Cần xử lý mạnh tay để chấm dứt tệ nạn mê tín dị đoan

Lê Thanh Phong |

Khoảng 9.000 lễ hội mỗi năm, trong đó, số lễ hội bị lợi dụng để buôn thần bán thánh, kinh doanh trục lợi không ít. Số tiền mà người mê muội đổ vào các dịch vụ này rất lớn, và nó đi về đâu, thần thánh hay con người xài số tiền đó?

PGS.TS Đinh Hồng Hải - Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cha ông chúng ta để lại cho con cháu cả kho tàng văn hóa được thể hiện một phần qua các lễ hội, nhưng nhiều lễ hội bị biến tướng, bị thêm các yếu tố mới phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, nên không còn giữ được ý nghĩa của chính nó.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Đinh Hồng Hải phân tích: "Người tổ chức đã không hiểu, hoặc không làm rõ ý nghĩa của biểu tượng trong lễ hội, khiến cho người tham gia xông vào cướp (ví dụ như cướp ấn Đền Trần), vì họ nghĩ cướp được thì sẽ thăng quan tiến chức. Hay là có nhiều tài lộc, có được hàng nghìn tỉ. Thế là họ bất chấp, bất chấp cả tính mạng để cướp".

Nhiều yếu tố "thế tục" mà con người vì trục lợi, kinh doanh tâm linh đã đưa vào để kiếm tiền như một thứ hàng hóa tâm linh, lãi của nó thì không thể tính được, lãi khủng, lãi gấp trăm ngàn lần vốn.

Cho nên tính ra, sản phẩm tâm linh là một loại dịch vụ kinh doanh hời nhất, thời thượng nhất lúc này.

Người ta bán hàng hóa tâm linh để thu lợi quá dễ và giá cả cũng vô cùng. Chẳng có mức giá, chẳng quản lý thị trường, chẳng thu thuế, chẳng VAT, người bán ăn trọn gói.

Còn người mua được những gì?

Đó là ảo tưởng về sự giàu sang, được thăng quan tiến chức, được phúc lộc đầy nhà, được buôn may bán đắt. Nhưng chẳng có ai xác minh được là thần thánh phương nào cho phúc lộc, cất nhắc lên chức vụ cao, ban phát cho sự giàu sang.

Để có tiền, con người ta phải lao động cật lực, chăm chỉ siêng năng, chẳng lẽ chỉ bỏ tiền ra mua ít lễ "hối lộ" cho thần thánh là xin được.

Để lên chức lên quyền, người ta phải phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, làm việc có hiệu quả, chẳng thần thánh nào cho cái ghế quan trường. Nếu muốn chạy thì cũng chạy ở chốn dương trần, thần thánh có ăn được của cải thế gian đâu mà "hối lộ".

Cha ông xưa để lại các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng là một phần di sản văn hóa có ý nghĩa và giá trị truyền thống. Con cháu hôm nay tham gia, để giữ gìn, phát huy các giá trị đó. Đừng làm xấu đi, đừng biến tướng trở thành mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh.

Hãy dẹp đi sự mê muội để đất nước hội nhập với thế giới văn minh.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Từ ngày 18.3, đăng kiểm có thêm 30 kiểm định viên Bộ Quốc phòng hỗ trợ

HỮU CHÁNH |

Từ ngày 18.3, ngành Đăng kiểm sẽ có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng hỗ trợ kiểm định xe cơ giới.

Đề nghị xử lý tình trạng yêu cầu người dân làm giấy xác nhận cư trú

PHẠM ĐÔNG |

Theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, tình trạng yêu cầu người dân xuất trình các loại giấy tờ chứng minh thông tin về nơi cư trú… vẫn còn, và vấn đề này cần sớm được giải quyết.

Rà soát 18 công ty liên quan đến đường dây mua bán hóa đơn nghìn tỉ

Mai Chi |

Cục Thuế TP.Hải Phòng vừa có văn bản hỏa tốc, yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hoá đơn GTGT của 18 doanh nghiệp “ma” do Trương Xuân Đước - “trùm” hoá đơn mới bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giam, khởi tố.

Bệnh viện Việt Đức mổ phiên trở lại sau 2 tuần tạm dừng do thiếu hóa chất

Thùy Linh |

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã mổ phiên trở lại sau 2 tuần phải tạm dừng mổ phiên, chỉ mổ cấp cứu do thiếu hóa chất, vật tư y tế.

Lý do nhiều học sinh lớp 12 không có nguyện vọng vào đại học

Thu Trang |

Tại nhiều trường THPT, qua khảo sát cho thấy nguyện vọng của đa số học sinh chỉ là thi đỗ tốt nghiệp vì đã có dự định đi xuất khẩu lao động hoặc đi du học.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải bảo vệ được những thương hiệu tử tế

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú (Cường Ngô ghi) |

Nhân ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15.3, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công Thương Hà Nội) đã phân tích, đánh giá, giải pháp đảm bảo quyền và lợi ích cho người tiêu dùng.

Làm gì để giữ chân du khách hạng sang chi 4-7 triệu/ngày ở Việt Nam?

Phạm Đông |

Nhóm du khách hạng sang thường chi 200-300 USD/ngày (4-7 triệu/ngày), cao gấp 2 - 3 lần so với khách quốc tế đến Việt Nam. Thậm chí những thị trường trọng điểm, khách có thể ở đến 15 ngày, chi tiêu khoảng 1.100-2.000 USD/chuyến đi.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.