Bạo lực học đường hiện nay không chỉ là vấn đề động chân, động tay

Thùy Linh - Ngô Cường (thực hiện) |

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc liên quan bạo lực học đường khiến dư luận vô cùng bức xúc. Bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề này.

- Thưa ông, qua một số vụ bạo lực học đường khiến dư luận xôn xao thời gian qua như vụ nữ sinh lớp 9 (ở Vạn Ninh, Khánh Hòa) bị 5 bạn cùng trường đánh, quay video chia sẻ lên mạng xã hội hay nam sinh ở Trường THCS Đại Đồng (Thạch Thất, Hà Nội) bị nhóm bạn hành hung đến mức sang chấn tâm lý, phải nhập viện, ông nhận định như thế nào về vấn đề bạo lực học đường hiện nay?

Bạo lực học đường có lẽ xưa nay vẫn có, nhưng gần đây có dấu hiệu gia tăng về mức độ và tính chất đáng lo ngại. Bạo lực học đường hiện nay không chỉ là vấn đề động chân, động tay mà còn bạo lực cả về tinh thần, tức là xúc phạm nhân phẩm nhau.

Đáng lo ngại là học sinh, bè bạn chưa có thái độ rõ ràng, chưa chủ động tích cực tham gia ngăn cản bạo lực. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại. Chúng ta cần có thái độ cương quyết loại bỏ tình trạng bạo lực, đặc biệt là bạo lực học đường.

- Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bạo lực xảy ra liên tục, ở nhiều nơi như vậy?

Có nhiều nguyên nhân, một phần do tác động của phim ảnh, một phần do tác động từ mạng xã hội. Hiện nay, việc tiếp cận thông tin trên mạng xã hội, Internet của học sinh dễ dàng hơn trước. Mà trên Internet thì không phải toàn thông tin tích cực,  đó còn vô vàn thông tin tiêu cực, trẻ em rất dễ học theo.

Vì vậy, cần làm sao để xây dựng sức đề kháng cho các em, ngoài định hướng các em tiếp cận thông tin lành mạnh, hạn chế tiếp xúc thông tin tiêu cực thì cần giúp các em tự nhận biết cái nào tốt, cái nào xấu không nên học theo.

Ngay trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu đã phát biểu về vấn đề này. Từ chủ trương thành hành động đòi hỏi rất kiên trì bởi thay đổi nhận thức và hành vi con người cần làm thường xuyên, liên tục, lâu dài.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nói về bạo lực học đường, bên hành lang Quốc hội sáng 30.10. Ảnh: Cường Vũ
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nói về bạo lực học đường, bên hành lang Quốc hội sáng 30.10. Ảnh: Anh Cường

Phải xây dựng cho học sinh sức đề kháng, tự phân biệt được cái tốt, cái xấu

- Theo ông, trẻ em bị ảnh hưởng như thế nào bởi những hành động của người lớn?

Tôi cho rằng, tính nêu gương của người lớn, gia đình rất quan trọng với trẻ em. Bởi người lớn đã có nhận thức đầy đủ nên trẻ thường học và làm theo người lớn.

Chính vì thế, người lớn hành động, suy nghĩ thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em. Tôi cho rằng, người lớn khi có mặt con trẻ phải hành xử mẫu mực, kiềm chế. Đừng để trẻ con tiếp xúc với những hành vi tiêu cực, ngược lại để trẻ tiếp xúc với cách ứng xử tích cực.

Văn hóa học đường nằm trong nội dung mỗi môn học từ bài học tiếng Việt, tiếng Anh hay các môn học khác. Nếu các môn học được thiết kế có tính giáo dục cao thì sẽ rất tốt cho học sinh.

Đơn cử, bây giờ ra đường nếu người lớn có ý định vượt đèn đỏ thì trẻ con nhắc ngay. Đấy là do các em được giáo dục từ nhỏ phải tuân thủ luật giao thông.

Nhưng có người nói, trẻ khi còn nhỏ thì có ý thức cao nhưng lớn hơn thì giảm dần độ tự giác, tôi cho rằng ngoài yếu tố giáo dục thì cần quản lý xã hội nghiêm minh đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật. Có xây, có chống thì giúp hành vi nhận thức của mọi người tốt hơn.

- Vậy chương trình giáo dục của chúng ta phải thay đổi ra sao? Phải lồng ghép những nội dung gì để giúp học sinh nhận thức và tránh xa hành vi xấu?

