Có nên tồn tại các mô hình dạy liên kết, dạy thêm trong trường công lập?

Phạm Văn Công |

Sau tuyến bài của Báo Lao Động phản ánh về việc chèn giờ dạy thêm, dạy liên kết vào tiết buổi chính khóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn yêu cầu các địa phương trên cả nước tiến hành rà soát, đánh giá lại việc dạy liên kết trong các nhà trường. Báo Lao Động giới thiệu bài viết của thầy Phạm Văn Công - Trường tiểu học & THCS Minh Khai, Hưng Hà, Thái Bình đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.

Thế nào gọi là dạy thêm?

Có thể hiểu dạy thêm là việc giáo viên dạy các nội dung không được quy định trong chương trình học cho học sinh và có thu tiền. Hình thức học thêm có thể diễn ra tại các nhà trường hoặc ngoài các trường, tại nhà giáo viên, tại các trung tâm...

Như vậy có thể thấy việc đưa các mô hình “liên kết” vào các trường công lập hiện nay chính là một hình thức dạy thêm. Các nhà trường được phép hợp đồng với các trung tâm để các giáo viên dạy thêm trong chính trường của mình vì các trung tâm đã được cấp phép. Nếu giáo viên được cấp phép thì vẫn có thể được dạy thêm như các trung tâm.

Những bất cập khi thực hiện dạy liên kết

Trước tiên phải nói về giá cả, đương nhiên khi thực hiện dạy liên kết thì giá các tiết dạy sẽ phải tăng lên gấp nhiều lần vì còn phải trả phí cho các trung tâm. Nhiều trường khi tổ chức thực hiện dạy các môn tự chọn như Tin học, Ngoại ngữ... với 2 tiết/tuần = 8 tiết/tháng thì chỉ thu của phụ huynh học sinh 20.000 đồng/tháng, tương đương 2.500 đồng/tiết. Còn nếu thực hiện liên kết thì trường thu ít nhất cũng 50.000 đồng/tháng, dạy 1 tiết/tuần = 4 tiết/tháng, tương đương 12.500 đồng/tiết (gấp 5 lần), hoặc dạy Tiếng Anh liên kết với người nước ngoài thì lên đến 130.000 đồng/tháng, dạy 1 tiết/tuần = 4 tiết/tháng, tương đương 32.500 đồng/tiết (gấp 13 lần).

Như vậy có thể thấy khi các trường dạy liên kết thì phụ huynh phải tốn một số tiền học phí tương đối lớn so với các hình thức các trường tự thực hiện.

Về thời khoá biểu, nếu xếp các tiết liên kết chèn vào các tiết dạy chính khoá là hoàn toàn sai quy định, vì chương trình giáo dục phổ thông hiện nay quy định rất rõ, học sinh được học 2 buổi/ngày, mỗi ngày 7 tiết. Không những thế, nếu xếp chèn các môn liên kết vào tiết chính khoá thì sẽ rất khó thực hiện vì những học sinh không đăng kí học lẽ ra phải được ngồi lại chính lớp học của mình, thì có thể phải ra ngoài.

Về việc các trung tâm sử dụng chính giáo viên trong trường tham gia giảng dạy các tiết liên kết, có thể thấy giáo viên đang mất dần uy tín trong chuyên môn. Tại sao giáo viên không thể tự thực hiện dạy mà phải thông qua trung tâm, phải dùng giáo án của trung tâm biên soạn?

Đã có trường nào dám thử khi cho phụ huynh đăng kí cho con tham gia các tiết liên kết bằng cách bỏ phiếu kín (không cho giáo viên và nhà trường biết con mình tham gia hay không) chưa? Chỉ có bằng cách này mới thấy được uy tín của mô hình liên kết trong các trường hiện nay.

Vậy có nên tồn tại các mô hình dạy “liên kết” trong các trường công lập hiện nay?

Với những gì phân tích trên, có thể chắc chắn rằng không nên tồn tại các mô hình dạy liên kết trong các trường công lập.

Vậy làm thế nào để các gia đình có điều kiện, các học sinh vẫn ham muốn học các tiết liên kết, đặc biệt là chương trình học Tiếng Anh với người nước ngoài hiện nay? Các nhà trường và các trung tâm có thể tham khảo hai hình thức dưới đây:

Hình thức thứ nhất: Vẫn để các trung tâm dạy tại trường và cho học sinh tự nguyện đăng kí bằng cách bỏ phiếu kín (để tránh gây áp lực theo kiểu tự nguyện bắt buộc). Căn cứ vào số lượng học sinh tham gia đăng kí, nhà trường sẽ phân lớp, không để học sinh không đăng kí học chung với học sinh đăng kí.

