"Hà Nội không vội được đâu"- như một lời nguyền

Anh Đào |

Dự án mở đường: Chậm tiến độ. Làm cái cầu sắt con con có 300m dài: Chậm. Đường sắt đô thị: Chậm. Điện rác chậm. Trạm bơm: Chậm. Như thế ứng “lời nguyền”: “Hà Nội không vội được đâu” vậy.

Dự án cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch tỉ lệ giải ngân 3,5%. Dự án cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên 3,2%. Dự án cầu Ngọc Hà 0,5%; Dự án đường sắt số 3: Thậm chí chỉ 0,1%.

Bảng liệt kê tiến độ các dự án giao thông cấp bách ở Thủ đô từng báo cáo thành phố hồi tháng 5.

Nhân dân là “người thường” nên không thể hiểu được. Chẳng hạn Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm. Dự án “trọng điểm” hẳn hoi. Tiền không nhiều và cũng không thiếu: Chỉ hơn 815 tỉ đồng. Toen hoẻn có 3,7km. Thế mà suốt từ năm 2019 - qua mốc dự kiến hoàn thành năm 2020, đến giờ, giữa năm 2022 nó vẫn đó: Trở thành một cái nút cổ chai không ngày nào không ùn tắc.

Hay như cái cầu vượt chữ C ở nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch. Cũng một trọng điểm giao thông. Mà chỉ có  300m cầu chứ đâu nhiều nhặn gì. Thế mà qua mốc hoàn thành rồi, giờ các đơn vị thi công vẫn “quyết liệt”, “đẩy nhanh tiến độ”, “đua với thời gian”.

Dự án mở đường: Chậm. Dự án làm cái cầu sắt con con: Chậm. Dự án đường sắt: Chậm - với niên độ tính bằng năm. Dự án điện rác chậm. Thật mỉa mai khi mà người dân đang nhắc lại “thành ngữ”: Hà Nội không vội được đâu.

Tất nhiên, Hà Nội cũng có những dự án không chậm giải ngân. Đó là dự án Trạm bơm Yên Nghĩa. Và lý do không “chậm giải ngân” là vì nó đã xong giải phóng mặt bằng đâu, dù được phê duyệt đã cả thập kỷ nay.

Yên Nghĩa suốt một thập kỷ giờ mới chỉ giải phóng mặt bằng được 20,5ha trên tổng diện tích giải phóng mặt bằng 30,74ha. Tính ra, mỗi năm giải phóng mặt bằng được 2ha.

Có một chi tiết trong phiên chất vấn tại Hội đồng nhân dân thành phố từ đại biểu Trần Dũng Hợp: “Hà Nội có nhiều trận mưa gây úng ngập cục bộ. Trong khi trạm bơm Yên Nghĩa chậm thực hiện 10 năm qua, đây có phải nguyên nhân gây úng ngập..?”.

Và câu trả lời của ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - như sau: Dự án trạm bơm Yên Nghĩa được TP.Hà Nội phê duyệt từ năm 2013, sau đó qua 2 lần phê duyệt điều chỉnh thực hiện đến năm 2021, nên “không phải chậm 10 năm mà chỉ chậm 6 tháng”.

Còn bao giờ mới hoàn thành thì còn phụ thuộc vào giải phóng mặt bằng.

Chậm không phải 10 năm mà chỉ 6 tháng, do chỉ tính từ lúc điều chỉnh phê duyệt. Khi nào hoàn thành thì còn phải giải phóng mặt bằng. Những câu trả lời vừa đỉnh cao trí tuệ vừa ráo hoảnh như là không liên quan, như đó là chuyện cung trăng.

Cho nên, Hà Nội - không vội được đâu - vẫn sẽ còn ùn tắc, còn ngập lụt, còn “cảng nước sâu Mỹ Đình, còn huyện đảo Cầu Giấy, còn Phượng Hoàng Cổ Nhuế”.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Ì ạch dự án cầu vượt Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch

Lan Nhi |

Với mức đầu tư khoảng 147 tỉ đồng, dự án cầu vượt Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch vừa xin lùi thời gian hoàn thành, khiến cho tâm lý nhiều người dân sinh sống trên tuyến phố không khỏi lo lắng, bất an.

Hà Nội: Toàn cảnh cụm công trình đầu mối Liên Mạc đang bị "treo" nhiều năm.

Thế Kỷ |

Hà Nội - Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc (giai đoạn I) dự kiến được thi công hoàn thành từ năm 2018 - 2020. Tuy nhiên sau nhiều năm, đến nay dự án vẫn "dậm chân tại chỗ".

Những dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ ở Hà Nội

Phương Thảo (T/H) |

Hà Nội - Dự án đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn – ga Hà Nội), cầu vượt tại nút giao An Dương, cầu vượt chữ C ở nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch là 3 trong số các dự án giao thông trọng điểm của Thủ đô có tỉ lệ giải ngân thấp và chậm tiến độ thi công so với kế hoạch ban đầu.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Ì ạch dự án cầu vượt Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch

Lan Nhi |

Với mức đầu tư khoảng 147 tỉ đồng, dự án cầu vượt Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch vừa xin lùi thời gian hoàn thành, khiến cho tâm lý nhiều người dân sinh sống trên tuyến phố không khỏi lo lắng, bất an.

Hà Nội: Toàn cảnh cụm công trình đầu mối Liên Mạc đang bị "treo" nhiều năm.

Thế Kỷ |

Hà Nội - Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc (giai đoạn I) dự kiến được thi công hoàn thành từ năm 2018 - 2020. Tuy nhiên sau nhiều năm, đến nay dự án vẫn "dậm chân tại chỗ".

Những dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ ở Hà Nội

Phương Thảo (T/H) |

Hà Nội - Dự án đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn – ga Hà Nội), cầu vượt tại nút giao An Dương, cầu vượt chữ C ở nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch là 3 trong số các dự án giao thông trọng điểm của Thủ đô có tỉ lệ giải ngân thấp và chậm tiến độ thi công so với kế hoạch ban đầu.