Hoãn xuất cảnh, lối thoát cho vấn nạn trốn đóng Bảo hiểm xã hội

Hoàng Văn Minh |

Cuối cùng thì vấn nạn trốn đóng Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp cũng có một lối thoát với việc Chính phủ đề xuất các biện pháp mạnh để xử lý.

Tại Tờ trình tiếp thu, giải trình ý kiến dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi giữa tháng 9, Chính phủ đề xuất nhiều biện pháp xử lý chậm, trốn đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với chủ doanh nghiệp chậm, trốn đóng từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt hành chính mà vẫn chây ì không đóng hoặc đóng không đủ tiền.

Với đơn vị nợ BHXH từ 12 tháng trở lên thì người đại diện pháp luật, người được ủy quyền sẽ bị hoãn xuất cảnh.

Nếu đề xuất này được thông qua sẽ là một bước đột phá rất lớn về giải pháp trong bối cảnh nợ bảo hiểm hàng năm tăng dần, diễn ra ở tất cả loại hình doanh nghiệp.

Thống kê của BHXH Việt Nam, cộng dồn đến hết năm 2022 cả nước có hơn 2,13 triệu lao động bị doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ một đến dưới ba tháng.

440.800 người bị nợ đóng từ ba tháng trở lên và gần 213.400 người bị "treo" sổ tại các doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động, nợ BHXH khó thu hồi.

Số đang bị nợ BHXH chiếm 17,4% tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc.

Việc chậm đóng diễn ra ở tất cả loại hình doanh nghiệp với số tiền phải tính lãi hơn 13.150 tỉ đồng.

Ngoài chế tài thì dự thảo còn bổ sung quy định giao cơ quan BHXH có quyền khởi kiện chủ sử dụng lao động chậm, trốn đóng BHXH sau khi đã xử lý hành chính mà vẫn vi phạm. Trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng theo quy định của Bộ luật Hình sự thì cơ quan BHXH kiến nghị khởi tố.

Đây cũng là một bước đột phá nữa bởi Luật hiện hành tuy có trao quyền cho tổ chức Công đoàn khởi kiện ra Tòa án nhưng gặp khó khăn vì phải được người lao động ủy quyền. Đặc biệt tại các doanh nghiêp có quy mô lớn, sử dụng tới hàng chục nghìn lao động thì việc lấy ủy quyền của từng lao động rồi mới đủ điều kiện khởi kiện dường như là bất khả thi.

Sự chồng chéo trong các luật khiến thực tế rất ít vụ việc bị xử lý về tội danh trốn đóng, dù cơ quan BHXH đã kiến nghị khởi tố gần 400 vụ. Và một nửa trong số này cơ quan điều tra xác định không khởi tố vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Thực tế lâu nay ở các địa phương, một trong những phần việc khó khăn nhất của hoạt động Công đoàn chính là vướng mắc pháp luật nên không có giải pháp toàn diện nào đối với vấn nạn các doanh nghiệp cố tình nợ, trốn đóng BHXH.

Tình trạng này không những gây bất ổn về quan hệ lao động mà còn thiệt thòi về quyền, lợi ích hợp pháp đối với người lao động vốn đã và đang bị nhiều sức ép từ việc làm khan hiếm, thu nhập thấp trong khi vật giá và mọi thứ cứ “leo thang”.

Ngừng sử dụng hoá đơn, cấm xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp nợ BHXH và chuyển giao cho đơn vị BHXH khởi kiện… không chỉ là cơ hội cho tổ chức Công đoàn có thêm công cụ bảo vệ người lao động, cho nguồn thu của BHXH mà còn là tin vui cho cả hàng triệu lao động trên cả nước.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Làm rõ thực trạng việc nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hà Anh |

Chiều 21.7, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Báo Bảo vệ pháp luật sẽ tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc”.

Phản ánh toàn diện thực trạng việc nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Chiều 21.7, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Báo Bảo vệ pháp luật sẽ tổ chức Hội thảo "Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc”.

Công nhân mong muốn xử lý nghiêm hành vi nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Hiện nay, tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn diễn ra ở một số doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ, chính sách và quyền lợi của người lao động…, do đó, công nhân lao động tỉnh Thái Nguyên đề nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng, đẩy mạnh việc thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

Đà Nẵng sẽ thanh tra doanh nghiệp có biểu hiện trốn đóng Bảo hiểm xã hội

Thùy Trang |

Tính đến cuối tháng 2.2023, Đà Nẵng có 173 doanh nghiệp trên địa bàn nợ tiền Bảo hiểm xã hội (BHXH) với tổng số tiền hơn 89 tỉ đồng. Thành ủy Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp ngay từ khi có biểu hiện trốn, chậm đóng BHXH.

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 29.9: Huy Hoàng vào chung kết 400m tự do nam

NHÓM PV |

Hôm nay (29.9), Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu ở 11 môn tại ASIAD 19 cùng hi vọng về những tấm huy chương tiếp theo.

Báo Lao Động và tỉnh Đồng Tháp hợp tác triển khai Chỉ thị của Thủ tướng về truyền thông chính sách

Tùng Linh |

Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 7/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách.

Phát hiện 160 cán bộ công an, nhà báo, bộ đội vi phạm nồng độ cồn

Việt Dũng |

Trong gần một tháng kiểm tra, các tổ công tác của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) phối hợp với lực lượng địa phương đã phát hiện, xử lý 160 công chức, công an, bộ đội đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, nhà báo… vi phạm nồng độ cồn.

Lý do Hà Nội không nên xén dải phân cách đường Khuất Duy Tiến

PHẠM ĐÔNG |

Trước đề xuất xén dải phân cách trên đường Khuất Duy Tiến tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, đây là một việc bất đắc dĩ, giải quyết tạm thời khó khăn về giao thông nhưng có thể tạo nên những nút thắt cổ chai, gây tác dụng ngược và lãng phí.

Làm rõ thực trạng việc nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hà Anh |

Chiều 21.7, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Báo Bảo vệ pháp luật sẽ tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc”.

Phản ánh toàn diện thực trạng việc nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Chiều 21.7, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Báo Bảo vệ pháp luật sẽ tổ chức Hội thảo "Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc”.

Công nhân mong muốn xử lý nghiêm hành vi nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Hiện nay, tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn diễn ra ở một số doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ, chính sách và quyền lợi của người lao động…, do đó, công nhân lao động tỉnh Thái Nguyên đề nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng, đẩy mạnh việc thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

Đà Nẵng sẽ thanh tra doanh nghiệp có biểu hiện trốn đóng Bảo hiểm xã hội

Thùy Trang |

Tính đến cuối tháng 2.2023, Đà Nẵng có 173 doanh nghiệp trên địa bàn nợ tiền Bảo hiểm xã hội (BHXH) với tổng số tiền hơn 89 tỉ đồng. Thành ủy Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp ngay từ khi có biểu hiện trốn, chậm đóng BHXH.