Hà Nội với 30 tháng 4

Trần Đức Chính |

Người Hà Nội đón chào quốc lễ 30-4 cũng khác với người các tỉnh thành. Ở miền Nam, ngày ấy náo nức đón quân giải phóng tiến về. Còn người miền Bắc thì khắc khoải chờ mong tin người ra đi trở lại. Chỉ có các bản đồ tiến công không có kế hoạch về nhà. Cứ lác đác mỗi người một hoàn cảnh.

Niềm vui như tách càphê phin Hà Nội cứ nhỏ từng giọt một. Trong gia đình chúng tôi cũng như nhiều, nhiều lắm gia đình khác, thỉnh thoảng lại có việc chính quyền đến báo tin liệt sĩ. Có lẽ, đây là dịp duy nhất có hát quốc ca trong các gia đình, trong các căn hộ chật chội ở các khu tập thể hay các ngôi nhà cũ kỹ được gọi là phố cổ.

Nhiều bạn bè tôi sau giải phóng được qua Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế… Về đến Hà Nội ứa nước mắt khi thấy tàu điện cũ kỹ chạy leng keng, xích lô, ba gác, gồng gánh đi bộ và những vết thương bom Mỹ đang được hàn gắn từng viên gạch khấp khểnh. Cuộc chiến tranh giải phóng đã kìm chân Hà Nội phát triển, có thể ví với các gia đình ăn độn khoai sắn, cơm rau đậu để dành của cải cho con em viễn chinh… Bên cạnh chiếc quạt tai voi Liên Xô sang trọng đã lác đác có chiếc quạt Hitachi 3 đầu gấu, chiếc tivi Sanyo to như chiếc tủ gỗ.

Cuộc sống mới cứ nhích lên từng ngày. Người Hà Nội không có kiểu à, ồ vì quê mình đổi mới không ngờ đâu. Nhiều gia đình còn lưu giữ kỷ niệm bao cấp, chiến tranh như chiếc bơ đong gạo, chiếc bình hoa trên ban thờ bằng vỏ đạn pháo, chiếc bình toong, chiếc ca uống nước gò bằng ống pháo sáng… Chỉ đến hôm nay, lớp cư dân, kể cả quan chức sống ở thủ đô mới giàu lên, các cụ ta gọi là giàu xổi, vào nhà họ không thấy bóng dáng quá khứ. Cũng là một tín hiệu vui, chất lượng sống đã tăng lên. Nhưng đến các xóm lao động hoặc ra ngoại thành, dù cơ sở hạ tầng đô thị đã đổi thay nhiều, văn minh hơn, hiện đại hơn, nhưng vào trong từng gia đình vẫn thấy nếp sống cũ, nói thẳng ra là cái nghèo cũ vẫn đeo bám, kể cả có người muốn lưu giữ. Quá khứ chiến tranh, nghèo đói với nhiều người không dễ “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Và với Hà Nội lại càng nhiều “nhà giàu cũng khóc”.

Dẫu sao thì 40 năm hòa bình cũng dài chẳng kém những năm bom đạn. Người Hà Nội vẫn chắt chiu từng giọt cuộc sống. Tháng tư đang chín rụng mùa xuân, mùa hạ đã chang chang, nhưng ngày nóng, đêm vẫn lạnh. Hoa loa kèn đang xuống giá vì nhiều. Đã có đào, mận, mơ Hương Tích. Trừ lớp trẻ, Hà Nội luôn chắt chiu từ niềm vui đến cả nỗi buồn, nhẫn nại đi lên và quyết không dừng lại…

 

 

Trần Đức Chính
TIN LIÊN QUAN

Thị trường chứng khoán diễn biến ra sao sau Tết Nguyên đán?

Thái Mạnh |

Sau dịp Tết Nguyên đán, các chuyên gia dự báo, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có thể bứt đà tăng trưởng nhờ mức định giá hấp dẫn, cùng với đó là hoạt động công bố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian tới, giúp thúc đẩy dòng tiền tham gia thị trường mạnh hơn.

Lo con uể oải sau kỳ nghỉ lễ, phụ huynh rèn con từ trong Tết

Linh Chi - Dương Anh |

Trên thực tế, việc học sinh phát sinh tâm lý uể oải sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là điều khó tránh khỏi. Theo chuyên gia tâm lý các phụ huynh nên có lịch trình hợp lý để học sinh làm quen dần cho tới khi đi học trở lại. Thói quen được dần hình thành thì khi con quay trở lại lớp học sẽ không cảm thấy quá ngại và mệt mỏi.

Không phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng sẽ là lãng phí rất lớn

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa, nếu chúng ta không có chính sách để tận dụng thời cơ và phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng thì đây sẽ là lãng phí rất lớn, có tác động tiêu cực về nhiều mặt và kéo dài qua nhiều thế hệ.

Châu Á chìm sâu trong giá rét suốt 3 ngày Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Hàn Quốc trải qua ngày lạnh nhất trong năm vào mùng 3 Tết Nguyên đán trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ... cũng trải qua đợt giá rét kỷ lục.

Nghệ sĩ Trung Anh: Rất hiếm để có người thứ hai như NSND Trần Tiến

Hải Minh |

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1954 bằng những vai hề chèo.

Ý nghĩa của những chữ thường được xin từ các ông đồ ngày xuân Quý Mão

Vương Trần |

Tục xin chữ đầu năm mới bắt nguồn từ tinh thần hiếu học, trọng chữ nghĩa – một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời xưa. Xin chữ viết từ ông đồ ngày đầu Xuân với ý nghĩa như xin một thứ lộc, tài, may mắn. 

Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Đầu năm đạp xe đi tìm dấu ấn 6 cửa ô của Hà Nội

Linh Nguyễn |

Buổi sớm ngày đầu năm, tìm về dấu ấn 6 cửa ô của Hà Nội trên chiếc xe đạp là cảm giác rất thú vị. Những ngày này phố ít hẳn tiếng động cơ của ô tô, xe máy. Xe đạp len lỏi vào làng, xuyên qua những con đường nhỏ bình yên...