Thầy cô làm người bạn tâm lý cho học sinh để tránh bạo lực học đường

Tường Vân |

Môi trường học đường đáng lẽ phải an toàn, nhưng thực tế hiện nay, học sinh đang chịu áp lực, nhiều mối đe dọa, từ bạo lực học đường, bắt nạt trường học, an toàn bữa ăn, sức khỏe tâm thần, đến an toàn giao thông...

Nhiều mối nguy hại tới học sinh

Đầu năm học mới, chị Hoàng Thanh Vân (Hoàng Mai, Hà Nội) tá hỏa khi phát hiện trong cặp cậu con trai học lớp 9 có thuốc lá điện tử. Điều khiến chị bất ngờ là con đã tập tành hút thuốc lá điện tử từ cuối năm lớp 7 và gia đình, thầy cô không hề hay biết.

"Các con đang trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý phát triển, dễ học theo những điều xấu, bị bạn bè rủ rê hút thuốc lá điện tử. Các hội nhóm trên mạng xã hội, các cửa hàng bán công khai, không phân biệt độ tuổi nên các con hoàn toàn có thể đặt mua online và tập theo điều xấu. Đây là điều khiến tôi vô cùng lo lắng" - chị Thanh Vân nói.

Nạn hút thuốc lá điện tử chỉ là một trong số những vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khoẻ của học sinh. Mỗi ngày đến trường, rất nhiều mối đe dọa rình rập, nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn như: Vấn đề bạo lực học đường, bắt nạt trường học, an toàn bữa ăn, sức khỏe tâm thần, an toàn giao thông...

Điều đáng lo ngại là gần đây, trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực, các hội nhóm rủ nhau tự tử, kết thúc cuộc đời. Các hội nhóm này hoạt động theo hình thức công khai hoặc nhóm kín, thu hút hàng chục, hàng trăm nghìn người tham gia. Trong khi đó, trẻ em, học sinh hàng ngày tiếp xúc với không gian mạng, nếu chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân, rất dễ trở thành nạn nhân của các vụ bạo hành, bị rủ rê, xúi giục có những hành động tiêu cực.

Thành lập, vận hành trung tâm giáo dục học đường

Cô Phan Thị Thục Hạnh - Hiệu trưởng Trường THCS Phương Mai (Hà Nội) - cho hay, hiện nay học sinh phải chịu nhiều áp lực, khiến các em gặp vấn đề về tâm sinh lý, dẫn đến những hành động dại dột, tiêu cực.

Chính vì lý do này, nhà trường đã thành lập, vận hành trung tâm giáo dục học đường. Đây là nơi để học sinh giải tỏa khó khăn về đời sống, tinh thần khi các em ở lứa tuổi mới lớn. Đây cũng là giải pháp giúp học sinh có tinh thần thoải mái, giảm tải áp lực, vượt qua mùa thi một cách nhẹ nhàng.

Trung tâm giáo dục học đường giúp nhận thức, tự tuyên truyền về các vấn đề như phòng chống thuốc lá điện tử, sử dụng mạng xã hội an toàn, thông minh, các xử lý khi tiếp cận các thông tin tiêu cực... Sau khi lắng nghe chia sẻ của học trò, cô giáo sẽ đưa ra những cách giải quyết.

“Bên cạnh đó, nhà trường đã phối hợp với Công an thành phố để tổ chức các chuyên đề về phòng chống an ninh mạng. Quan điểm của nhà trường là cần phải làm tốt công tác tư vấn tâm sinh lý của học sinh dưới sự hỗ trợ của các giáo viên trẻ” - cô Hạnh cho biết.

Thầy Bùi Ngọc Đạo - Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) - cho rằng, vấn đề an toàn học đường hiện là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục.

