Khác gì "khai tử"!

Anh Đào |

Sự kiện Con Cưng cho thấy sự mong manh của doanh nghiệp (DN) trước quản lý nhà nước và trước cả dư luận xã hội. Những cuộc kiểm tra với quy mô chưa từng có. Những phát ngôn vội vàng, thiếu căn cứ. Rút cục, là “bản án" dành cho DN một cách oan ức. Có lẽ, Con Cưng nên được xem như một tiền lệ trong cả hai khâu đề xuất và thực thi chính sách.

Nếu áp dụng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp DN nợ thuế) thì “đồng nghĩa với việc “khai tử” DN - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Phan Đức Hiếu vừa nhận định về các biện pháp cưỡng chế thu hồi thuế đang được đề xuất trong dự thảo Luật Quản lý thuế.

Tư duy của ông Hiếu rất đơn giản, nhưng cực kỳ chính xác: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký tác động tiêu cực là làm mất đi công ăn việc làm; mất hẳn khả năng trả nợ thuế; mất đi một DN và mất đi khoản thuế trong tương lai.

Mất ngay cả hiệu quả mục tiêu mà quy định ấy muốn hướng tới.

Cái mất quá nhiều, từ một quy định. Và cái mất, là cái mất cho cả nền kinh tế.

Nhưng quản lý nhà nước ở khía cạnh làm luật đang chỉ là một biểu hiện cho thấy sự mong manh của một DN mà thôi. Hôm qua, một luật sư đã ví dụ thân phận ấy trong “bản án chung thân” mà Con Cưng phải nhận khi mà giờ đây khách hàng/người quyết định hành vi mua sắm nhớ đến Con Cưng với “scandal nhãn mác” hơn là thấu hiểu nỗi oan khuất của một DN.

Chỉ từ một nghi vấn của khách hàng cho rằng Con Cưng cắt mác cũ và đính mác mới xuất xứ Thái Lan trên sản phẩm, lập tức 192 cuộc kiểm tra đã diễn ra trên toàn quốc tại hầu khắp các siêu thị.

Cuối cùng thì sao? Chính cơ quan chức năng kết luận những lỗi vi phạm của Con Cưng không lớn, chủ yếu là vi phạm hành chính.

Cuối cùng thì DN chịu thiệt hại không nhỏ.

Thân phận DN, những người tạo ra của cải vật chất và việc làm, những người làm nên sức mạnh của nền kinh tế phải chăng là quá mong manh, quá nhạy cảm, quá dễ tổn thương trước những hành vi thực thi chính sách và cả trong khâu thiết kế chính sách.

Kết luận việc kiểm tra đối với Con Cưng sẽ được đưa ra nay mai. Nhưng điều đó chỉ thực sự có ý nghĩa khi vụ Con Cưng được xem như một bài học. Một bài học mà từ đó, các công chức trong bộ máy nhà nước phải chịu trách nhiệm về hậu quả từ những hành vi công vụ gây ra. Một bài học để xem xét tính toán trong thiết kế chính sách.

Chúng ta đang nợ DN không chỉ một lời xin lỗi mà còn nợ cả một lời hứa để những bản án oan không lặp lại.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Thứ trưởng Bộ Công thương: Đánh giá hành vi từng cán bộ liên quan vụ Con Cưng

TX |

Chiều 30.8, trả lời câu hỏi về kết quả rà soát hoạt động kiểm tra của quản lý thị trường tại Công ty cổ phần Con Cưng, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Theo kế hoạch, ngày 31.8 sẽ có kết luận chính thức, chúng tôi sẽ có đánh giá chính thức về các vi phạm và thông báo rộng rãi.

Vụ Con Cưng bị "bầm giập": Nếu quản lý thị trường sai thì sao...

ĐỨC THÀNH |

Công ty Cổ phần Con Cưng không phải là doanh nghiệp đầu tiên phải chịu “sóng gió” đến “bầm giập” trong các đợt thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường (QLTT). 

Sau vụ Con Cưng, Bộ Công Thương thành lập tổ công tác "đặc biệt"

P.D |

Sau khi có kết luận cuối cùng về vi phạm của Con Cưng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định thành lập Tổ rà soát, đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty Cổ phần Con Cưng của Cục Quản lý thị trường. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Thứ trưởng Bộ Công thương: Đánh giá hành vi từng cán bộ liên quan vụ Con Cưng

TX |

Chiều 30.8, trả lời câu hỏi về kết quả rà soát hoạt động kiểm tra của quản lý thị trường tại Công ty cổ phần Con Cưng, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Theo kế hoạch, ngày 31.8 sẽ có kết luận chính thức, chúng tôi sẽ có đánh giá chính thức về các vi phạm và thông báo rộng rãi.

Vụ Con Cưng bị "bầm giập": Nếu quản lý thị trường sai thì sao...

ĐỨC THÀNH |

Công ty Cổ phần Con Cưng không phải là doanh nghiệp đầu tiên phải chịu “sóng gió” đến “bầm giập” trong các đợt thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường (QLTT). 

Sau vụ Con Cưng, Bộ Công Thương thành lập tổ công tác "đặc biệt"

P.D |

Sau khi có kết luận cuối cùng về vi phạm của Con Cưng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định thành lập Tổ rà soát, đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty Cổ phần Con Cưng của Cục Quản lý thị trường.