Hơn 40 mẫu ruộng của nông dân Thái Bình bị úng, lúa chết khi vừa gieo cấy

TRUNG DU |

Thái Bình - Do ảnh hưởng bởi quá trình san lấp, xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Liên Hà Thái (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), từ năm ngoái đến nay, hoạt động tưới tiêu phục vụ canh tác lúa của hàng chục bà con nông dân ở tổ dân phố Bao Trình, thị trấn Diêm Điền bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.

Hệ thống thủy lợi, tưới tiêu bị cản trở do ảnh hưởng xây dựng khu công nghiệp

Những ngày qua, phản ánh thông tin đến phóng viên Lao Động, bà con nông dân tại tổ dân phố Bao Trình (thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) cho biết: "Chúng tôi bình thường canh tác trồng lúa một năm hai vụ tại khu vực cánh đồng xứ Đông Biên và Nam Biên, tức phía Đông của dự án tuyến đường bộ ven biển chạy qua và dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Liên Hà Thái.

Từ vụ chiêm xuân năm 2023, quá trình san lấp xây dựng KCN, nước mặn xả ra từ cát san lấp khiến dòng chảy qua miệng cống trước đây làm nhiệm vụ tiêu thoát nước buộc phải be, đắp lại dẫn đến không còn điểm tiêu thoát nước từ nội đồng".

Theo người dân, việc miệng cửa cống này bắt buộc phải bít lại để tránh nước mặn xả ra từ quá trình bơm cát san lấp xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Liên Hà Thái khiến nước trong đồng không biết phải tiêu thoát đi đâu dẫn đến ngập úng cục bộ dù không có bão lũ, mưa lớn kéo dài.
Theo người dân, việc miệng cửa cống bắt buộc phải bít lại để tránh nước mặn xả ra từ quá trình bơm cát san lấp xây dựng hạ tầng KCN Liên Hà Thái khiến nước trong đồng không biết phải tiêu thoát đi đâu. Vì vậy mà có hiện tượng ngập úng cục bộ dù không có bão lũ, mưa lớn kéo dài. Ảnh: Trung Du

Chiều 9.3, khi biết tin có phóng viên Lao Động về cánh đồng xứ Đông Biên và Nam Biên của tổ dân phố Bao Trình (thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy) để tìm hiểu xác minh thông tin, hàng chục hộ nông dân đang có ruộng lúa ở đây đã tập trung lại, bày tỏ sự bức xúc trước việc lúa cứ cấy xuống lại bị ốc bươu vàng ăn cụt hết do nước ngập.

Ông Tô Văn Hợi (sinh năm 1960, trú tổ dân phố Bao Trình, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy) cho biết: "Hai vợ chồng tôi quanh năm trông chờ vào 8 sào ruộng cấy hai vụ lúa ở đây. Cách đây chục ngày, chúng tôi tiến hành cấy vụ chiêm năm nay. Do nước ngập qua đầu mạ không tiêu thoát đi được nên cứ cấy xuống, ốc bươu vàng lại ăn cụt hết, phải cấy dặm lại. Đến nay, mới chục ngày mà vợ chồng tôi phải cấy đi, cấy lại đến 4 lần, phun 3 lần thuốc diệt ốc bươu vàng mà vẫn chưa biết có được không".

Ngày
Ông Tô Văn Hợi và bà con nông dân đưa phóng viên đi xem những diện tích lúa mới cấy bị ốc bươu vàng cắn cụt. Ảnh: Trung Du

Còn đối với anh Vũ Công Thanh (sinh năm 1989, cùng trú tổ dân phố Bao Trình, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy) thì mọi việc còn tệ hại hơn.

"Từ vụ chiêm xuân 2023, gia đình tôi nhận lại tổng cộng 27 mẫu ruộng của bà con ở khu vực này để tích tụ ruộng đất, cấy lúa tập trung. Xui cho chúng tôi là cũng kể từ thời điểm đó, hoạt động tưới tiêu bình thường trước đây đã bị xáo trộn khi dòng chảy bị ảnh hưởng bởi việc san lấp, xây dựng KCN phía bên kia đường ven biển. Vụ mùa năm 2023, khi thu hoạch, lúa của toàn bộ chúng tôi ở đây bị nước ngập đến nửa bông, chưa kịp gặt thì thóc đã nảy mầm. Đến vụ chiêm xuân năm nay, lúa vừa gieo cấy xuống đã bị ốc bươu vàng ăn sạch, chết hết nên phải cấy đi dặm lại nhiều lần" - anh Thanh cho hay.

Anh Vũ Công Thanh bên ruộng lúa nhà mình mới cấy đi cấy lại do bị ốc bươu vàng ăn cụt. Ảnh: Trung Du
Anh Vũ Công Thanh bên ruộng lúa nhà mình phải cấy đi cấy lại do bị ốc bươu vàng ăn cụt. Ảnh: Trung Du

Vẫn theo anh Thanh, với lượng diện tích gieo cấy lớn, gia đình anh đã phải tiêu tốn hơn 20 triệu đồng tiền mua thuốc diệt ốc bươu vàng, rồi tiền công thuê người cấy dặm. Vậy mà đến nay, nhiều diện tích vẫn còn đang trắng đồng.

Ngày 27.2 vừa qua, anh đã làm đơn kiến nghị gửi đến UBND huyện Thái Thụy, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện về sự việc nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức.

Không thể vì tập trung phát triển công nghiệp mà lơ là sản xuất nông nghiệp

Bà Tô Thị Hương (sinh năm 1973, cũng trú tổ dân phố Bao Trình, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy) cho biết thêm: "Gia đình tôi cấy 5 sào 10 miếng cũng chung cảnh ngộ như các hộ xung quanh. Cứ cấy xuống, lúa lại bị ốc bươu vàng ăn chết hết, đến nay cấy đi cấy lại vẫn chưa xong.

