Giáo viên không gọi học sinh trả bài bất chợt là một bước tiến của giáo dục

Hoàng Văn Minh |

Đang có những tranh cãi quanh đề nghị giáo viên không gọi học sinh trả bài bất chợt của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.Hồ Chí Minh.

Cụ thể, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh đề nghị giáo viên không nên kiểm tra bài cũ theo hình thức gọi tên bất chợt vào đầu giờ, khiến học sinh mang tâm lý sợ sệt, nặng nề khi đến lớp.

Theo ông Quốc, lâu nay các chỉ đạo chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo không bắt buộc giáo viên gọi học sinh trả bài trước mỗi tiết học. Tuy nhiên, nhiều thầy cô vẫn áp dụng do thói quen dạy học nặng về truyền thụ kiến thức.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh cũng có đề nghị tương tự tại cuộc họp triển khai năm học mới ở Quận 3.

Ông Hiếu dẫn hình ảnh: Sáng sớm, học sinh ngồi trên xe ba mẹ chở đi học, vừa ăn vừa cầm cuốn vở học vì sợ thầy cô kêu trả bài. Và ông cho rằng những kiến thức hỏi bất chợt không mang lại nhiều giá trị.

Đề nghị của lãnh đạo Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh được cho là gặp phải sự không đồng tình của số đông các giáo viên đang đứng lớp ở các cấp học của nhiều địa phương.

Lý do họ đưa ra, rằng gọi học sinh trả bài trước mỗi tiết học là một “truyền thống giáo dục” đã có từ hàng chục năm nay và hiện vẫn đang phổ biến. Bây giờ bỗng dưng không bắt trả bài nữa thì học sinh sẽ đâm ra thả lỏng, chủ quan, sẽ không có kiến thức.

Đây cũng là lý do rất “truyền thống” của “trường phái” học để có cái mà thi, thay vì hướng đến việc học để hiểu biết, để ứng dụng trong cuộc sống…

Lại có ý kiến cho rằng không nên “đề nghị” vì theo chương trình giáo dục mới, giáo viên được chủ động trong kiểm tra, đánh giá.

Tuy nhiên, theo ông Quốc thì có nhiều cách ôn tập bài cũ mà không nhất thiết phải buộc học sinh thuộc lòng.

Cụ thể, công văn 5512 của Bộ hướng dẫn rõ việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập.

Với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số, giáo viên phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng tự học.

Để xây dựng được một “trường học hạnh phúc” thì cần rất nhiều yếu tố. Trong đó, việc giáo viên bắt đầu mỗi tiết dạy không còn làm học trò thót tim, xanh mặt khi bất ngờ gọi tên dò bài cũ và thay vào đó bằng nhiều hình thức nhẹ nhàng, sinh động… là một trong những viên gạch có tính nền móng.

Vậy nên, đề nghị giáo viên không nên kiểm tra bài cũ theo hình thức gọi tên bất chợt vào đầu giờ của lãnh đạo Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh là một bước tiến của giáo dục.

Đề nghị này cần được ủng hộ và nhân rộng ở hầu khắp các trường học trong cả nước.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Cần xoá bỏ tư duy mỗi phụ huynh là một “nguồn thu vô tận”

Hoàng Văn Minh |

Báo Lao Động đang có loạt bài phản ánh về những mặt trái của việc tổ chức dạy kỹ năng sống tăng cường trong trường tiểu học gây bất bình, bức xúc cho phụ huynh.

Quảng Trị cấm lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để lạm thu

HƯNG THƠ |

Để tránh tình trạng lạm thu, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị yêu cầu các cơ sở giáo dục không được quy định khoản thu quỹ hội phụ huynh trường, nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa của ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản ngoài quy định…

Lạm thu cả ghế ngồi của học sinh thì không phải trường học mà là rạp hát

Lê Thanh Phong |

Ngày 12.9, UBND tỉnh Hải Dương có công văn số 3394/UBND-VP chỉ đạo kiểm tra, làm rõ nội dung các báo nêu về việc lạm thu đầu năm học ở Trường THPT Thanh Miện III.

Giáo viên chán cảnh phải lên lớp để giục các khoản thu đầu năm

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà |

Đầu năm học, dù không muốn, nhiều giáo viên đành phải làm việc "đòi nợ", thúc giục học sinh đóng các khoản đóng góp.

Nước mắt ấm ức trong những “Trường học hạnh phúc”

Hoàng Văn Minh |

“Một câu chuyện buồn của ngành giáo dục” là nội dung bài viết đang được chia sẻ trên mạng xã hội về nước mắt của một học sinh giỏi nhưng không nhận được giấy khen trong lễ tổng kết cuối năm.

Cựu Viện trưởng VKSND huyện Lục Ngạn lĩnh 8,5 năm tù vì nhận hối lộ để "chạy án"

Vân Trường |

Bắc Giang - Vi Đức Ninh - cựu Viện trưởng Viện KSND huyện Lục Ngạn lĩnh án 8 năm 6 tháng tù do nhận hối lộ để "chạy án" ma tuý.

Cuối tuần sống chậm, tận hưởng mùa thu Sa Pa

Linh Boo |

Tháng 9, Sa Pa khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những thửa ruộng bậc thang vào độ thu hoạch, hài hòa với sắc xanh trong của bầu trời mùa thu.

Hà Nội nắng nóng giữa mùa thu, nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 43 độ C

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Hôm nay là ngày thứ tư liên tiếp, người dân Thủ đô trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè. Nhiệt độ ghi nhận ngoài trời lúc 13h30 ngày 22.9 vượt ngưỡng 43 độ C.

Cần xoá bỏ tư duy mỗi phụ huynh là một “nguồn thu vô tận”

Hoàng Văn Minh |

Báo Lao Động đang có loạt bài phản ánh về những mặt trái của việc tổ chức dạy kỹ năng sống tăng cường trong trường tiểu học gây bất bình, bức xúc cho phụ huynh.

Quảng Trị cấm lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để lạm thu

HƯNG THƠ |

Để tránh tình trạng lạm thu, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị yêu cầu các cơ sở giáo dục không được quy định khoản thu quỹ hội phụ huynh trường, nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa của ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản ngoài quy định…

Lạm thu cả ghế ngồi của học sinh thì không phải trường học mà là rạp hát

Lê Thanh Phong |

Ngày 12.9, UBND tỉnh Hải Dương có công văn số 3394/UBND-VP chỉ đạo kiểm tra, làm rõ nội dung các báo nêu về việc lạm thu đầu năm học ở Trường THPT Thanh Miện III.

Giáo viên chán cảnh phải lên lớp để giục các khoản thu đầu năm

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà |

Đầu năm học, dù không muốn, nhiều giáo viên đành phải làm việc "đòi nợ", thúc giục học sinh đóng các khoản đóng góp.

Nước mắt ấm ức trong những “Trường học hạnh phúc”

Hoàng Văn Minh |

“Một câu chuyện buồn của ngành giáo dục” là nội dung bài viết đang được chia sẻ trên mạng xã hội về nước mắt của một học sinh giỏi nhưng không nhận được giấy khen trong lễ tổng kết cuối năm.