- Nội hàm của môn học rất quan trọng. Tôi xin đơn cử, trước đây có bài học hai con dê cùng đi qua một chiếc cầu. Từ chuyện nhỏ giải thích cho các em, hai con dê qua cầu nếu nhường nhịn sẽ mang đến sự tích cực thế nào, không nhường nhịn thì sẽ ra sao. Bài học đó được áp dụng khi tham gia giao thông, khi tắc đường mỗi người nhường nhịn nhau một chút thì tốt thế nào, không nhường sẽ ra sao.

Đấy chỉ là một trong nhiều bài học để học sinh có thể học được trong sách. Nội dung bài học trong sách cố gắng thiết kế khoa học để học sinh tự cảm nhận được cái gì là tốt để dần hình thành nhân cách của các em.

Tôi nhấn mạnh lại là phải làm sao xây dựng cho các em sức đề kháng, tự phân biệt được cái tốt, cái xấu từ đó các em sẽ hướng theo cái tốt, cùng tham gia loại bỏ cái xấu.

- Chân thành cảm ơn những chia sẻ của ông!

Thùy Linh - Ngô Cường (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Đầu năm học lại nóng chuyện bạo lực học đường

Vân Trang |

Mới bắt đầu năm học được khoảng 1 tháng, đã xuất hiện nhiều vụ bạo lực học đường, gây xôn xao dư luận. Điều này đặt ra vấn đề với giáo viên về hành vi ứng xử, giáo dục học trò.

Bạo lực học đường từ chính thầy cô giáo, gương không sáng thì mặt lấm bẩn

Hoàng Văn Minh |

Bạo lực học đường bây giờ không còn là chuyện riêng của học sinh với nhau mà đã thành chuyện chung khi chính thầy cô giáo cũng tham gia “thị phạm”.

Không để bạo lực học đường làm ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh, học sinh

PHONG LINH |

Loạt vụ việc bạo lực học đường xảy ra trong thời gian qua khiến nhiều phụ huynh lo lắng, nhất là giai đoạn mới bước vào năm học, học sinh bắt đầu làm quen với thầy cô, bạn bè.

Sợ hãi sống trong nhà bị nứt vỡ, nghiêng lún gần công trình thi công

ANH HUY - ANH VŨ |

Cuộc sống của nhiều nhà dân tại tổ dân phố số 2, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bị đảo lộn vì bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quá trình thi công công trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm.

Không hợp pháp hóa dự án sai phạm khi triển khai Quy hoạch điện VIII

PHẠM ĐÔNG |

Khi thực hiện Quy hoạch điện VIII, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo không hợp pháp hóa dự án sai phạm; các dự án ở địa phương đáp ứng đầy đủ tiêu chí, khả thi, đúng pháp luật phải được đưa vào kế hoạch.

2 bộ trưởng làm Phó Ban Chỉ đạo xử lý dự án thua lỗ ngành công thương

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 31.10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1274/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương.

Bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn phù hợp để hoàn thành các mục tiêu kinh tế

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội, “bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn” phù hợp, có những chính sách, biện pháp đủ mạnh, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Công an TPHCM điều tra dấu hiệu trốn thuế của Công ty Thành Bưởi

Anh Tú |

Ngày 31.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đang điều tra tin báo về tội phạm của Cục Thuế TPHCM về vụ việc có dấu hiệu trốn thuế xảy ra tại Công ty Thành Bưởi địa chỉ tại 266 -268 Lê Hồng Phong, Quận 5, TPHCM.

Đầu năm học lại nóng chuyện bạo lực học đường

Vân Trang |

Mới bắt đầu năm học được khoảng 1 tháng, đã xuất hiện nhiều vụ bạo lực học đường, gây xôn xao dư luận. Điều này đặt ra vấn đề với giáo viên về hành vi ứng xử, giáo dục học trò.

Bạo lực học đường từ chính thầy cô giáo, gương không sáng thì mặt lấm bẩn

Hoàng Văn Minh |

Bạo lực học đường bây giờ không còn là chuyện riêng của học sinh với nhau mà đã thành chuyện chung khi chính thầy cô giáo cũng tham gia “thị phạm”.

Không để bạo lực học đường làm ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh, học sinh

PHONG LINH |

Loạt vụ việc bạo lực học đường xảy ra trong thời gian qua khiến nhiều phụ huynh lo lắng, nhất là giai đoạn mới bước vào năm học, học sinh bắt đầu làm quen với thầy cô, bạn bè.