng lao động chân tay thay vì học vấn lại cho thấy xã hội đang vận động và phát triển có gì đó bất bình thường.

Ông Cũng Hoàng Phương không phải là người cao tuổi đầu tiên của Việt Nam thi đỗ hay tốt nghiệp đại học. Nhưng ông Phương học đại học không phải để thực hiện ước mơ dang dở thời trẻ hay để làm gương cho con cháu... như nhiều người khác vẫn kể. Ông Phương đi học để lấy kiến thức phục vụ công việc và kiếm tiền được tốt hơn.

Ông Cũng Hoàng Phương không chỉ là một tấm gương về sự học mà còn là một người truyền cảm hứng…

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Có nên tồn tại các mô hình dạy liên kết, dạy thêm trong trường công lập?

Phạm Văn Công |

Sau tuyến bài của Báo Lao Động phản ánh về việc chèn giờ dạy thêm, dạy liên kết vào tiết buổi chính khóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn yêu cầu các địa phương trên cả nước tiến hành rà soát, đánh giá lại việc dạy liên kết trong các nhà trường. Báo Lao Động giới thiệu bài viết của thầy Phạm Văn Công - Trường tiểu học & THCS Minh Khai, Hưng Hà, Thái Bình đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.

Người đàn ông 60 tuổi nhận bằng tốt nghiệp dược sĩ gây sốt cộng đồng mạng

YẾN PHƯƠNG |

Mới đây, hình ảnh một cụ ông 60 tuổi, mắt mờ, chân đi không vững lên lãnh bằng tốt nghiệp Dược sĩ tại Trường Đại học Tây Đô (TP Cần Thơ) đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.

Bí quyết nói không với thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học

Trang Hà |

Quãng thời gian 4 - 5 năm đại học là quãng đường dài tốn kém về thời gian, tiền bạc và công sức của bản thân và gia đình. Vì vậy, sinh viên cần nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng cho bản thân. Lúc bấy giờ, thị trường lao động sẽ luôn rộng mở cánh cửa chào đón, giúp sinh viên không sợ thất nghiệp.

Interactive: Giải phóng thủ đô 10.10.1954 - Mốc son lịch sử

VŨ LINH |

Kể từ “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua và chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử. Quân, dân Hà Nội, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước kiên cường đấu tranh, bền bỉ lao động, sáng tạo, lập nhiều chiến công hiển hách lưu danh muôn đời. Trong tiến trình lịch sử phát triển Thủ đô Hà Nội, ngày 10.10.1954 là một mốc son lịch sử, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

“Chiếc áo” thị trường chứng khoán cận biên đã quá chật với Việt Nam

Đức Mạnh |

Nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi trước năm 2025 là mục tiêu thách thức đối với Việt Nam. Bởi nếu nỗ lực này thành công sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc dẫn dắt luồng vốn đầu tư toàn cầu hướng vào nước ta.

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" sắp hồi hương với mức giá khoảng 154 tỉ đồng

Huyền Chi |

Dự kiến, chiếc ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" sẽ được đưa về nước vào tháng 11 tới.

Bộ Y tế đề xuất bảo hiểm y tế bổ sung, người bị bệnh vẫn được mua

Thùy Linh |

Bộ Y tế đang đề xuất các quy định về bảo hiểm y tế (BHYT) bổ sung. Dự kiến gói BHYT bổ sung này là BHYT tự nguyện, người dân có mong muốn tham gia, trên cơ sở đã tham gia BHYT bắt buộc.

Cận cảnh công viên trăm tỉ sắp được đưa vào hoạt động tại Long Biên

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau nhiều năm bị bỏ hoang, xuống cấp, Công viên Long Biên (trước là Công viên Khu đô thị mới Việt Hưng) đã khoác lên mình một chiếc áo mới.

Có nên tồn tại các mô hình dạy liên kết, dạy thêm trong trường công lập?

Phạm Văn Công |

Sau tuyến bài của Báo Lao Động phản ánh về việc chèn giờ dạy thêm, dạy liên kết vào tiết buổi chính khóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn yêu cầu các địa phương trên cả nước tiến hành rà soát, đánh giá lại việc dạy liên kết trong các nhà trường. Báo Lao Động giới thiệu bài viết của thầy Phạm Văn Công - Trường tiểu học & THCS Minh Khai, Hưng Hà, Thái Bình đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.

Người đàn ông 60 tuổi nhận bằng tốt nghiệp dược sĩ gây sốt cộng đồng mạng

YẾN PHƯƠNG |

Mới đây, hình ảnh một cụ ông 60 tuổi, mắt mờ, chân đi không vững lên lãnh bằng tốt nghiệp Dược sĩ tại Trường Đại học Tây Đô (TP Cần Thơ) đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.

Bí quyết nói không với thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học

Trang Hà |

Quãng thời gian 4 - 5 năm đại học là quãng đường dài tốn kém về thời gian, tiền bạc và công sức của bản thân và gia đình. Vì vậy, sinh viên cần nỗ lực tích lũy kiến thức và kỹ năng cho bản thân. Lúc bấy giờ, thị trường lao động sẽ luôn rộng mở cánh cửa chào đón, giúp sinh viên không sợ thất nghiệp.