Mỗi nhà báo phải là một sứ giả văn hoá

Hoàng Lâm |

Tròn 1 năm trước, ngày 21.6.2022, phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí được phát động. Sự chuyển biến ở nhiều cơ quan báo chí cho thấy phong trào đã đi vào thực chất.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam - đã khẳng định: Báo chí là văn hóa thì tất nhiên đòi hỏi người làm báo phải có văn hóa, nhà báo coi tác nghiệp của mình là hoạt động văn hóa, có văn hóa là yêu cầu quán xuyến cuộc đời nghề nghiệp của bất kì ai dấn thân vào nghề báo, viết văn hay làm nghệ thuật.

Nghĩa là văn hoá trong hoạt động báo chí không phải là điều gì xa lạ, to tát mà nó phải thể hiện ngay từ quá trình tác nghiệp, từng dòng tin, khuôn hình… Nhà báo phải coi tác nghiệp là một hoạt động văn hoá.

Nhưng tại sao vấn đề văn hoá trong cơ quan báo chí lại được quan tâm hơn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Là bởi, trong quá trình phát triển của kinh tế, xã hội, công nghệ… vẫn còn không ít nhà báo, cơ quan báo chí xa rời các chuẩn mực văn hóa, thậm chí có những hành vi, biểu hiện lệch chuẩn, chạy theo xu hướng thương mại hóa, biến tờ báo thành công cụ phục vụ thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng, xa rời nhiệm vụ chính trị và giá trị nhân văn.

Tại Đại hội Hội Nhà báo toàn quốc nhiệm kì 2021-2025, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (khi đó là Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư) đã rất thẳng thắn nhìn nhận: “Một bộ phận nhà báo còn thiếu tính chuyên nghiệp; thiếu tinh thần tự học, tự bồi dưỡng; thậm chí có tình trạng chữ nghĩa vụng về, cẩu thả; trình độ tin học, ngoại ngữ, hiểu biết thông lệ, luật pháp quốc tế và giao lưu quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông kĩ thuật số…

Một số cơ quan báo chí và người làm báo chạy theo thị hiếu tầm thường, lợi ích cá nhân, sa đà vào thông tin mặt trái của xã hội, thiếu tính nhân văn, phản giáo dục, thậm chí làm sai lệch bản chất sự việc”.

Khi xa rời văn hoá, nhà báo đã không làm tròn nhiệm vụ, bổn phận của mình. Chỉ có những nhà báo - văn hoá mới có thể xây dựng được những cơ quan báo chí có văn hoá. Để trở thành cơ quan báo chí văn hóa, phải đáp ứng được 4 tiêu chuẩn: Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp - Thượng tôn pháp luật - Có môi trường công sở văn hóa - Có thương hiệu, uy tín, tầm ảnh hưởng.

Đạo đức trong sạch, thượng tôn pháp luật, tự khắc nhà báo, cơ quan báo chí sẽ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất cách mạng của người chiến sĩ cầm bút trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, hành nghề có trách nhiệm với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân, với gia đình, đồng nghiệp.

Mỗi nhà báo phải là một sứ giả văn hoá, mỗi cơ quan báo chí phải là những con thuyền văn hoá trong dòng chảy của dân tộc.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Lê Ngọc Sơn: "Nhà báo sau khi viết xong, phải cảm thấy thanh thản"

Hiền Hương (thực hiện) |

Lê Ngọc Sơn là Chủ tịch sáng lập và điều hành Hãng Quản trị Berlin Crisis Solutions (BCS) tại Đức. Trước khi sang Đức học tập và làm việc, Lê Ngọc Sơn đã có thời gian cộng tác với Báo Lao Động từ năm 2004 - 2006. Hiện, anh vẫn tham gia viết bài cho nhiều tờ báo trong nước. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với chuyên gia truyền thông Lê Ngọc Sơn xung quanh thách thức của nhà báo và nghề báo giữa bối cảnh thời đại đầy biến động.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và “40 năm đi, yêu và viết”

