Tháo gỡ vướng mắc thủ tục để doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội

Lê Thanh Phong |

Cho dù lời kêu gọi xây dựng nhà ở xã hội từ lãnh đạo đến người lao động nghèo rất khẩn thiết, nhiều địa phương vẫn chần chừ vào cuộc, hoặc đã bắt đầu nhưng chậm chạp chưa có sản phẩm.

Đất nước 100 triệu dân, cần 1 triệu nhà ở xã hội. Kế hoạch là đến năm 2030 tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn hộ. Nhưng cho đến nay, việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội không đồng đều, có nhiều địa phương chưa vào cuộc, cho nên khó để đạt được con số như mong muốn. Bộ Xây dựng nêu rõ một số địa phương chưa quy hoạch bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là Ninh Bình, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Đắk Nông, Ninh Thuận, Đồng Tháp.

Với những địa phương này, có phải thiếu quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội hay không, chắc chắn là không. Xin nhắc lại yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, lãnh đạo các bộ ngành, địa phương phải “đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động”.

Đồng ý là triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội, sẽ gặp nhiều thủ tục khó khăn, phức tạp cần phải giải quyết. Nhưng nếu lãnh đạo địa phương quyết tâm, vì trách nhiệm với người nghèo, thì sẽ tìm cách tháo gỡ. Bằng chứng là một số địa phương đã làm được và làm rất tốt, đó là Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương...

Đừng trách vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia đầu tư các dự án nhà ở xã hội, mà chính quyền phải tự xem lại mình, đã không đưa ra được những lời mời thuyết phục, hấp dẫn và có cam kết đảm bảo lợi ích gắn liền với trách nhiệm. Phải xác định rằng, cho dù là làm nhà ở xã hội, doanh nghiệp vẫn phải có được lợi nhuận, ít nhất là đủ để trả lương cho người lao động và vận hành doanh nghiệp. Nếu tham gia vào dự án nhà ở xã hội với nhiều rủi ro tiềm ẩn, doanh nghiệp sẽ e ngại.

Còn nữa, muốn thực hiện dự án doanh nghiệp phải có vốn, nhưng tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỉ đồng rất khó khăn. Việc giải ngân gói này chậm chứng tỏ thủ tục, quy định có vấn đề, cần phải tháo gỡ các vướng mắc để doanh nghiệp vay được vốn.

Một điều mà người lao động mong đợi, đó là nhà ở xã hội không chỉ là có nơi để ở, mà nơi ở đó gắn liền với các điều kiện sống, sinh hoạt như nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế. Làm cho dân nhưng cũng là làm cho nước, vì vậy những dự án nhà ở xã hội phải góp phần tạo ra không gian đô thị văn minh.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Nhiều địa phương chưa mặn mà với nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đôn đốc nhập cuộc

Phan Anh |

Nhiều bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ vào năm 2024 theo đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thể hiện quyết tâm phát triển nhà ở xã hội.

Đề xuất chủ nhà trọ cũng được vay ưu đãi như chủ đầu tư nhà ở xã hội

Thu Giang |

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) mới đây đề nghị bổ sung nội dung, chủ nhà trọ được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở tương tự chủ đầu tư nhà ở xã hội không bằng vốn đầu tư công.

Không phải nơi xa xôi, không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội

Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh không phải những nơi xa xôi, vắng vẻ, những nơi không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội, hay nhà ở xã hội thiếu hạ tầng y tế, giáo dục, điện nước, không bảo đảm vệ sinh môi trường…

Bắc Ninh điều tra vụ hiệu trưởng ỉm 613 triệu đồng phụ cấp của giáo viên

Trần Tuấn |

Công an tỉnh Bắc Ninh đang điều tra, làm rõ vụ hiệu trưởng ỉm 613 triệu đồng phụ cấp của giáo viên trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch.

Chủ đầu tư khu công nghiệp ở Thái Bình phủ nhận gây ngập úng hơn 40 mẫu ruộng của dân

Trung Du |

Thái Bình - Công ty Cổ phần Green i-Park - chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Liên Hà Thái (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) - không thừa nhận quá trình xây dựng dự án là nguyên nhân gây ngập úng khiến hơn 40 mẫu ruộng trồng lúa của người dân bị chết do ốc bươu vàng ăn cụt.

Ngày mai, giá xăng dầu dự báo tăng mạnh

Anh Tuấn |

Giá xăng ngày 21.3 được dự báo tăng theo xu hướng thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng 630-640 đồng/lít.

Thủ Thiêm Real báo cáo lãi 622 triệu đồng trong năm 2023

LỤC GIANG |

Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Thủ Thiêm (Thủ Thiêm Real Estate Iab Co., LDT - Thủ Thiêm Real) vừa báo cáo tình hình tài chính năm 2023 với lợi nhuận sau thuế đạt 622 triệu đồng, giảm 53,5% so với năm trước.

TPHCM kiến nghị Bộ TTTT quản lý, giải quyết nạn sử dụng sim rác lừa đảo

Vinh Phú |

Để giải quyết tình trạng các đối tượng lừa đảo, vi phạm pháp luật sử dụng điện thoại không chính chủ, sim rác nhằm trốn tránh trách nhiệm khi bị cơ quan điều tra phát hiện, xử lý, Sở Thông tin truyền thông (TTTT) TPHCM đã đề xuất UBND TPHCM kiến nghị Bộ TTTT xem xét một số nội dung nhằm quản lý, giải quyết tình trạng trên.

Nhiều địa phương chưa mặn mà với nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đôn đốc nhập cuộc

Phan Anh |

Nhiều bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ vào năm 2024 theo đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thể hiện quyết tâm phát triển nhà ở xã hội.

Đề xuất chủ nhà trọ cũng được vay ưu đãi như chủ đầu tư nhà ở xã hội

Thu Giang |

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) mới đây đề nghị bổ sung nội dung, chủ nhà trọ được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở tương tự chủ đầu tư nhà ở xã hội không bằng vốn đầu tư công.

Không phải nơi xa xôi, không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội

Phạm Đông |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh không phải những nơi xa xôi, vắng vẻ, những nơi không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội, hay nhà ở xã hội thiếu hạ tầng y tế, giáo dục, điện nước, không bảo đảm vệ sinh môi trường…