Chọn sách giáo khoa không chỉ là quyền của lãnh đạo

LÊ THANH PHONG |

Sau nhiều năm cộng đồng lên tiếng đòi hỏi xóa bỏ độc quyền biên soạn sách giáo khoa, đến nay đã có sự thay đổi đáng ghi nhận, Bộ Giáo dục Đào tạo công bố danh mục 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1, trong số đó có 24 cuốn sách của Nhà xuất bản Giáo dục.

Lần phá bỏ độc quyền này sẽ dẫn đến những cú đột phá khác, tất cả các lớp học, cấp học đều có nhiều bộ sách giáo khoa để thầy giáo, phụ huynh và học sinh lựa chọn. Đổi mới này có cái lợi trước tiên là học sinh tiếp cận với tư duy mở, không có cái gì là độc tôn, duy nhất, áp đặt, mà có nhiều giá trị để tiếp cận trong thế giới tri thức và khoa học.

Đổi mới một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa là tốt, phải khẳng định điều đó, còn những tiêu cực có thể xảy ra thì tìm cách hạn chế, loại trừ.

Ví dụ, nhiều ý kiến lo lắng, nếu giao cho các tỉnh lựa chọn sách giáo khoa thì dễ xảy ra chuyện đi cửa sau, bôi trơn, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Sự lo lắng này hoàn toàn có cơ sở, nhất là trong môi trường tiêu cực hiện nay.

Nhưng xin hỏi, tỉnh là ai? Là ông Bí thư, ông Chủ tịch hay ông Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, hay một hội đồng biểu quyết chọn bộ sách nào cho địa phương?

Nếu tư duy theo kiểu này thì hỏng, vì các vị này không phải là người dạy, cũng không phải là người học. Chủ thể của dạy học là người thầy, chính các thầy là người biết trình độ của học sinh để lựa chọn cuốn sách nào là phù hợp.

Học sinh bỏ tiền mua sách, thì chính các em phải là người quyết định mua sách nào, theo hướng dẫn của thầy cô giáo. Các vị lãnh đạo không thể quyết thay cho người dạy và người học.

Không thể đi vận động toàn thể giáo viên, học sinh của một địa phương để “bôi trơn” thắng thầu được. Vì vậy, chống tiêu cực là không nên cho cá nhân hay một nhóm người quyết định lựa chọn sách giáo khoa cho một tỉnh, thành phố. Và cũng nên tư duy mạch lạc rằng, xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa là để có nhiều bộ sách giáo khoa cho giáo viên và học sinh tiếp cận, thì một địa phương cứ sẵn sàng cho tất cả các bộ sách giáo khoa lưu hành. Quyền lựa chọn để dành cho đối tượng dạy và học, thị trường quyết định sự tồn tại của các bộ sách, đó là cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

Có ý kiến đề xuất, nhà trường phải có nhiều bộ sách giáo khoa, xây dựng thư viện sách giáo khoa, cho thuê với giá rẻ để học sinh, giáo viên chọn sách giảng dạy, học tập và tham khảo. Đây cũng là cách để chống lãng phí.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng thư viện sách để tránh "bôi trơn" khi chọn sách giáo khoa

HUYÊN NGUYỄN - ĐỨC THÀNH |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 32 sách giáo khoa lớp 1 của chương trình giáo dục phổ thông mới. Trước quy định các địa phương được chọn sách giáo khoa, TS Đào Tuấn Đạt - lãnh đạo Trường THPT Anhxtanh, Hà Nội cho rằng rất khó để tránh được hiện tượng “bôi trơn”, “vận động hành lang” trong quá trình triển khai.

Bộ GDĐT công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới, 24 cuốn NXB Giáo dục

Vương Trần |

Trong số 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn cho chương trình giáo dục phổ thông mới có 24 cuốn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Quy định rõ ràng để tránh lãng phí tiền của dân

HUYÊN NGUYỄN - DUY THIÊN |

Nhiều chuyên gia cho rằng việc giao cho UBND cấp tỉnh chọn sách cũng cần được quy định rõ ràng về “tuổi đời” của bộ sách là bao nhiêu năm, nếu không quy định rõ ràng thì việc mỗi năm tỉnh chọn một bộ sách sẽ khiến người dân phải chi rất nhiều tiền để mua sách mới, trong khi sách cũ lại không sử dụng được. Bên cạnh đó, tính minh bạch trong việc chọn sách cũng phải đặt lên hàng đầu.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Mâm cúng tất niên của người Việt Nam khắp ba miền

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong ngày tết Nguyên đán của người Việt, mâm cỗ cúng tất niên được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên để được ông bà phù hộ cho năm mới mạnh khỏe và thành công.

Xây dựng thư viện sách để tránh "bôi trơn" khi chọn sách giáo khoa

HUYÊN NGUYỄN - ĐỨC THÀNH |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 32 sách giáo khoa lớp 1 của chương trình giáo dục phổ thông mới. Trước quy định các địa phương được chọn sách giáo khoa, TS Đào Tuấn Đạt - lãnh đạo Trường THPT Anhxtanh, Hà Nội cho rằng rất khó để tránh được hiện tượng “bôi trơn”, “vận động hành lang” trong quá trình triển khai.

Bộ GDĐT công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới, 24 cuốn NXB Giáo dục

Vương Trần |

Trong số 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn cho chương trình giáo dục phổ thông mới có 24 cuốn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Quy định rõ ràng để tránh lãng phí tiền của dân

HUYÊN NGUYỄN - DUY THIÊN |

Nhiều chuyên gia cho rằng việc giao cho UBND cấp tỉnh chọn sách cũng cần được quy định rõ ràng về “tuổi đời” của bộ sách là bao nhiêu năm, nếu không quy định rõ ràng thì việc mỗi năm tỉnh chọn một bộ sách sẽ khiến người dân phải chi rất nhiều tiền để mua sách mới, trong khi sách cũ lại không sử dụng được. Bên cạnh đó, tính minh bạch trong việc chọn sách cũng phải đặt lên hàng đầu.