Thuốc diệt ốc bươu vàng cũng đã phun xuống ruộng nhiều nhưng do nước ngập cao, hàm lượng thuốc bị pha loãng nên ốc thì chẳng chết mà lúa vẫn chết".

Lúa
Lúa chết, cấy dặm lại nhiều lần, vẫn chết. Nhiều bà con chán ngán không còn muốn cấy lại thêm nữa... Thậm chí, đã có bà con định vụ chiêm xuân này bỏ ruộng, đợi vụ mùa mới cấy tiếp do quá bức xúc, mệt mỏi. Ảnh: Trung Du
Liên quan
Người nông dân mong mỏi chính quyền địa phương các cấp tại tỉnh Thái Bình, huyện Thái Thụy quan tâm hơn nữa đến công tác tưới tiêu phục vụ trồng cấy, sản xuất lúa để bà con yên tâm bám ruộng, bám đồng. Ảnh: Trung Du
TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Báo cáo vụ việc nước sạch có màu đục, vị mặn sau phản ánh của Báo Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau các bài viết phản ánh của Báo Lao Động, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thái Bình đã có báo cáo gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về kết quả kiểm tra việc cấp nước không đảm bảo chất lượng, nước sạch sinh hoạt bị đục, có vị mặn, lợ xảy ra cục bộ ở một số nơi, một số thời điểm trong tỉnh.

Mương thoát nước đen kịt, bốc mùi hôi thối ở Thái Bình

Hà Vi |

Hệ thống mương thoát nước chạy qua địa bàn hai thôn Duyên Hà và Lãm Khê (xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) hơn 10 năm nay là nỗi ám ảnh của người dân địa phương khi thường xuyên trong tình trạng đen kịt, ô nhiễm và bốc mùi hôi thối.

Thái Bình: Họp khẩn giải quyết sự cố cống Bồng He sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Ngay sau khi Báo Lao Động phản ánh sự cố vận hành cống Bồng He gây ngập lụt, dẫn đến thiệt hại về cây cối hoa màu, thủy sản của người dân xã Nam Hồng (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) - Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình đã khẩn trương tổ chức họp với Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện Tiền Hải, nhằm xem xét toàn diện, chỉ đạo giải quyết thỏa đáng vụ việc.

Sớm đưa thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn trên tàu hàng Biển Đỏ về nước

Thanh Hà |

Chiều 14.3, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về việc hỗ trợ đưa thi hài Đại phó Đặng Duy Kiên - thuyền viên tàu True Confidence bị tập kích khi đi qua Biển Đỏ ngày 6.3 - về nước.

Loạt sự kiện thể thao đỉnh cao được kỳ vọng giúp Bình Định hút khách

Luân Thảo |

Bình Định - Là 2 sự kiện tâm điểm của tuần lễ "Amazing Binh Dinh Fest" diễn ra tại TP Quy Nhơn trong 10 ngày cuối tháng 3.2024, Giải đua thuyền máy F1H2O và Giải mô tô nước quốc tế UIM-ABP Aquabike được kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo du khách đến với miền "đất võ trời văn".

Lý do giá xăng chỉ giảm 10 đồng

Cường Ngô |

Mỗi lít xăng giảm 10-20 đồng, trong khi các mặt hàng dầu tăng 70-300 đồng tùy loại, từ 15h hôm nay. Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên được liên Bộ Công Thương - Tài chính lý giải là nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường.

Thu hồi hơn 1.000m2 đất công bị "phù phép" thành đất tư sau phản ánh của Lao Động

Minh Nguyễn - Khánh Linh |

Hòa Bình - Hơn 1.000m2 đất công ích bị "phù phép" thành đất tư đã được thu hồi sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động.

Giá vàng "nhảy múa", kẻ chốt lời, người tranh thủ mua gom

Đền Phú - Thùy Linh |

Sau khi giảm sốc vào phiên 13.3, giá vàng đã tăng mạnh trở lại trong các phiên giao dịch hôm nay (14.3). Nhiều cửa hàng kinh doanh vàng trên địa bàn Hà Nội vẫn đón lượng khách lớn tới giao dịch.

Báo cáo vụ việc nước sạch có màu đục, vị mặn sau phản ánh của Báo Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau các bài viết phản ánh của Báo Lao Động, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thái Bình đã có báo cáo gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về kết quả kiểm tra việc cấp nước không đảm bảo chất lượng, nước sạch sinh hoạt bị đục, có vị mặn, lợ xảy ra cục bộ ở một số nơi, một số thời điểm trong tỉnh.

Mương thoát nước đen kịt, bốc mùi hôi thối ở Thái Bình

Hà Vi |

Hệ thống mương thoát nước chạy qua địa bàn hai thôn Duyên Hà và Lãm Khê (xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) hơn 10 năm nay là nỗi ám ảnh của người dân địa phương khi thường xuyên trong tình trạng đen kịt, ô nhiễm và bốc mùi hôi thối.

Thái Bình: Họp khẩn giải quyết sự cố cống Bồng He sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Ngay sau khi Báo Lao Động phản ánh sự cố vận hành cống Bồng He gây ngập lụt, dẫn đến thiệt hại về cây cối hoa màu, thủy sản của người dân xã Nam Hồng (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) - Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình đã khẩn trương tổ chức họp với Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện Tiền Hải, nhằm xem xét toàn diện, chỉ đạo giải quyết thỏa đáng vụ việc.