Phú Thọ: Hàng loạt công sở bị bỏ hoang sau 2 năm sáp nhập xã

Tô Công - Minh Chuyên |

Hơn 2 năm trôi qua kể từ sau khi tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở xã vẫn đang bỏ hoang một cách lãng phí.
 
Ngày 2.1.2020, bộ máy công quyền của 28 đơn vị hành chính cấp xã mới tại tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập đã chính thức hoạt động, Phú Thọ giữ nguyên 13 đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập 80 đơn vị hành chính cấp xã thành 28 đơn vị hành chính mới, giảm 52 đơn vị. Ảnh: Tô Công.
 
Sau hơn 2 năm hoàn thành việc sáp nhập, theo ghi nhận của PV Báo Lao Động những ngày giữa tháng 3.2023, một số trụ sở xã cũ đã được tận dụng để làm điểm giao dịch ngân hàng, chợ tạm, nơi sinh hoạt cộng đồng, xây dựng trường học... Tuy nhiên, nhiều trụ sở vẫn trong tình trạng bỏ hoang gây lãng phí. Ảnh: Tô Công.
 
Huyện Cẩm Khê đã thực hiện sáp nhập: 3 xã Đồng Cam, Phương Xá và Phùng Xá thành xã Minh Tân; 3 xã Thanh Nga, Sơn Nga, Sai Nga và thị trấn Sông Thao thành thị trấn Cẩm Khê; 3 xã Hiền Đa, Cát Trù và Tình Cương thành xã Hùng Việt. Ảnh: Tô Công.
 
Ghi nhận của PV tại thị trấn Cẩm Khê (huyện Cẩm Khê) cả 3 trụ sở xã cũ đều đang không được sử dụng. Anh P (khu Văn Phú 4) chia sẻ: "Trước kia nơi đây thuộc xã Sai Nga, sau khi sáp nhập thành thị trấn Cẩm Khê, trụ sở xã cũ chỉ được sử dụng một thời gian ngắn để làm bệnh viện dã chiến phòng chống dịch COVID-19, sau đó tiếp tục bỏ hoang cho đến nay". Ảnh: Tô Công.
 
Trụ sở xã Sai Nga vẫn còn khá mới, đây là công trình chào mừng 70 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Cẩm Khê, đưa vào sử dụng được hơn 2 năm thì bỏ hoang cho đến nay. Ảnh: Tô Công.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Ngô Quang Ước - Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê cho biết, vừa qua, huyện đã giao cho phòng Tài chính và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, thống kê tài sản công trên địa bàn bao gồm cả các trụ sở xã cũ sau sáp nhập, báo cáo UBND tỉnh xin phương án sắp xếp, xử lý.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Ngô Quang Ước - Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê cho biết, vừa qua, huyện đã giao cho phòng Tài chính và các cơ quan tiến hành rà soát, thống kê tài sản công trên địa bàn bao gồm cả các trụ sở xã cũ sau sáp nhập, báo cáo UBND tỉnh xin phương án sắp xếp, xử lý. Ảnh: Tô Công.
Tại huyện Tam Nông, đã có 12 xã được sáp nhập: Xã Hồng Đà, Dậu Dương, Thượng Nông thành xã Dân Quyền; xã Cổ Tiết, Văn Lương, Tam Cường thành xã Vạn Xuân; xã Vực Trường, Hương Nha, Xuân Quang thành xã Bắc Sơn; xã Tứ Mỹ, Phương Thịnh, Hùng Đô thành xã Lam Sơn.
Tại huyện Tam Nông, đã có 12 xã được sáp nhập thành 4 xã mới. Theo ghi nhận của PV, hiện nay một số trụ sở xã cũ như Tứ Mỹ, Tam Cường, Xuân Quang... đang bỏ hoang. Ảnh: Tô Công.
Theo ghi nhận của PV, hiện nay một số trụ sở xã cũ như Tứ Mỹ, Tam Cường, Xuân Quang... đang bỏ hoang. Ảnh: Tô Công.
Trụ sở xã Tứ Mỹ (nay là xã Bắc Sơn) có diện tích khá lớn, sau sát nhập đã bỏ hoang, hoa lá rụng kín mặt sân. Ảnh: Tô Công.
Tại xã Văn Lương (nay là xã Vạn Xuân), trụ sở xã cũ đã bị phá bỏ, thay vào đó là một trường học đang được xây dựng. Ảnh: Tô Công.
Tại xã Văn Lương (nay là xã Vạn Xuân), trụ sở xã cũ đã bị phá bỏ, thay vào đó là một trường học đang được xây dựng. Ảnh: Tô Công.
Tại xã Tam Cường (nay là xã Vạn Xuân), trụ sở xã cũ được tận dụng để làm chợ tạm, một phần còn lại phục vụ người dân chơi thể thao. Ảnh: Tô Công.
Tại xã Tam Cường (nay là xã Vạn Xuân), trụ sở xã cũ được tận dụng để làm chợ tạm, một phần diện tích còn lại để phục vụ nhu cầu vui chơi thể thao của người dân. Ảnh: Tô Công.
 
