Mất cứ điểm?

ANH ĐÀO |

Dù Big C khẳng định việc tạm dừng các đơn hàng chỉ là tạm thời và không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam. Nhưng một câu hỏi cần được đặt ra là chẳng hạn Big C hay các đại gia, chuỗi siêu thị thật sự nói “không” với hàng Việt thì điều gì sẽ xảy ra?

Hàng chục DN may mặc, buổi chiều ngày 3.7, đã giăng băng rôn biểu tình trước văn phòng đại diện Central Group, chủ sở hữu hệ thống BigC. Lý do: Hệ thống siêu thị này bất ngờ ngừng nhập hàng dệt may của DN Việt.

Nhưng nói “bất ngờ” là hoàn toàn không đúng.

Năm 2016, khi thị trường bán buôn, bán lẻ VN dậy sóng với ào ạt các thương vụ mua bán, sáp nhập, thôn tính, nguyên trưởng đoàn đàm phán VN gia nhập WTO, ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ Trưởng bộ Thương mại - từng nhìn nhận: “Không có cách hiểu ngây thơ là các DN Thái mua lại hệ thống siêu thị Việt để tìm kiếm lợi nhuận từ bán lẻ. Cái họ tính chính là chiến lược xâm lấn hàng Thái sang VN. Từ các siêu thị lớn đã bị mua, hàng hóa Thái Lan nghiễm nhiên sang VN trong khi đó, hàng Việt bị đánh bật ra các hàng tạp hóa, vỉa hè, lòng lề đường...

Và “Đây thực sự là thất bại bởi sân của mình không giữ được thì sao chúng ta có thể đi đá sân nước ngoài được”.

Không bất ngờ, vì làn sóng mua bán, thôn tính đã được nhìn thấy từ trước.

Không bất ngờ, bởi bán lẻ là một trong những ngành “mở” nhất “thoáng” nhất trong các cuộc đàm phán. “Sự biến” Big C hôm nay, có thể chỉ là “tạm dừng” để cơ cấu - như cách Big C trốn tránh làn sóng giận dữ, tẩy chay từ mạng xã hội, nhưng cũng có thể là một chỉ dấu nguy hiểm khi hàng ngoại nhập, sau các FTA có thể đánh bật hàng nội trên các kệ hàng siêu thị. Một câu hỏi cần được đặt ra: Chẳng hạn Big C hay một đại gia bán lẻ nào đó quay lưng với hàng Việt thì điều gì sẽ xảy ra?

Các nguyên tắc của kinh tế thị trường, cũng như các thỏa thuận trong các FTA cho thấy không một nhà nước, chính phủ nào có thể bắt một nhà bán lẻ, một chuỗi siêu thị phải bán một loại hàng hóa nào đó.

Có nghĩa rằng, nếu “cứ điểm kinh doanh” của DN bị mất, họ cũng không thể đòi hỏi, yêu cầu hay chờ đợi một sự bảo hộ mang tính chất nhà nước được.

“Cứ điểm” là từ của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh khi ông đánh giá vai trò của hệ thống bán lẻ đối với các DN. Độ mở của thị trường cũng như các cam kết từ các hiệp định thương mại cho thấy chỉ có DN mới tự giành giật lại “cứ điểm” của mình. Giành giật, bằng hàng hóa với chất lượng và giá thành có thể cạnh tranh. Chứ cái băng rôn giăng ra hôm nay, thực ra không thể là cách giải quyết rốt ráo được.

ANH ĐÀO
TIN LIÊN QUAN

Đừng để bãi rác ở Cầu Giấy trở thành núi rác

LÊ THANH PHONG |

Mấy ngày qua, hàng chục xe rác sau khi thu gom rác thải trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội chở thẳng ra bãi đất trống thuộc dự án Khu Đô thị mới Cầu Giấy và chất thành đống, bốc mùi hôi thối.

Vụ tranh chấp 30.000 tỉ: Hãy để tòa án làm việc của mình

Anh Đào |

Sự tố cáo trong vụ tranh chấp 30.000 tỉ đồng có vẻ chỉ là “cái vỏ” cho việc tranh chấp tài sản thừa kế trong nội bộ gia đình. Vì thế, phân xử thế nào đáng lẽ phải là việc của tòa án.

Miếng thịt không sạch, đừng nói chuyện EVFTA

LÊ THANH PHONG |

Những nỗ lực của Chính phủ trong nhiều năm qua đã đi đến việc ký kết Hiệp định thương mại tự do VN - EU (EVFTA).

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đừng để bãi rác ở Cầu Giấy trở thành núi rác

LÊ THANH PHONG |

Mấy ngày qua, hàng chục xe rác sau khi thu gom rác thải trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội chở thẳng ra bãi đất trống thuộc dự án Khu Đô thị mới Cầu Giấy và chất thành đống, bốc mùi hôi thối.

Vụ tranh chấp 30.000 tỉ: Hãy để tòa án làm việc của mình

Anh Đào |

Sự tố cáo trong vụ tranh chấp 30.000 tỉ đồng có vẻ chỉ là “cái vỏ” cho việc tranh chấp tài sản thừa kế trong nội bộ gia đình. Vì thế, phân xử thế nào đáng lẽ phải là việc của tòa án.

Miếng thịt không sạch, đừng nói chuyện EVFTA

LÊ THANH PHONG |

Những nỗ lực của Chính phủ trong nhiều năm qua đã đi đến việc ký kết Hiệp định thương mại tự do VN - EU (EVFTA).