Quy định hộ dân tộc thiểu số phải lập dự án, đấu thầu mới được hỗ trợ là bất khả thi

Thanh Hải |

Sau hơn 2 năm triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, đến nay, tại nhiều địa phương trên cả nước, dự án vẫn còn nằm... trên giấy. Hàng trăm ngàn tỉ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ đã "đóng băng" trong Kho bạc. Dân nghèo vẫn cảnh nhà tạm, bấp bênh…

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, trong đó chính sách hỗ trợ tiền giúp hộ nghèo làm nhà ở (Dự án 1), tập trung hỗ trợ cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, với tổng nguồn vốn lên đến 137.664 tỉ đồng. Nhưng, sau hơn 2 năm triển khai, nhiều địa phương trên cả nước đều rơi vào tình trạng tiền nằm im trong Kho bạc, dân nghèo vẫn chờ dự án.

Khi có chủ trương, nhiều địa phương ở miền Trung như: Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam... lập tức triển khai ngay từ năm 2021, 2022. Thậm chí, chính quyền xã, huyện đã ứng tiền cho dân để dỡ bỏ nhà cũ, nhà có nguy cơ sập đổ trong mùa mưa... để làm ngay nhà mới. Tuy nhiên, sau khi "đọc kỹ" quy định thì mới vỡ lẽ ra là đã vận dụng chính sách sai lệch so chủ trương của Trung ương, dùng sai nguồn vốn để bố trí giúp dân.

Dân nghèo miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao làm xong nhà là "ôm nợ", dở khóc dở cười. Chính quyền cơ sở thì "ôm đầu" vì thực hiện sai chủ trương, gỡ đâu cũng vướng.

Đây là "vấn nạn" mà hầu hết các tỉnh thành ở Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc và miền Trung đang vướng. Đã gần 2/3 thời gian triển khai chương trình (giai đoạn 2021-2025) nhưng đến nay, nhiều địa phương chỉ mới giải ngân từ 17 - 40%. Nhiều tỉnh thành phải tạm dừng.

Lâu nay, việc hỗ trợ làm nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được các địa phương thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp. Nghĩa là không cần lập dự án, chỉ cần chứng minh hộ hưởng thụ đúng đối tượng là triển khai. Chính quyền địa phương nghiệm thu và thanh quyết toán.

Nhưng hỗ trợ hộ nghèo theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, quy định sử dụng vốn đầu tư công song hướng dẫn không rõ quy trình lập hồ sơ; chưa hướng dẫn là có lập dự án để hỗ trợ nhà ở hay không và cơ chế thanh toán hỗ trợ nhà ở từ nguồn vốn đầu tư như thế nào...

Quyết định 04 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ là sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Quy định công trình sử dụng vốn đầu tư công thì buộc phải lập dự án, tổ chức đấu thầu, thanh quyết toán theo Luật Đầu tư.

Đây chính là "tử huyệt" khiến chương trình ách tắc ở cơ sở. Tiền hỗ trợ cho người nghèo vùng sâu vùng xa, biên giới hẻo lánh, cho đồng bào dân tộc thiểu số mà quá nhiều quy định thiếu rõ ràng, cụ thể thì làm sao giải ngân thông suốt.

Đồng ý rằng, để giảm nghèo bền vững, để đồng tiền hỗ trợ của Chính phủ phải đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, cần phải có phương án cụ thể, chứng minh tính khả thi trước khi triển khai. Bởi thực tế, nếu làm không kỹ, phát tiền trực tiếp đến tay dân mà thiếu kiểm soát thì "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống". Thậm chí nhiều người cầm đi uống rượu, trả nợ, tiêu xài không vào mục đích sinh nhai, giảm nghèo.

Nhưng bắt buộc hộ nhà tạm vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số - những người vốn đói ăn, thiếu mặc, nhà ở tạm - phải lập dự án, đấu thầu theo Luật Đầu tư thì đúng là chuyện viễn tưởng.

