Làm rõ sự thật xá lợi tóc Đức Phật ở chùa Ba Vàng dù đã "trở về cố quốc"

Lê Thanh Phong |

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ngày 30.12, một lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, cơ quan này vừa có yêu cầu xác minh các thông tin liên quan về việc chùa Ba Vàng trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật”.

Mấy ngày qua, hàng ngàn người đến chùa Ba Vàng chiêm bái xá lợi tóc Đức Phật, có nhiều người xúc động rơi nước mắt, nhiều người van vái cầu xin. Cũng không ít người phản đối, cho rằng xá lợi tóc chuyển động là không có căn cứ khoa học, không có sức thuyết phục.

Vì sao rất nhiều người chen chúc đến chiêm bái xá lợi tóc Đức Phật như vậy, một phần do chùa Ba Vàng thông tin, rằng "Trải qua hơn 2.600 năm, sợi tóc vẫn còn nguyên vẹn. Hàng vạn nhân dân, phật tử đã tận mắt chứng kiến sợi tóc quay liên tục với nhiều hình dáng khác nhau, dù xung quanh không có gì để căng kéo hay điều khiển, khác hoàn toàn so với tóc của người bình thường".

Niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo luôn được tôn trọng, nhưng tín ngưỡng tôn giáo khác với những biến tướng dẫn đến sự mê lạc. Cho nên, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo Ban Phật giáo Quốc tế và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh chấn chỉnh các hoạt động không đúng với truyền thống của Phật giáo và xử lý nghiêm theo giới luật Phật giáo, Hiến chương và Quy chế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nếu các tổ chức, cá nhân chức sắc Phật giáo liên quan đến vụ việc có sai phạm.

Nhưng tại thời điểm Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh làm việc, theo báo cáo, đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng - đã xuất ngoại, có thể đi Lào. Còn xá lợi tóc Đức Phật hiện cũng không có ở chùa Ba Vàng.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh thông tin: "Đại diện nhà chùa cho chúng tôi biết xá lợi đã được hộ tống lên máy bay để trả về cố quốc”.

Liệu vật được cho là xá lợi tóc Đức Phật đã trở về cố quốc thì có thể làm rõ được không?

Để xác minh ai là người đưa xá lợi tóc Đức Phật về nước, chuyến bay nào, giờ ngày nào, từ chùa nào ở Myanmar là chuyện quá dễ.

Xin thưa, nếu là xá lợi tóc Đức Phật thật thì đó là vật "quốc bảo" của Myanmar. Muốn "cung thỉnh" được ra khỏi đất nước này là chuyện hoàn toàn không đơn giản. Vậy thì, thủ tục giữa chùa Ba vàng và chùa Parami - Bảo tàng Xá lợi Phật Quốc tế Parami (Myanmar) như thế nào?

Những người nào hộ tống vật được cho là xá lợi tóc Đức Phật lên máy bay về cố quốc, đi chuyến bay nào, phía Myanmar làm thủ tục như thế nào?

Xin lưu ý, nếu là xá lợi tóc Đức Phật thật thì việc đón "trở về cố quốc" phải là một đại lễ trang trọng, thiêng liêng. Điều này cũng dễ kiểm chứng.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị thẩm định nguồn gốc xá lợi tóc Đức Phật trưng bày tại chùa Ba Vàng

Vương Trần |

Ban Tôn giáo Chính phủ đã trao đổi và có văn bản gửi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị thẩm định nguồn gốc “xá lợi tóc Đức Phật” được trưng bày tại chùa Ba Vàng trong những ngày qua để có thông tin chính thức về sự việc.

Tạm dừng trùng tu Chùa Cầu Hội An là cách "sửa sai" sau khi làm ẩu

Thanh Hải |

Sau 1 năm khởi công dự án trùng tu, Chùa Cầu đã tháo dỡ hoàn toàn thì Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn yêu cầu tạm dừng, chờ lấy thêm ý kiến, đánh giá cẩn trọng, đảm bảo tính chân xác của di tích...

Chùa cổ Trà Phương và hai pho tượng bảo vật quốc gia thời Mạc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa thuộc làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc tự. Trải suốt hơn 400 năm tồn tại, chùa Trà Phương nhiều lần trùng tu, tôn tạo theo những thăng trầm của lịch sử dân tộc và sự thịnh suy của đạo Phật Việt Nam.

Chính thức điều chỉnh lộ trình tăng học phí đại học

Vân Trang |

Mức trần học phí đại học từ năm học 2023-2024 đến năm học 2026-2027 được điều chỉnh theo hướng lùi 1 năm so với lộ trình tại Nghị định 81.

Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, thi công 3 ca 4 kíp các dự án giao thông

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "không thua đại dịch", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" thi công "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên lễ, xuyên Tết để đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông.

Bắt đầu triển khai kiểm thử giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế điện tử từ 1.4

Thuỳ Linh |

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, từ ngày 1.4.2024 là thời điểm bắt đầu triển khai kiểm thử Giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử và Giấy hẹn khám lại điện tử.

TPHCM bắt đầu cho người dân đăng ký thuê vỉa hè để kinh doanh, giữ xe

MINH QUÂN |

TPHCM - Từ ngày 1.1.2024, TPHCM chính thức thu phí sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè với mức 20.000 - 350.000 đồng/m2. Một số quận đã bắt đầu kẻ vạch vỉa hè, cho người dân đăng ký sử dụng và đóng phí.

Trải nghiệm điểm du lịch OCOP 4 sao đầu tiên của ĐBSCL ngày đầu năm

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Ghi nhận tại Làng du lịch Mỹ Khánh (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) - điểm du lịch vừa được chứng nhận sản phẩm du lịch OCOP 4 sao đầu tiên của TP Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ngay trong dịp Tết Dương lịch 2024, nơi đây thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan, trải nghiệm.

Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị thẩm định nguồn gốc xá lợi tóc Đức Phật trưng bày tại chùa Ba Vàng

Vương Trần |

Ban Tôn giáo Chính phủ đã trao đổi và có văn bản gửi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị thẩm định nguồn gốc “xá lợi tóc Đức Phật” được trưng bày tại chùa Ba Vàng trong những ngày qua để có thông tin chính thức về sự việc.

Tạm dừng trùng tu Chùa Cầu Hội An là cách "sửa sai" sau khi làm ẩu

Thanh Hải |

Sau 1 năm khởi công dự án trùng tu, Chùa Cầu đã tháo dỡ hoàn toàn thì Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn yêu cầu tạm dừng, chờ lấy thêm ý kiến, đánh giá cẩn trọng, đảm bảo tính chân xác của di tích...

Chùa cổ Trà Phương và hai pho tượng bảo vật quốc gia thời Mạc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa thuộc làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc tự. Trải suốt hơn 400 năm tồn tại, chùa Trà Phương nhiều lần trùng tu, tôn tạo theo những thăng trầm của lịch sử dân tộc và sự thịnh suy của đạo Phật Việt Nam.