Với cách làm này, các trường nên chọn các hình thức tham gia môn tự chọn để học sinh không đăng kí học liên kết sẽ đăng kí học tại trường với giá 2.500 đồng/tiết. Vì hiện nay, nhiều trường cho học sinh chỉ học đến 15h30, nếu tan học lúc đó thì phụ huynh vẫn phải nộp thêm tiền đón chậm khi phải nhờ giáo viên trông thêm tiết 4 mỗi buổi chiều.

Thay vào đó, các trường nên cho học sinh đăng kí học các tiết kĩ năng sống theo sách của Bộ GDĐT ban hành giống như chương trình 2006 hay Sách giáo dục STEM của Bộ GDĐT hiện nay.

Hình thức thứ hai: Các trung tâm có thể dạy bên ngoài nhà trường (hoặc có thể trong trường, nếu có đủ cơ sở vật chất) và nhờ các nhà trường tuyên truyền học sinh tham gia đăng kí học. Với cách làm này, học sinh có thể lựa chọn các gói học mà không phân biệt trình độ.

Các trung tâm trên cơ sở đó phân lớp với gói giá dịch vụ khác nhau. Các phụ huynh nhà có điều kiện, các học sinh có khả năng học tập sẽ rất thích mô hình này. Quan trọng vẫn là chất lượng. Làm được điều đó sẽ giúp phụ huynh xua tan những mặc cảm về mô hình “liên kết” trong các trường hiện nay và uy tín của các trung tâm sẽ được nâng lên một cách đáng kể.

Phạm Văn Công
TIN LIÊN QUAN

Lạm thu đầu năm: Có nên bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh?

Trà My |

Năm học mới bắt đầu chưa lâu, nhưng tại nhiều trường học trên cả nước đã xuất hiện tình trạng lạm thu, gây bức xúc dư luận.

Hiệu trưởng tiết lộ lý do buộc phải chọn giải pháp dạy liên kết, dạy thêm

Võ Ngân Kỳ |

Không ít ý kiến cho rằng, việc nhà trường tổ chức dạy thêm, dạy liên kết nhằm mục đích trục lợi. Là người trong cuộc, một vị hiệu trưởng tại Nghệ An đã gửi đến Báo Lao Động lời giãi bày về những lý do trường học buộc phải lựa chọn giải pháp liên kết với các trung tâm để dạy tăng cường.

Bộ GDĐT yêu cầu chấn chỉnh dạy thêm, dạy liên kết trong trường học

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về liên kết, tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa (dạy thêm, dạy liên kết,...) theo nhu cầu người học.

Tuyển Việt Nam thích nghi với mặt cỏ nhân tạo

MINH PHONG |

Trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Philippines sẽ diễn ra trên sân cỏ nhân tạo Rizal Memorial lúc 18h, ngày 16.11 . Đây là thử thách với các học trò của huấn luyện viên Troussier, dù cho một số cầu thủ có kinh nghiệm thi đấu ở mặt cỏ nhân tạo tại các giải đấu khu vực.

Chứng khoán hướng đến vùng điểm kỳ vọng 1.150 điểm

Gia Miêu |

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán cải thiện chính là yếu tố tích cực trong giai đoạn hiện tại. VN-Index sẽ có cơ hội mở rộng nhịp hồi phục trong ngắn hạn và hướng lên vùng đích kỳ vọng.

Từ chối lương 4 triệu đồng/tháng, tân sinh viên chật vật tìm việc làm thêm

Trà My |

Với mong muốn có thêm thu nhập, nhiều sinh viên đang phải loay hoay đi tìm việc làm thêm.

Văn Cao vẽ ít nhưng tranh rất mới, rất trẻ

HUYỀN CHI |

Văn Cao thành công nhất với âm nhạc nhưng ông cũng để lại cho đời nhiều tác phẩm hội họa giá trị.

Khó dự đoán diễn tiến áp thấp nhiệt đới gần Philippines

Song Minh |

Áp thấp nhiệt đới bên ngoài khu vực giám sát của Philippines suy yếu thành áp thấp, nhưng vẫn có khả năng mạnh lên trong những ngày tới.

Lạm thu đầu năm: Có nên bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh?

Trà My |

Năm học mới bắt đầu chưa lâu, nhưng tại nhiều trường học trên cả nước đã xuất hiện tình trạng lạm thu, gây bức xúc dư luận.

Hiệu trưởng tiết lộ lý do buộc phải chọn giải pháp dạy liên kết, dạy thêm

Võ Ngân Kỳ |

Không ít ý kiến cho rằng, việc nhà trường tổ chức dạy thêm, dạy liên kết nhằm mục đích trục lợi. Là người trong cuộc, một vị hiệu trưởng tại Nghệ An đã gửi đến Báo Lao Động lời giãi bày về những lý do trường học buộc phải lựa chọn giải pháp liên kết với các trung tâm để dạy tăng cường.

Bộ GDĐT yêu cầu chấn chỉnh dạy thêm, dạy liên kết trong trường học

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về liên kết, tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa (dạy thêm, dạy liên kết,...) theo nhu cầu người học.