Cán bộ xã, thôn cũng không thể làm thay. Mà nếu có được bộ hồ sơ dự án, đầy đủ các thủ tục đấu thầu theo Luật Đầu tư thì đó cũng là ngụy tạo, giả dối, là đối phó.

Mục tiêu dù cao cả, nhân văn và cấp thiết, nhưng chính sách triển khai thiếu thực tế, không hướng dẫn rõ ràng, gây khó thì hiệu quả cuối cùng không cao, chưa nói là bế tắc như chương trình hỗ trợ dân nghèo, dân tộc thiểu số làm nhà ở hiện nay.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Xác định trách nhiệm địa phương làm chưa tốt chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, phải xác định được trách nhiệm của đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục cụ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào vấn đề trọng tâm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, dự thảo báo cáo về ba Chương trình mục tiêu quốc gia cần chắt lọc hơn nữa, làm nổi bật hơn nữa các kiến nghị của Đoàn giám sát; các nhận định, đánh giá, kiến nghị cần “thật đắt, thật trúng”; có những kiến nghị cụ thể, đã “chín” để kiến nghị ra Quốc hội.

Có địa phương không huy động được vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Kết quả giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023 tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Gia Lai, Tây Ninh, Trà Vinh đạt rất thấp, áp lực giải ngân số vốn còn lại lớn. Nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình giảm mạnh, có địa phương không huy động được.

Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc các chương trình mục tiêu quốc gia

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chiều ngày 4.8, tại tỉnh Bạc Liêu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiến độ 3 chương trình mục tiêu quốc gia khu vực miền Trung, Tây Nguyên còn chậm

Xuân Nhàn |

Chiều 20.7, tại TP. Quy Nhơn, Bình Định, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã làm việc (trực tiếp và trực tuyến) với 19 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ giúp quản lý "cơn sốt" nhân tài

Vương Trần |

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhân tài Việt Nam; thiết lập, phát triển mạng lưới Nhân tài Việt Nam toàn cầu, các giải pháp cải thiện chỉ số của Việt Nam trong bảng xếp hạng Chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu...

Bỏ 10 triệu đồng để ngồi ăn 15 phút lửng lơ trên đỉnh thác nước ở Brazil

Minh Anh |

Một cặp đôi khiến cộng đồng mạng sửng sốt với bữa ăn trên chiếc bàn treo lơ lửng ở thác nước cao 90 mét, tương đương tòa nhà 30 tầng ở Brazil.

Nghệ An: Làm rõ vụ một nam sinh 13 tuổi chết đuối trong bể bơi trường học

Quỳnh Trang |

Chiều 24.8, một lãnh đạo UBND phường Hà Huy Tập, TP Vinh Nghệ An, cho biết chính quyền địa phương đang yêu cầu Trường THPT Nguyễn Trường Tộ báo cáo, làm rõ vụ một nam sinh 13 tuổi chết đuối trong bể bơi trường này.

Xác định trách nhiệm địa phương làm chưa tốt chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, phải xác định được trách nhiệm của đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục cụ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung vào vấn đề trọng tâm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, dự thảo báo cáo về ba Chương trình mục tiêu quốc gia cần chắt lọc hơn nữa, làm nổi bật hơn nữa các kiến nghị của Đoàn giám sát; các nhận định, đánh giá, kiến nghị cần “thật đắt, thật trúng”; có những kiến nghị cụ thể, đã “chín” để kiến nghị ra Quốc hội.

Có địa phương không huy động được vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Kết quả giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023 tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Gia Lai, Tây Ninh, Trà Vinh đạt rất thấp, áp lực giải ngân số vốn còn lại lớn. Nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình giảm mạnh, có địa phương không huy động được.

Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc các chương trình mục tiêu quốc gia

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chiều ngày 4.8, tại tỉnh Bạc Liêu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiến độ 3 chương trình mục tiêu quốc gia khu vực miền Trung, Tây Nguyên còn chậm

Xuân Nhàn |

Chiều 20.7, tại TP. Quy Nhơn, Bình Định, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã làm việc (trực tiếp và trực tuyến) với 19 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.