Để học sinh đến trường được an toàn, theo thầy Đạo, ngoài việc chăm lo về hoạt động dạy học, cơ sở vật chất, bữa ăn bán trú, mỗi trường cần đẩy mạnh hoạt động của phòng tham vấn học đường. Làm sao để đây là địa chỉ tin cậy, bảo mật, riêng tư, nơi các con sẵn sàng chia sẻ những vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình học tập, lên lớp.

"Điều quan trọng là có thầy cô giáo chuyên trách vị trí tư vấn tâm lý học đường. Đồng thời, cần nội quy, quy chuẩn để các phòng tham vấn hoạt động hiệu quả, để mỗi một nhà giáo là một nhà tâm lý. Có như vậy, thầy cô, nhà trường mới hằng ngày, hằng giờ, nắm bắt kịp thời những vấn đề, mối đe doạ đến học sinh để giải quyết kịp thời, đồng bộ và hiệu quả" - thầy Đạo nói.

Cần sự phối hợp giữa các bên

PGS. TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng, để đảm bảo môi trường học đường an toàn cho con trẻ, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng. Trong đó, ông Nam đề cao vai trò của nhà trường trong việc chịu trách nhiệm tổ chức chung.

Đơn cử như việc ngăn chặn vấn nạn học đường, theo ông Nam: "Nhà trường cần đánh giá hành vi, nguy cơ bạo lực học đường bằng cách quan sát, khảo sát diện rộng, định kỳ về các nhóm đối tượng có khả năng gây nên bạo lực học đường. Chẳng hạn việc hỗ nạn nhân như thế nào, sơ cứu, kết nối như thế nào. Hỗ trợ cả thủ phạm gây ra bạo lực học đường. Từ đó, có biện pháp giáo dục để các em có kiến thức, thấu hiểu, có sự thông cảm... Đồng thời, cần giáo dục cho các bên, giao nhiệm vụ để bố mẹ có thể nhận diện sớm".

Bạo lực học đường có nguyên nhân từ gia đình, phim ảnh

Trả lời chất vấn tại Quốc hội về vấn đề bạo lực học đường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Kim Sơn dẫn thống kê từ 1.9.2021 - 5.11.2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan đến 2.016 học sinh, trong đó, có 854 học sinh là nữ. Nếu tính tỉ lệ, bình quân 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ bạo lực học đường.

Bộ trưởng Bộ GDĐT đánh giá, diễn biến của các vụ bạo lực học đường khá phức tạp, xảy ra cả ở trong và ngoài trường, có nhiều học sinh cùng tham gia… Đây là điều khiến ngành Giáo dục rất lo lắng tìm mọi cách cùng cả nước, địa phương giải quyết.

Bộ trưởng Bộ GDĐT nhìn nhận, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, gồm cả từ ngành Giáo dục và gia đình, xã hội.

"Trong trường học, đa số các thầy cô, hiệu trưởng, khi phát hiện tình huống dẫn đến bạo lực học đường một phần còn lúng túng về phương diện kỹ năng trong quá trình xử lý. Phần khác, quá trình dịch bệnh kéo dài, học sinh học online lâu, có các vấn đề về tâm lý. Bên cạnh đó, tâm sinh lý lứa tuổi trưởng thành của các em cũng là nguyên nhân” - ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, việc có đến 70-80% vụ ly hôn liên quan bạo lực gia đình là môi trường dễ dẫn đến học sinh liên quan bạo lực học đường.

Nguyên nhân tiếp theo ông Sơn đề cập đến là ảnh hưởng của mạng xã hội, phim ảnh, khi mô tuýp bạo lực tập thể quay lên mạng phổ biến. Do đó, để giải quyết bạo lực học đường, theo ông Sơn, cần sự chung tay của toàn xã hội.

