Người dân đi lễ hội, chiêm bái văn minh dịp Tết

Ngọc Trang |

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, năm nay, lượng người dân, du khách tham gia lễ hội đầu xuân, chiêm bái tại các chùa chiền, di tích, khu du lịch tâm linh vẫn rất đông. Tuy nhiên, đa số người dân đều du xuân, lễ bái văn minh, tiết kiệm, giảm bớt tình trạng biến tướng, lệch chuẩn so với các năm trước.

Chiêm bái văn minh

Sáng 14.2 (tức mùng 5 Tết Giáp Thìn), hội gò Đống Đa khai mạc tại Hà Nội. Lễ hội năm nay cũng là dịp kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2024).

Bà Mạc Thị Hòa (69 tuổi, Hải Dương), cho biết, từ 2014 đến nay, năm nào bà cũng đưa cháu trai đến Hà Nội vào dịp Tết để tham gia lễ hội gò Đống Đa. Năm nay bà Hòa cùng đoàn tế lễ di chuyển từ Hải Dương lúc 3h sáng đến Hà Nội để về dự khai hội.

Lễ hội chùa Hương năm 2024 có chủ đề: Lễ hội chùa Hương “An toàn, Văn minh, Thân thiện”. Năm nay, ban tổ chức đã có những đổi mới trong công tác tổ chức lễ hội, đảm bảo an toàn, văn minh và thân thiện.

Tại chùa Hương, lượng người dân, du khách đến tham quan, chiêm bái đầu năm vẫn rất đông, ước tính lên đến hơn 50.000 lượt, tính từ 30 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết Mùng 3 Tết Giáp Thìn. Trong đó, tính riêng ngày Mùng 3 - ngày đầu tiên bán vé của mùa lễ hội năm 2024, đã có hơn 21.000 lượt người đến đây du xuân, lễ Phật.

Ghi nhận đến ngày 14.2 (mùng 5 Tết), trước khai hội, lượng khách đổ về chùa Hương vẫn đông đúc.

Đối mặt với lượng khách cực lớn đổ về, Ban Quản lý Khu di tích và Thắng cảnh Hương Sơn kết hợp với địa phương đã tổ chức hoạt động tiếp đón, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách tham quan, chiêm bái. Từ việc công khai giá vé tham quan, dịch vụ, bố trí nơi bán vé đi đò, xe điện đến khu vực gửi đỗ xe cho khách từ xa đến, đều được chuẩn bị chu đáo từ trước.

Chị Trần Thị Huyền (40 tuổi, Hưng Yên) cho biết: các điểm bán hàng quà bánh, vàng mã trong Khu di tích có giá cả phải chăng, không có tình trạng chặt chém, nâng giá quá cao.

Về việc người dân đi lễ hội, chiêm bái đầu xuân văn minh, tiết kiệm hơn trước, TS Mai Anh Tuấn - Giảng viên Đại học Văn hóa Hà Nội - bày tỏ quan điểm: “Sau thời gian các lễ hội “biến tướng”, rối loạn thì giờ đây, có thể nói, người dân đã bắt đầu điều chỉnh cảm xúc và hành vi của mình. Chúng ta bắt đầu thấm thía hơn những gì đáng quý, những gì là sức mạnh bên trong để đương đầu, vượt qua biến cố chứ không phải là những yếu tố bên ngoài.

Nếu duy trì tinh thần này được lâu, tôi tin, tất cả chúng ta sẽ có thêm nhiều lễ hội văn minh, ý nghĩa và phù hợp với từng địa phương”.

Tăng cường công tác quản lý

Ông Phạm Văn Tạo - nhân viên Ban Quản lý Di tích chùa Côn Sơn (TP Chí Linh, Hải Dương) - cho biết, năm nay, lượng khách đến chùa du xuân, lễ Phật đầu năm vẫn rất đông. Nhà chùa không cấm người dân đốt vàng mã, nhưng hạn chế số lượng và phải đốt đúng nơi quy định.

Đồng thời, lực lượng bảo vệ, dân phòng địa phương kết hợp với công an thành phố được huy động đảm bảo an ninh trật tự vừa tuyên truyền, ngăn chặn các hành vi mê tín dị đoan diễn ra trong chùa trước và sau Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

Các hoạt động tuân theo văn bản chỉ đạo của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Văn bản nêu rõ các nội dung về việc quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định, Chỉ thị, Công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Giáp Thìn 2024.

Đồng thời, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội; đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi; hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc...

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg ngày 30.1.2024 về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.

