Cải cách tiền lương và trách nhiệm người nhận lương

Hoàng Lâm |

Hôm qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 với 94,33% số đại biểu tán thành.

Đáng chú ý hai con số trong dự toán là tổng thu ngân sách Nhà nước chỉ đạt 1.700.988 tỉ đồng trong khi tổng chi lên tới 2.119.428 tỉ đồng. Nghĩa là thu không đủ chi. Như thế để thấy áp lực về tài chính khi áp dụng cải cách tiền lương (dự kiến từ ngày 1.7.2024) là quá lớn.

Tinh thần Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương là điều đúng đắn không phải bàn cãi. Nhưng nguồn tiền đâu để cải cách tiền lương lại là câu hỏi không dễ trả lời.

Bộ Nội vụ thông tin, từ năm 2018, các Bộ, ngành, địa phương đã chuẩn bị nguồn tiền để cải cách tiền lương. Và nhờ “thắt lưng buộc bụng” cả nước đã tiết kiệm được 500.000 tỉ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024 - 2026.

500.000 tỉ đồng là con số không nhỏ, tương đương 25% với tổng chi ngân sách mỗi năm. Thế nhưng bản chất ở đây là việc cải cách tiền lương không chỉ nhằm xóa bỏ hệ thống bảng lương còn mang nặng tính “cào bằng” đang sử dụng mà mấu chốt lương phải là động lực để người nhận lương làm việc hiệu quả hơn, cống hiến nhiều hơn.

Hay nói cách khác, để phát triển thì giá trị đóng góp phải cao hơn đồng lương được nhận. Nhìn ở phạm vi hẹp hơn, nếu tạm coi Nhà nước là một tổ chức, một doanh nghiệp thì phải làm rõ các câu hỏi: Nhân lực có đang dư thừa không? Năng suất lao động của mỗi cá nhân có tương xứng với số tiền phải trả không? Đồng lương đó có khuyến khích cống hiến không?

Đối với việc tăng lương, lực lượng hưởng lương ngân sách đang rất chờ đợi và kỳ vọng.

Lương mang tính hai chiều. Đối tượng trả lương phải trả đúng, trả đủ. Đối tượng nhận lương phải đảm bảo giá trị họ mang lại tương xứng với đồng lương đã nhận.

Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030. Trong đó mục tiêu trọng tâm là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, phấn đấu nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.

Năng suất lao động xã hội phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất lao động của nền kinh tế. Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội là khâu then chốt, là giải pháp quan trọng hàng đầu và là lộ trình ngắn nhất để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để không rơi vào tình trạng loay hoay “con gà quả trứng” trong việc tăng năng suất trước để có tiền tăng lương hay tăng lương trước để kích thích tăng năng suất, Nhà nước đã sẵn nguồn chi lớn để cải cách tiền lương. Song nó không bền vững và không giải quyết tận gốc vấn đề nếu người nhận lương không sớm thay đổi tư duy, hành động và trách nhiệm của mình trong câu chuyện cải cách tiền lương.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Bảng lương công chức không phải lãnh đạo sau cải cách tiền lương 2024

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Bảng lương công chức không giữ chức danh lãnh đạo sau cải cách tiền lương năm 2024 sẽ xây dựng theo nguyên tắc nào?

Phụ cấp của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã khi cải cách tiền lương

Bảo Hân |

Khi tiến hành cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW, phụ cấp của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã cũng sẽ thay đổi.

Đơn vị nào sẽ trả lương cho công chức đơn vị sự nghiệp khi cải cách tiền lương?

Minh Hương |

Bạn đọc Tường Minh hỏi: Đơn vị nào sẽ trả lương cho công chức, viên chức làm trong đơn vị sự nghiệp công lập khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW?

Lương của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự cấp xã khi cải cách tiền lương

Bảo Hân |

Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã là công chức cấp xã theo quy định. Vì vậy, khi cải cách tiền lương, lương của chức danh này cũng sẽ thay đổi.

Điều kiện đối với người làm công việc phục vụ khi cải cách tiền lương

Bảo Hân |

Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp công lập có sự thay đổi khi thực hiện cải cách tiền lương.

Nhiều đoàn viên ngành giáo dục tâm tư trước cải cách tiền lương

Phương Linh |

Khánh Hoà- Những quy định của pháp luật về tiền lương đối với lao động ngành Giáo dục sẽ thay đổi như thế nào là nội dung được nhiều đoàn viên huyện Diên Khánh, Khánh Hòa đặt ra tại hội nghị tư vấn Pháp luật năm 2023.

Gần 1,2ha đất công bị phù phép thành đất tư giữa TP Hà Giang

Việt Bắc |

Từ một khu đất được giao cho cơ quan Nhà nước để thực hiện dự án trồng khảo nghiệm nhãn lồng, sau nhiều năm, gần 1,2ha đất công ngay giữa TP Hà Giang đã được phù phép để biến thành sở hữu tư nhân.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị của nhân viên trường học Bắc Ninh

LƯƠNG HẠNH |

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tiếp tục quan tâm, rà soát, tham mưu tổ chức hoặc tổ chức theo thẩm quyền việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp (trường hợp có phân hạng) cho đội ngũ viên chức gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ trong trường học.

Bảng lương công chức không phải lãnh đạo sau cải cách tiền lương 2024

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Bảng lương công chức không giữ chức danh lãnh đạo sau cải cách tiền lương năm 2024 sẽ xây dựng theo nguyên tắc nào?

Phụ cấp của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã khi cải cách tiền lương

Bảo Hân |

Khi tiến hành cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW, phụ cấp của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã cũng sẽ thay đổi.

Đơn vị nào sẽ trả lương cho công chức đơn vị sự nghiệp khi cải cách tiền lương?

Minh Hương |

Bạn đọc Tường Minh hỏi: Đơn vị nào sẽ trả lương cho công chức, viên chức làm trong đơn vị sự nghiệp công lập khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW?

Lương của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự cấp xã khi cải cách tiền lương

Bảo Hân |

Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã là công chức cấp xã theo quy định. Vì vậy, khi cải cách tiền lương, lương của chức danh này cũng sẽ thay đổi.

Điều kiện đối với người làm công việc phục vụ khi cải cách tiền lương

Bảo Hân |

Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp công lập có sự thay đổi khi thực hiện cải cách tiền lương.

Nhiều đoàn viên ngành giáo dục tâm tư trước cải cách tiền lương

Phương Linh |

Khánh Hoà- Những quy định của pháp luật về tiền lương đối với lao động ngành Giáo dục sẽ thay đổi như thế nào là nội dung được nhiều đoàn viên huyện Diên Khánh, Khánh Hòa đặt ra tại hội nghị tư vấn Pháp luật năm 2023.