Lễ hội trái thuần phong mỹ tục, không chỉ “giám sát” mà cần được loại bỏ

Hoàng Văn Minh |

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương giám sát chặt lễ hội đông người, loại bỏ hoặc thay thế tập tục không phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) gửi văn bản đến các địa phương đề nghị không để dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ trục lợi; không để xảy ra các hoạt động có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục tại các lễ hội.

Các lễ hội lớn đông người cần tập trung giám sát chặt là hội phết Hiền Quan và cầu trâu (Phú Thọ); lễ hội đúc Bụt, cướp phết, chọi trâu (Vĩnh Phúc); chùa Hương, đền Sóc (Hà Nội); khai ấn đền Trần (Nam Định); chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng).

Trước đó hồi cuối tháng 1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chủ tịch các tỉnh, thành không để xảy ra mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn, gọi hồn, cúng vong, cúng oan gia trái chủ tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Hoạt động tín ngưỡng biến tướng, lệch chuẩn, trục lợi phải bị xử lý.

Trong lĩnh vực văn hóa ở ta, một trong những hoạt động nhiều về số lượng có lẽ là lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán. Nhiều địa phương, ví như Nam Định, trong dịp Tết cổ truyền có đến 100 lễ hội các loại được tổ chức từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch.

Ngoài các lễ hội có truyền thống lâu đời, nhiều địa phương trong cả nước nhiều năm gần đây có “sáng tạo” ra nhiều lễ hội mới, phần lớn là lễ hội có yếu tố tâm linh để thu hút người dân và du khách, ví dụ như lễ hội Huyền Trân công chúa ở Thừa Thiên Huế.

Đáng nói là ngoài truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc thì bao nhiêu năm nay, các lễ hội xuân của chúng ta là mảnh đất màu mỡ để các hoạt động mê tín dị đoan “trăm hoa đua nở”.

Phổ biến nhất là hoạt động đốt đồ mã, vàng mã, nhét tiền lẻ lên tượng Phật, Thánh; tranh giành, giẫm đạp lên nhau để cướp lộc cầu may; rồi hầu đồng biến tướng, xem bói, đoán tướng, cúng sao giải hạn...

Điều này khiến ranh giới giữa chánh tín, giữa thực hành tôn giáo, tín ngưỡng với mê tín dị đoan trong cộng đồng có lúc, có nơi mong manh đến mức không thể nào phân biệt được.

Mặc dù luật (Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo và Bộ luật Hình sự năm 2015) đã quy định rất rõ các mức phạt tiền đến phạt tù các hành vi liên quan đến mê tín dị đoan.

Tuy nhiên, thực tế thì luật vẫn chưa đi vào cuộc sống, các hoạt động buôn thần bán thánh, phi văn hóa, phi chánh tín trong các lễ hội vẫn đã và đang tồn tại do “hiệu quả” về kinh tế của nó được “tiếp tay” bởi sự thiếu hiểu biết, mê muội của một bộ phận không nhỏ người dân, bất chấp sự nỗ lực vào cuộc của cơ quan chức năng các địa phương.

Bởi vậy, việc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đến hẹn lại phát văn bản yêu cầu các địa phương giám sát chặt lễ hội đông người, loại bỏ hoặc thay thế tập tục không phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển trong dịp Tết Nguyên đán là cần thiết.

Nhưng để hiệu quả hơn nữa, thì Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các địa phương, phải mạnh tay hơn nữa bằng những “chiến dịch” bài bản, cụ thể ngoài việc “giám sát”. Việc "loại bỏ hoặc thay thế tập tục không phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển" phải được làm mạnh mẽ thực chất.

Cuối cùng thì hãy cứ theo luật mà xử lý thật nghiêm, song song với việc tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức…

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Người dân đi lễ hội, chiêm bái văn minh dịp Tết

Ngọc Trang |

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, năm nay, lượng người dân, du khách tham gia lễ hội đầu xuân, chiêm bái tại các chùa chiền, di tích, khu du lịch tâm linh vẫn rất đông. Tuy nhiên, đa số người dân đều du xuân, lễ bái văn minh, tiết kiệm, giảm bớt tình trạng biến tướng, lệch chuẩn so với các năm trước.

Lào Cai tổ chức 80 lễ hội dịp Tết, doanh thu du lịch đạt 900 tỉ đồng

Bảo Nguyên |

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, du lịch Lào Cai đón khoảng 265.200 lượt khách, tổng thu đạt 900 tỉ đồng.

Thủ tướng chỉ đạo không để xảy ra mê tín dị đoan, cúng oan gia trái chủ

Phạm Đông |

Tối 30.1, Văn phòng Chính phủ thông tin, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội xuân 2024.

Bộ Nội vụ yêu cầu không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi tâm linh

Vương Trần |

Dịp Tết Giáp Thìn, Bộ Nội vụ tiếp tục phát đi yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi về tâm linh tại các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng.

Dẹp bỏ các hoạt động tuyên truyền xá lợi Phật theo lối mê tín dị đoan

Lê Thanh Phong |

Các loại xá lợi tóc, xá lợi xương, xá lợi máu của Đức Phật được lan truyền trên các mạng xã hội, đây là các hình thức mê tín dị đoan, không phải là tín ngưỡng tôn giáo.

Xe ôm công nghệ chạy không kịp thở, xe ôm truyền thống ế khách sau Tết

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Ngày đầu người dân Hà Nội bắt đầu đi làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại tăng cao, tài xế xe ôm công nghệ "chạy sô" liên tục. Trong khi đó, những người làm nghề xe ôm truyền thống vẫn ế khách.

Xe bồn bốc cháy trên cao tốc TPHCM - Trung Lương

Thành Nhân |

Chiếc xe bồn đang di chuyển trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương thì bất ngờ bốc cháy.

Mỹ có tin tình báo về năng lực hạt nhân mới mạnh mẽ của Nga

Thanh Hà |

Mỹ thông báo cho Quốc hội nước này và các đồng minh châu Âu về những tiến bộ của Nga trong vũ khí hạt nhân mới đặt trên không gian.

Người dân đi lễ hội, chiêm bái văn minh dịp Tết

Ngọc Trang |

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, năm nay, lượng người dân, du khách tham gia lễ hội đầu xuân, chiêm bái tại các chùa chiền, di tích, khu du lịch tâm linh vẫn rất đông. Tuy nhiên, đa số người dân đều du xuân, lễ bái văn minh, tiết kiệm, giảm bớt tình trạng biến tướng, lệch chuẩn so với các năm trước.

Lào Cai tổ chức 80 lễ hội dịp Tết, doanh thu du lịch đạt 900 tỉ đồng

Bảo Nguyên |

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, du lịch Lào Cai đón khoảng 265.200 lượt khách, tổng thu đạt 900 tỉ đồng.

Thủ tướng chỉ đạo không để xảy ra mê tín dị đoan, cúng oan gia trái chủ

Phạm Đông |

Tối 30.1, Văn phòng Chính phủ thông tin, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội xuân 2024.

Bộ Nội vụ yêu cầu không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi tâm linh

Vương Trần |

Dịp Tết Giáp Thìn, Bộ Nội vụ tiếp tục phát đi yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi về tâm linh tại các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng.

Dẹp bỏ các hoạt động tuyên truyền xá lợi Phật theo lối mê tín dị đoan

Lê Thanh Phong |

Các loại xá lợi tóc, xá lợi xương, xá lợi máu của Đức Phật được lan truyền trên các mạng xã hội, đây là các hình thức mê tín dị đoan, không phải là tín ngưỡng tôn giáo.