Ngọc Trang
TIN LIÊN QUAN

Lễ hội trái thuần phong mỹ tục, không chỉ “giám sát” mà cần được loại bỏ

Hoàng Văn Minh |

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương giám sát chặt lễ hội đông người, loại bỏ hoặc thay thế tập tục không phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Gầu Tào - lễ hội độc đáo về bình đẳng giới của người H’Mông vùng biên giới

Cao Chung |


Lào Cai - Gầu Tào là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc H’Mông vùng biên giới với những nghi thức, hoạt động mang đậm truyền thống bản sắc văn hóa.

Những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam

NHÓM PV |

Những ngày đầu xuân mới, trong không khí vui tươi phấn khởi của thiên nhiên đất trời, nhiều những lễ hội truyền thống trên khắp đất nước bắt đầu khai hội phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân và cũng để đón du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.

Không bày bán nhưng vẫn nhận ship thịt thú rừng ở lễ hội chùa Hương

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trước sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, tình trạng bày bán thịt thú rừng tại lễ hội chùa Hương đã không còn diễn ra. Tuy vậy, vẫn có tiểu thương nhận ship "hàng rừng" từ khu vực động Hương Tích ra bến đò suối Yến.

Chiêm ngưỡng pháo nặng gần 1 tấn ở lễ hội làng Đồng Kỵ

HẢI NGUYỄN - AN NGUYÊN |

Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ hàng năm diễn ra vào sáng mùng 4 tháng Giêng, kéo dài đến hết mùng 7.

Dòng người nô nức đổ về Hoà Bình tham dự lễ hội Chùa Tiên

Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Ngay từ sáng mùng 4 tháng Giêng, hàng chục nghìn du khách đã nô nức đổ về chùa Tiên (huyện Lạc Thuỷ) để tham gia lễ hội.

Nhà trọ cho khách đi lễ hội Chùa Hương giá chỉ hơn bát phở

ANH VŨ - TRẦN TUẤN |

Chặng đường tham quan dài và khá tốn sức tại Lễ hội chùa Hương khiến không ít du khách lo lắng, nhất là trong việc tìm nơi nghỉ chân giữa cuộc hành trình.

Lạng Sơn sẽ xây dựng công trình tưởng niệm tại Pháo đài Đồng Đăng

Cẩm Hà |

Tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ xây dựng công trình tưởng niệm tại Pháo đài Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), địa điểm gắn liền với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Lễ hội trái thuần phong mỹ tục, không chỉ “giám sát” mà cần được loại bỏ

Hoàng Văn Minh |

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương giám sát chặt lễ hội đông người, loại bỏ hoặc thay thế tập tục không phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Gầu Tào - lễ hội độc đáo về bình đẳng giới của người H’Mông vùng biên giới

Cao Chung |


Lào Cai - Gầu Tào là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc H’Mông vùng biên giới với những nghi thức, hoạt động mang đậm truyền thống bản sắc văn hóa.

Những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam

NHÓM PV |

Những ngày đầu xuân mới, trong không khí vui tươi phấn khởi của thiên nhiên đất trời, nhiều những lễ hội truyền thống trên khắp đất nước bắt đầu khai hội phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân và cũng để đón du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.

Không bày bán nhưng vẫn nhận ship thịt thú rừng ở lễ hội chùa Hương

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trước sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, tình trạng bày bán thịt thú rừng tại lễ hội chùa Hương đã không còn diễn ra. Tuy vậy, vẫn có tiểu thương nhận ship "hàng rừng" từ khu vực động Hương Tích ra bến đò suối Yến.

Chiêm ngưỡng pháo nặng gần 1 tấn ở lễ hội làng Đồng Kỵ

HẢI NGUYỄN - AN NGUYÊN |

Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ hàng năm diễn ra vào sáng mùng 4 tháng Giêng, kéo dài đến hết mùng 7.

Dòng người nô nức đổ về Hoà Bình tham dự lễ hội Chùa Tiên

Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Ngay từ sáng mùng 4 tháng Giêng, hàng chục nghìn du khách đã nô nức đổ về chùa Tiên (huyện Lạc Thuỷ) để tham gia lễ hội.

Nhà trọ cho khách đi lễ hội Chùa Hương giá chỉ hơn bát phở

ANH VŨ - TRẦN TUẤN |

Chặng đường tham quan dài và khá tốn sức tại Lễ hội chùa Hương khiến không ít du khách lo lắng, nhất là trong việc tìm nơi nghỉ chân giữa cuộc hành trình.