Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp vì người lao động, không chỉ lo chuyện áo cơm

Lê Thanh Phong |

Nhiều doanh nghiệp chăm lo tốt cho người lao động, xét về khía cạnh trả đồng lương tương xứng với sức lao động, đảm bảo đời sống vật chất, chấp hành nghiêm túc pháp luật liên quan đến bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Nhưng hơn thế nữa, có những doanh nghiệp vì người lao động, không chỉ đảm bảo trọn vẹn áo cơm, mà còn quan tâm đến nhiều nỗi lo toan trong cuộc sống, nhiều giá trị văn hóa cần được vun đắp. Con người luôn khao khát có đời sống tinh thần phong phú để cuộc sống thêm niềm vui. Công nhân lao động trong các nhà máy cũng vậy, họ mong có được niềm hạnh phúc ngoài chuyện vật chất. Đã có nhiều doanh nghiệp chia sẻ được nỗi khao khát đó, thực hiện được những chương trình chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân.

Chưa kể, có nhiều người gặp phải điều không may, những mất mát cần sự sẻ chia, giúp đỡ. Những chuyện đó luật không quy định, nhưng vì lòng trắc ẩn, vì tình thương yêu, doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ hết sức có thể.

Nếu chỉ dừng lại ở cách nghĩ “người lao động là tài sản của doanh nghiệp” cho nên lo cho công nhân đầy đủ, khỏe mạnh để lao động sản xuất tốt, năng suất cao, thì đó vẫn chưa nói hết được tấm lòng của doanh nghiệp. Có những ông chủ, sát cánh cùng tổ chức Công đoàn, hỗ trợ tiền thuê nhà, tiền chăm nuôi con nhỏ cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Những công nhân không may bị thiệt mạng vì dịch COVID-19, doanh nghiệp dành sự ưu tiên, có chính sách lo cho con cái của họ.

Còn nữa, có những doanh nghiệp nhìn xa hơn, thực hiện những chương trình hành động vì người lao động, còn vì tâm nguyện phát triển đất nước. Vì mục đích lâu dài đó, doanh nghiệp dành nguồn kinh phí để đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật, với những người có năng lực, được cử đi học nâng cao chuyên môn. Doanh nghiệp quan niệm rằng, những công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi phục vụ cho doanh nghiệp, nhưng họ là nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, dù làm việc ở đâu, họ cũng đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Cũng trên tinh thần lo cho sự phát triển của đất nước phải bắt đầu từ hành động vì người lao động, nhiều doanh nghiệp đầu tư cải tạo môi trường làm việc, không chỉ là chuyện ăn uống đủ dinh dưỡng, mà còn đảm bảo điều kiện việc làm, không khí không ô nhiễm bụi bặm, chất độc hại, tiếng ồn, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân.

Sức khỏe của người lao động không chỉ là tài sản của riêng doanh nghiệp, mà còn là tài sản của đất nước. Chưa kể, một lực lượng hàng vạn người lao động khỏe mạnh, đó cũng là nâng cao sức khỏe của giống nòi.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Chặng đường tìm kiếm các Doanh nghiệp vì Người lao động 9 năm qua

Nhóm PV |

Xuyên suốt quá trình tổ chức chương trình từ năm 2014 đến nay, các doanh nghiệp được vinh danh trong chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” đều đảm bảo được lựa chọn rất kỹ qua các vòng chấm điểm.

Doanh nghiệp vì người lao động, người lao động sẽ hết mình vì doanh nghiệp

Nhóm phóng viên |

Phát biểu tại Chương trình Lễ vinh danh Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động năm 2023 diễn ra tối 29.10, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - bày tỏ mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp vì người lao động, từ đó chắc chắn người lao động cả nước sẽ hết mình vì sự phát triển của doanh nghiệp, vì sự phát triển của đất nước.

Phong trào “Doanh nghiệp vì người lao động” được quan tâm, thúc đẩy

Hà Anh |

Hiện tại, Công đoàn Dệt may Việt Nam quản lý 116 công đoàn cơ sở, địa bàn trải dài trên cả nước. Tổng số 109.542 đoàn viên công đoàn/116.286 công nhân viên chức lao động (trong đó đoàn viên nữ là 76.610 người, chiếm tỉ lệ 70%).

Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Nhóm PV |

Theo ước tính từ Hiệp hội Kinh doanh vàng, đến nay người dân Việt Nam đang nắm giữ khoảng 400 tấn vàng. Tuy nhiên, quan niệm lâu đời coi đây là tài sản tích trữ cùng rào cản từ một số quy định của Nghị định 24 đã khiến lượng lớn kim loại quý này vẫn chôn chặt trong két. Trong khi đó, thay vì là “vốn chết” gây lãng phí, lượng vàng này có thể quy đổi để trở thành động lực cho sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình người Việt sau động đất tại Nhật Bản

Thanh Hà |

Cho đến nay, chưa ghi nhận thông tin về thương vong của người Việt do trận động đất ở Nhật Bản. Nhiều công dân Việt Nam đã được chính quyền địa phương Nhật Bản hỗ trợ, sơ tán đến nơi tạm trú an toàn.

Người trúng đấu giá đất 4,28 tỉ đồng/m2 ở Hà Nội sẽ mất tiền cọc

Thu Giang |

Theo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), cá nhân trúng đấu giá thửa đất 102m2 với giá 4,28 tỉ đồng/m2, gấp 142 lần giá khởi điểm (nhưng sau đó lại xin rút cọc vì ghi nhầm) sẽ mất tiền cọc theo quy định.

Mỏi mòn chờ đợi thi hành án dân sự

TRÍ MINH |

Từ hàng loạt kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng đến việc trải qua đủ các quy trình tố tụng, một người dân vẫn không thể nhận lại tiền của mình trong vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản dù đã có quyết định của tòa án và cơ quan thi hành án dân sự.

Doanh nghiệp xây dựng chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 8 năm

Quang Dân |

Bảo hiểm xã hội Hà Nội vừa điểm tên nhiều doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có sự xuất hiện của loạt “ông lớn” ngành xây dựng.

Chặng đường tìm kiếm các Doanh nghiệp vì Người lao động 9 năm qua

Nhóm PV |

Xuyên suốt quá trình tổ chức chương trình từ năm 2014 đến nay, các doanh nghiệp được vinh danh trong chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” đều đảm bảo được lựa chọn rất kỹ qua các vòng chấm điểm.

Doanh nghiệp vì người lao động, người lao động sẽ hết mình vì doanh nghiệp

Nhóm phóng viên |

Phát biểu tại Chương trình Lễ vinh danh Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động năm 2023 diễn ra tối 29.10, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - bày tỏ mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp vì người lao động, từ đó chắc chắn người lao động cả nước sẽ hết mình vì sự phát triển của doanh nghiệp, vì sự phát triển của đất nước.

Phong trào “Doanh nghiệp vì người lao động” được quan tâm, thúc đẩy

Hà Anh |

Hiện tại, Công đoàn Dệt may Việt Nam quản lý 116 công đoàn cơ sở, địa bàn trải dài trên cả nước. Tổng số 109.542 đoàn viên công đoàn/116.286 công nhân viên chức lao động (trong đó đoàn viên nữ là 76.610 người, chiếm tỉ lệ 70%).