Giáo viên nghỉ việc và giấc mơ trường học hạnh phúc

Hoàng Văn Minh |

Một cô giáo ở Nghệ An xin nghỉ việc với lý do không phải thu nhập không đủ sống mà do bị hiệu trưởng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần.

Sau khi báo Lao Động đăng bài “Phản ánh bị hiệu trưởng xúc phạm, một giáo viên xin nghỉ việc”, Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Nghệ An gửi văn bản đề nghị UBND thành phố Vinh xác minh và thông tin cụ thể.

Trước đó, bà Phạm Thị Thu Sương (28 tuổi) - giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Trãi (phường Quán Bàu, thành phố Vinh) - thông tin với Lao Động đã viết đơn và nghỉ dạy từ tháng 9.2023 đến nay.

Trong đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền, cô giáo Phạm Thị Thu Sương cho rằng, nguyên nhân xin nghỉ việc là do bị bà Lê Thị Hồng Lam - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi - xúc phạm danh dự và nhân phẩm, gây tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần.

Tại cuộc làm việc với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thành phố Vinh, bà Lê Thị Hồng Lam không thừa nhận cố ý xúc phạm cô Sương mà chỉ có những lời lẽ không chỉn chu, sai trong giao tiếp.

Lãnh đạo Phòng GDĐT thành phố Vinh khẳng định, bà Lê Thị Hồng Lam - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi - đã có những lời nói, thái độ với cô Sương chưa đúng mực, sử dụng lời nói, thái độ, âm lượng và các dữ liệu cá nhân tùy tiện để cô Sương cảm nhận được sự tổn thương, xúc phạm lòng tự trọng của cô Sương.

Chưa cần đến kết quả xác minh của UBND thành phố Vinh, chỉ xét trên nhận định của lãnh đạo Phòng GDĐT thành phố Vinh trong cuộc làm việc, thì có thể khẳng định đây cũng là một hình thức của "bạo lực" trong môi trường giáo dục.

"Bạo lực", trong trường hợp này, với chủ thể là các cô giáo, dù không công khai và chỉ bằng lời nói, nhưng tác động và hệ lụy, gây xấu đến hình ảnh ngành Giáo dục không thua kém việc cô giáo kéo lê học sinh ở Hà Nội hay hai thầy giáo đánh nhau ngay trong sân trường ở Quảng Bình mới đây.

Nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc “Xây dựng môi trường văn hóa trong trường học” mà Bộ GDĐT đã phát động bằng một cuộc hội thảo toàn quốc từ cách đây 7 năm - năm 2016.

Mục đích, như nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa thời điểm đó rằng, xây dựng môi trường văn hóa trong trường học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân cho học sinh, sinh viên.

Vụ cô giáo phải nghỉ việc do hiệu trưởng xúc phạm, gây tổn thương tinh thần thêm lần nữa cho thấy nhận định - cảnh báo khác, rằng “Hiệu trưởng không phải là "ông quan" trong trường học mà là một người dẫn dắt, hỗ trợ, phục vụ cho các đồng nghiệp…” của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong cuộc gặp gỡ với các thầy cô giáo trên cả nước hồi đầu năm học là không phải không có cơ sở.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Sở GDĐT Đắk Lắk yêu cầu các trường giảm thiểu số vụ bạo lực học đường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ngày 24.11, lãnh đạo Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đắk Lắk thông tin, trước tình hình những vụ bạo lực học đường liên tục xảy ra trong thời gian qua, đơn vị đang yêu cầu các trường có giải pháp xử lý, giảm thiểu đến mức thấp nhất vấn nạn này.

Bạo lực học đường len lỏi lên vùng cao Tây Bắc

Khánh Linh |

Không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn, bạo lực học đường đang ngày càng len lỏi vào các trường học ở vùng cao Tây Bắc và trở thành nỗi ám ảnh cho cả phụ huynh và học sinh.

Sau hơn 2 tháng vào năm học mới, Đắk Lắk đã có 6 vụ bạo lực học đường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Chỉ sau hơn 2 tháng bước vào năm học mới 2023 - 2024, toàn tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra 6 vụ bạo lực học đường với 19 đối tượng có liên quan.

Cà Mau đề nghị lập kênh tiếp nhận thông tin bạo lực học đường

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Trước tình trạng bạo lực học đường gia tăng, ngày 16.11, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị ngành giáo dục nghiên cứu thiết lập kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường.

Thầy cô làm người bạn tâm lý cho học sinh để tránh bạo lực học đường

Tường Vân |

Môi trường học đường đáng lẽ phải an toàn, nhưng thực tế hiện nay, học sinh đang chịu áp lực, nhiều mối đe dọa, từ bạo lực học đường, bắt nạt trường học, an toàn bữa ăn, sức khỏe tâm thần, đến an toàn giao thông...

Bộ trưởng GDĐT nói cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra 1 vụ bạo lực học đường

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, tình trạng bạo lực học đường diễn biến khá phức tạp, bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra một vụ bạo lực học đường.

Công nhân Thái Bình mong có sân chơi để thư giãn sau giờ làm việc

Lương Hà |

Thái Bình - Nhiều đoàn viên, người lao động (NLĐ) làm việc trên địa bàn tỉnh Thái Bình mong muốn được đầu tư thiết chế văn hóa, để có sân chơi thư giãn sau giờ làm việc.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải đồng hành cùng công đoàn cơ sở

Nghĩa Thanh |

Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động là một trong 3 khâu đột phá sẽ được Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cho ý kiến thảo luận. Trên thực tế, nhiệm vụ này đã được các cấp Công đoàn chú trọng triển khai, thực hiện trong nhiệm kỳ 2018 - 2023. Kết quả của hoạt động này là cơ sở để tổ chức Công đoàn tiếp tục phát huy trong nhiệm kỳ tới nhằm thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Sở GDĐT Đắk Lắk yêu cầu các trường giảm thiểu số vụ bạo lực học đường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ngày 24.11, lãnh đạo Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đắk Lắk thông tin, trước tình hình những vụ bạo lực học đường liên tục xảy ra trong thời gian qua, đơn vị đang yêu cầu các trường có giải pháp xử lý, giảm thiểu đến mức thấp nhất vấn nạn này.

Bạo lực học đường len lỏi lên vùng cao Tây Bắc

Khánh Linh |

Không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn, bạo lực học đường đang ngày càng len lỏi vào các trường học ở vùng cao Tây Bắc và trở thành nỗi ám ảnh cho cả phụ huynh và học sinh.

Sau hơn 2 tháng vào năm học mới, Đắk Lắk đã có 6 vụ bạo lực học đường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Chỉ sau hơn 2 tháng bước vào năm học mới 2023 - 2024, toàn tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra 6 vụ bạo lực học đường với 19 đối tượng có liên quan.

Cà Mau đề nghị lập kênh tiếp nhận thông tin bạo lực học đường

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Trước tình trạng bạo lực học đường gia tăng, ngày 16.11, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị ngành giáo dục nghiên cứu thiết lập kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường.

Thầy cô làm người bạn tâm lý cho học sinh để tránh bạo lực học đường

Tường Vân |

Môi trường học đường đáng lẽ phải an toàn, nhưng thực tế hiện nay, học sinh đang chịu áp lực, nhiều mối đe dọa, từ bạo lực học đường, bắt nạt trường học, an toàn bữa ăn, sức khỏe tâm thần, đến an toàn giao thông...

Bộ trưởng GDĐT nói cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra 1 vụ bạo lực học đường

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, tình trạng bạo lực học đường diễn biến khá phức tạp, bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra một vụ bạo lực học đường.