Thảo Quyên |

Sáng ngày 17.6, cuốn hồi ký “40 năm đi, yêu và viết” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chính thức được ra mắt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Đây là cuốn hồi ký đánh dấu hành trình dài cầm bút của ông, hướng đến những người yêu thích nghề báo, đam mê phóng sự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Phạm Đông |

Sáng 13.6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi thăm và làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Gần 80 chuyên gia, nhà báo, luật sư góp ý chỉnh sửa Luật Báo chí 2016

KHÁNH AN |

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi - Luật Báo chí 2016 - Tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016”, gần 80 chuyên gia, nhà báo, luật sư, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí và luật học đã tham gia góp ý chỉnh sửa Luật Báo chí 2016.

Cản trở nhà báo trái phép, Đèo Cả không thể đuối lý lại muốn làm hòa

Duy Thiên |

Liên tiếp trong thời gian qua, nhà báo tác nghiệp bị cản trở, đe dọa, hành hung, dọa giết, thậm chí còn cả nghi vấn vu khống trắng trợn đang chờ làm rõ. Những kẻ côn đồ ấy - tiếc thay - có khi lại là những nhân sự chức trách của nhiều doanh nghiệp.

Tài sản kếch xù bị kê biên của cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Với cáo buộc Nguyễn Minh Quân - cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức dùng công ty sân sau thông thầu, trúng thầu, từ đó tiền lợi nhuận cả trăm tỉ đồng đổ về tài khoản, Cơ quan điều tra đã kê biên tài sản gồm nhiều biệt thự, khu đất của bị can.

Một trường đại học ở Hà Nội bị tước quyền tự chủ tuyển sinh trong 5 năm

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ra văn bản tước quyền tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm với Trường Đại học dân lập Phương Đông.

Tài chính thông minh: Mua bảo hiểm nhân thọ đừng tính lợi ích ngắn

Nhóm PV |

Chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số này, bà Nguyễn Thu Giang - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - cho rằng, nếu chấp nhận mất đi khoảng 40% phí bảo hiểm hàng năm để nhận về giá trị được bồi thường khi xảy ra biến cố thì việc đòi hỏi tham gia bảo hiểm nhân thọ phải có lãi là không hợp lý.

Lê Ngọc Sơn: "Nhà báo sau khi viết xong, phải cảm thấy thanh thản"

Hiền Hương (thực hiện) |

Lê Ngọc Sơn là Chủ tịch sáng lập và điều hành Hãng Quản trị Berlin Crisis Solutions (BCS) tại Đức. Trước khi sang Đức học tập và làm việc, Lê Ngọc Sơn đã có thời gian cộng tác với Báo Lao Động từ năm 2004 - 2006. Hiện, anh vẫn tham gia viết bài cho nhiều tờ báo trong nước. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với chuyên gia truyền thông Lê Ngọc Sơn xung quanh thách thức của nhà báo và nghề báo giữa bối cảnh thời đại đầy biến động.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và “40 năm đi, yêu và viết”

Thảo Quyên |

Sáng ngày 17.6, cuốn hồi ký “40 năm đi, yêu và viết” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chính thức được ra mắt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Đây là cuốn hồi ký đánh dấu hành trình dài cầm bút của ông, hướng đến những người yêu thích nghề báo, đam mê phóng sự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Phạm Đông |

Sáng 13.6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi thăm và làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Gần 80 chuyên gia, nhà báo, luật sư góp ý chỉnh sửa Luật Báo chí 2016

KHÁNH AN |

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi - Luật Báo chí 2016 - Tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016”, gần 80 chuyên gia, nhà báo, luật sư, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí và luật học đã tham gia góp ý chỉnh sửa Luật Báo chí 2016.

Cản trở nhà báo trái phép, Đèo Cả không thể đuối lý lại muốn làm hòa

Duy Thiên |

Liên tiếp trong thời gian qua, nhà báo tác nghiệp bị cản trở, đe dọa, hành hung, dọa giết, thậm chí còn cả nghi vấn vu khống trắng trợn đang chờ làm rõ. Những kẻ côn đồ ấy - tiếc thay - có khi lại là những nhân sự chức trách của nhiều doanh nghiệp.