Bộ trưởng Y tế và chuyện “nọ kia”

Anh Đào |

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, việc đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia đã tránh được “hiện tượng nọ kia”. Nhưng đồ thị chi phí cho thuốc của người Việt vẫn đang lên rất cao. Cũng chỉ vì... nọ kia.

Báo cáo mới tinh của Vietnam Report cho biết, doanh thu của thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính đạt 5,2 tỉ USD năm 2017, tăng khoảng 10% so với năm trước. Và mỗi người Việt Nam trong năm rồi chi trung bình hơn 56USD tiền thuốc, tương đương gần 1,3 triệu đồng. 

Hãy nhìn biểu đồ chi phí. Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng dần từ 9,85USD trong năm 2005 lên đến 22,25USD trong năm 2010 và con số này tăng gần gấp đôi vào năm 2015, với 37,97USD. Dự báo, sẽ tăng lên mức 85USD vào 2020 và 163USD vào 2025.

Nếu để ý, chi phí cho thuốc cứ 5 năm lại tăng gấp đôi. Một mức độ khủng khiếp.

Tất nhiên, chi phí cho thuốc chỉ là một phần trong chi phí y tế nói chung mà ở VN, chi phí y tế từ tiền túi người dân đang là 54,8% - cũng kỷ lục. Chưa kể khoảng 550 ngàn hộ gia đình gánh chịu “chi phí y tế thảm họa” khi chi tiêu cho y tế vượt quá 40% khả năng chi trả.

Nói công bằng là ngành y tế cũng đã có nhiều nỗ lực. Con số hơn 470 tỉ đồng tiết kiệm được từ việc đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia vừa rồi không những giúp người dân ít nhiều giảm chi phí mà nói như Bộ trưởng Tiến, còn tránh được “hiện tượng nọ kia”.

Nhưng cuộc chiến với “hiện tượng nọ kia” trong đấu thầu thuốc chỉ là một khía cạnh nọ kia rất nhỏ mà người dân đang phải gánh chịu, và không có cách gì để kêu được.

Cách đây chưa lâu, dư luận choáng váng khi một đơn thuốc chữa cảm được bạch hóa bởi dược sĩ Trần Thanh Cảnh.

Đơn thuốc chữa cúm ấy gồm đến 4 loại: Flurbiprofen 100mg. Dexamethason 0,5mg. Tecpin Codein (100mg tecpin+2,5mg codein). Và gói bột hương vị cam chanh thành phần gồm: Acid citric, đường gluco, hương liệu...

Cúm, loại bệnh không cần kê đơn, người dân có thể tự chữa. Và ngay cả khi không chữa thì cũng tự khỏi. Nhưng tại sao các bác sĩ lại kê một đơn thuốc gồm cả hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm? thậm chí kê cả hai loại kháng viêm đối chọi nhau?

Dược sĩ Trần Thanh Cảnh nói ông “không hiểu nổi”. Không hiểu nổi cũng có thể hiểu đơn giản là “hiện tượng nọ kia”. Bác sĩ kê thuốc loại “búa tạ” để trị một loại bệnh con kiến, mà vô số các trường hợp đòi hoa hồng nhà thuốc có thể dùng để cắt nghĩa.

Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, người dân không có kiến thức chuyên sâu, không có quyền từ chối, thậm chí không cả phép mặc cả.

Và giảm chi phí y tế nói chung, hay giảm chi phí thuốc nói riêng, còn cần phải dẹp rất nhiều “hiện tượng nọ kia” mà cái nọ kia đầu tiên là chuyện bác sĩ kê đơn ăn tiền %, một hiện tượng cũ rích nhưng chưa bao giờ thôi nóng, thôi khiến người dân khốn quẫn.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Thuốc giả tràn lan, người bệnh gánh quả đắng

L.Hà |

Thuốc giả tràn lan, được sản xuất ngày càng tinh vi nhưng năng lực kiểm tra còn hạn chế. Hậu quả của việc sử dụng thuốc giả là người bệnh chịu cảnh "tiền mất, tật mang". Điều đáng nói, tình trạng thuốc giả ở các nước đang phát triển đang gia tăng.

Tiền lương, đấu thầu thuốc làm nóng phiên họp Bảo hiểm xã hội

Vương Trần |

Các vấn đề về cách tính lương hưu theo công thức mới, đấu thầu thuốc quốc gia; số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện… là những vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận quanh phiên họp trực tuyến BHXH định kỳ hàng tháng.

Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát bằng hệ thống camera tại nhà thuốc

Thùy Linh |

Ngày 13.11, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Y tế tổ chức họp báo và Mít tinh tuần lễ truyền thông toàn cầu phòng chống kháng thuốc kháng sinh. 

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Thuốc giả tràn lan, người bệnh gánh quả đắng

L.Hà |

Thuốc giả tràn lan, được sản xuất ngày càng tinh vi nhưng năng lực kiểm tra còn hạn chế. Hậu quả của việc sử dụng thuốc giả là người bệnh chịu cảnh "tiền mất, tật mang". Điều đáng nói, tình trạng thuốc giả ở các nước đang phát triển đang gia tăng.

Tiền lương, đấu thầu thuốc làm nóng phiên họp Bảo hiểm xã hội

Vương Trần |

Các vấn đề về cách tính lương hưu theo công thức mới, đấu thầu thuốc quốc gia; số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện… là những vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận quanh phiên họp trực tuyến BHXH định kỳ hàng tháng.

Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát bằng hệ thống camera tại nhà thuốc

Thùy Linh |

Ngày 13.11, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Y tế tổ chức họp báo và Mít tinh tuần lễ truyền thông toàn cầu phòng chống kháng thuốc kháng sinh.