"Em sợ làm một học sinh giỏi vì quá nhiều áp lực"

Lê Thanh Phong |

Đó là câu nói của em Nguyễn Lê Thùy Linh (sinh năm 2005), một học sinh giỏi bị chính cái danh hiệu đó khiến em cảm thấy mệt mỏi và hối hận.

Em nói: "Em cảm thấy mệt mỏi và hối hận khi các bạn khác ngoài giờ học được đi chơi, tập luyện thể thao, đi ăn uống, thoải mái về thành tích học tập,... còn em phải cật lực ôn đội tuyển, quay mòng mòng bên các tập đề dày cộp, tất cả thời gian đều dành cho việc thi học sinh giỏi".

Đây không phải là suy nghĩ, tâm trạng của một mình Nguyễn Lê Thùy Linh, mà của nhiều em học sinh giỏi khác.

Nếu chịu khó phân tích, ai cũng có thể thấy rằng, không ít danh hiệu học sinh giỏi của các cấp học này không nhiều ý nghĩa, gần như chỉ là những "kỷ niệm", là một loại danh hiệu phong trào của thời học sinh.

"Học phải đi đôi với hành. Học chỉ để đi thi lấy giải thì đó là hư danh, không giải quyết được vấn đề gì", đó là ý kiến của GS.TS Phạm Tất Dong - nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Và ông đề xuất nên bỏ kỳ thi học sinh giỏi vì nó có hại: "Báo cáo hằng năm có bao nhiêu học sinh giỏi cấp tỉnh, bao nhiêu cấp huyện nhưng thực chất những giải thưởng đó không giải quyết được vấn đề gì. Thi học sinh giỏi chính là một tác nhân gây bệnh thành tích, đang "gặm nhấm" giáo dục".

Trước quan điểm cuộc thi học sinh giỏi là động lực để học sinh phấn đấu, nhiều ý kiến cho rằng chỉ cần dạy và học bình thường cũng tạo ra động lực cho học sinh phấn đấu, cũng tuyển chọn ra được những em học giỏi để động viên, khen thưởng, nêu gương. Còn cách luyện "gà nòi" hiện nay là con đẻ của bệnh thành tích, là đưa một số học sinh vào học lệch.

Làm "gà nòi" để đem thành tích về cho nhà trường, cho cha mẹ thêm hoang tưởng con mình là "thiên tài".

Làm "gà nòi" để đeo cái mác học sinh giỏi, cùng với một đống áp lực như em Nguyễn Lê Thùy Linh chia sẻ.

Nhưng về sau khi đi vào đời, những tấm giấy khen học sinh giỏi, các loại huy chương vàng bạc, đồng cũng chỉ để tham khảo. Kể cả thủ khoa đại học đi chăng nữa nhưng các cơ quan tuyển chọn thường xem năng lực thực sự trong công việc mới là quan trọng nhất.

Giáo dục phổ thông dựng lên các cuộc thi học sinh giỏi, chọn học sinh, tổ chức lớp, chọn giáo viên, luyện thi tốn rất nhiều thời gian và công sức có phải chỉ vì hai chữ "thành tích". Vậy thì có nên giữ nó hay cần một cách đánh giá khác?

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Nên bỏ ngay kỳ thi học sinh giỏi

Thiều Trang - Tường Vân |

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều nơi chạy theo thành tích trong thi cử, trong đó chạy đua theo kỳ thi học sinh giỏi là minh chứng điển hình. Vì vậy, nên bỏ kỳ thi học sinh giỏi các cấp để tránh “di căn” sang chương trình giáo dục mới đang triển khai hiện nay.

Từ chối vào đội tuyển luyện thi vì sợ "mác" học sinh giỏi

Thiều Trang |

"Em cảm thấy mệt mỏi và hối hận khi các bạn khác ngoài giờ học được đi chơi, tập luyện thể thao, đi ăn uống, thoải mái về thành tích học tập,... còn em phải cật lực ôn đội tuyển, quay mòng mòng bên các tập đề dày cộp, tất cả thời gian đều dành cho việc thi học sinh giỏi" - Nguyễn Lê Thùy Linh (sinh năm 2005) bộc bạch.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Nên bỏ ngay kỳ thi học sinh giỏi

Thiều Trang - Tường Vân |

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều nơi chạy theo thành tích trong thi cử, trong đó chạy đua theo kỳ thi học sinh giỏi là minh chứng điển hình. Vì vậy, nên bỏ kỳ thi học sinh giỏi các cấp để tránh “di căn” sang chương trình giáo dục mới đang triển khai hiện nay.

Từ chối vào đội tuyển luyện thi vì sợ "mác" học sinh giỏi

Thiều Trang |

"Em cảm thấy mệt mỏi và hối hận khi các bạn khác ngoài giờ học được đi chơi, tập luyện thể thao, đi ăn uống, thoải mái về thành tích học tập,... còn em phải cật lực ôn đội tuyển, quay mòng mòng bên các tập đề dày cộp, tất cả thời gian đều dành cho việc thi học sinh giỏi" - Nguyễn Lê Thùy Linh (sinh năm 2005) bộc bạch.