Tường Vân

Đại biểu Đặng Bích Ngọc - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình - cho rằng, để tạo môi trường học tập an toàn, giảm áp lực tâm lý cho học trò, cần sự chung tay của gia đình, cộng đồng. Trong đó gia đình là nền tảng, là điều kiện tiên quyết.
"Việc thường xuyên quan tâm đến tâm tư, suy nghĩ của con cũng giúp cha mẹ có thể sớm cảm thấy, nhận ra những điều bất ổn ở con để kịp thời can thiệp nếu cần. Để giúp cho trẻ bớt áp lực, tránh những suy nghĩ và hành vi lệch lạc thì chỉ nhà trường là chưa đủ, cần sự chung tay của cả gia đình, cộng đồng, trong đó gia đình là nền tảng, là cầu nối, là điều kiện đầu tiên tiên quyết để giúp cho trẻ có định hướng đúng" - đại biểu Ngọc nhấn mạnh.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Đưa văn hóa ứng xử vào môn học chính khóa để dẹp bạo lực học đường

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Để góp phần ngăn chặn bạo lực học đường, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa văn hóa ứng xử và đạo đức học đường vào môn học chính khóa hay ngoại khóa từ mầm non đến trung học phổ thông.

Bộ trưởng GDĐT nói cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra 1 vụ bạo lực học đường

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, tình trạng bạo lực học đường diễn biến khá phức tạp, bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra một vụ bạo lực học đường.

Bạo lực học đường hiện nay không chỉ là vấn đề động chân, động tay

Thùy Linh - Ngô Cường (thực hiện) |

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc liên quan bạo lực học đường khiến dư luận vô cùng bức xúc. Bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề này.

Dân Thủ đô háo hức chờ khám phá bên trong bốt Hàng Đậu

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, bốt Hàng Đậu sẽ được mở cửa chào đón khách tham quan từ 17.11-31.12.2023. Người dân ai cũng mong một lần được khám phá bên trong công trình này.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận đất đai

Bảo Chương (thực hiện) |

Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng, một số quy định trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn còn tồn tại bất cập cần được tiếp tục chỉnh sửa để tạo điều kiện cho nhà đầu tư. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cụ thể hơn về những vấn đề này.

Hà Nội FC giải toả áp lực sau chiến thắng ở AFC Champions League

NHÓM PV |

Sau chuỗi 5 trận toàn thua ở các giải đấu, Hà Nội FC đã có chiến thắng Wuhan Three Towns (Trung Quốc) tại vòng bảng AFC Champions League. Góc nhìn thể thao số 136 có cuộc trò chuyện với tiền vệ Đậu Văn Toàn, cùng trao đổi về một số vấn đề của Hà Nội FC.

Mắc nợ vì bị dẫn dụ tham gia app gái gọi

Vân Trường |

Lướt mạng, người đàn ông 38 tuổi bị hấp dẫn bởi quảng cáo app "gái gọi toàn quốc". Sau đó, bằng nhiều chiêu thức, nhóm đối tượng lừa đảo yêu cầu anh chuyển khoản số tiền gần 600 triệu đồng. Hình thức lừa đảo không mới nhưng vẫn có thêm những nạn nhân sập bẫy.

Chung cư vẫn là phân khúc bất động sản hồi phục mạnh nhất

Phan Anh |

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều trầm lắng, chung cư nói chung và chung cư giá rẻ nói riêng là những phân khúc có tốc độ hồi phục tốt nhất.

Đưa văn hóa ứng xử vào môn học chính khóa để dẹp bạo lực học đường

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Để góp phần ngăn chặn bạo lực học đường, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa văn hóa ứng xử và đạo đức học đường vào môn học chính khóa hay ngoại khóa từ mầm non đến trung học phổ thông.

Bộ trưởng GDĐT nói cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra 1 vụ bạo lực học đường

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, tình trạng bạo lực học đường diễn biến khá phức tạp, bình quân cứ 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra một vụ bạo lực học đường.

Bạo lực học đường hiện nay không chỉ là vấn đề động chân, động tay

Thùy Linh - Ngô Cường (thực hiện) |

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc liên quan bạo lực học đường khiến dư luận vô cùng bức xúc. Bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề này.