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho hay: "Riêng với xã Văn Lương đang xây trường trên nền trụ sở xã cũ, do trường học đã hỏng hóc nhiều và không đủ diện tích, rất cấp bách mà trụ sở xã cũ cũng đã xuống cấp, nên huyện báo cáo tỉnh để chuyển sang xây trường. Ảnh: Tô Công.
 
Ông Hùng cho biết thêm, hiện nay, toàn huyện còn có 7 trụ sở xã cũ sau sáp nhập đang chờ được tỉnh quyết định về phương án xử lý. Ảnh: Tô Công.

Theo tìm hiểu của PV, ngày 25.3.2021, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ ký ban hành Văn bản số 1121.UBND-KTTH về việc sắp xếp các cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Văn bản có nêu một số yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ:

Khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất là trụ sở các xã, phường, thị trấn, nhà văn hóa các khu dân cư... trường hợp dôi dư không còn nhu cầu sử dụng mới xem xét hình thức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; UBND cấp huyện chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành, thị tiếp tục rà soát các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý để thực hiện sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP, trong đó khẩn trương xây dựng phương án đối với những cơ sở nhà, đất không còn nhu cầu sử dụng, gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt, tránh việc để lãng phí, quản lý sử dụng không hiệu quả đối với tài sản.

Tô Công - Minh Chuyên
TIN LIÊN QUAN

Công viên 35.000 USD ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang 20 năm

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Bị bỏ hoang 20 năm, nhiều hạng mục của công viên Hòa Bình - Mỹ Lai ở xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) hư hỏng, xuống cấp.

Đất bỏ hoang nhiều năm nhưng địa phương không thể xin để xây trường học

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Tại một số quận huyện khác ở TPHCM khi có không ít dự án đã bỏ hoang hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích nhiều năm qua nhưng lại khó để thu hồi để xây trường học.

Nghịch lý người dân không có nhà ở, còn loạt chung cư nghìn tỉ bỏ hoang

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Trong khi quỹ đất khan hiếm, nhu cầu nhà ở nhiều, hàng loạt tòa chung cư ở Hà Nội được đầu tư xây dựng với số tiền lên đến hàng nghìn tỉ đồng, nhưng lại đang bị bỏ hoang, không có người ở từ nhiều năm nay.

Sẽ có hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp từ giữa tháng 6

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính cho biết, đã chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán khẩn trương xây dựng và đưa hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ vào hoạt động từ 16.6 tới đây để phát triển thị trường thứ cấp minh bạch, tăng tính thanh khoản cho TPDN riêng lẻ.

Tuyển Việt Nam nằm nhóm hạt giống số 2 vòng loại World Cup 2026

HOÀNG HUÊ |

Nếu dựa trên vị trí bảng xếp hạng FIFA tháng 7, đội tuyển Việt Nam sẽ chắc suất nhóm hạt giống số 2 tại vòng loại World Cup 2026 khu vực Châu Á.

Sống khó với lương chỉ 7 triệu đồng/tháng

Quỳnh Chi |

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I/2023 là 7,0 triệu đồng, tăng 197.000 đồng so với quý trước và tăng 640.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.  Tuy nhiên, đa số người lao động khó sống với mức lương này khi bám trụ ở thành phố.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Công viên 35.000 USD ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang 20 năm

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Bị bỏ hoang 20 năm, nhiều hạng mục của công viên Hòa Bình - Mỹ Lai ở xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) hư hỏng, xuống cấp.

Đất bỏ hoang nhiều năm nhưng địa phương không thể xin để xây trường học

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Tại một số quận huyện khác ở TPHCM khi có không ít dự án đã bỏ hoang hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích nhiều năm qua nhưng lại khó để thu hồi để xây trường học.

Nghịch lý người dân không có nhà ở, còn loạt chung cư nghìn tỉ bỏ hoang

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Trong khi quỹ đất khan hiếm, nhu cầu nhà ở nhiều, hàng loạt tòa chung cư ở Hà Nội được đầu tư xây dựng với số tiền lên đến hàng nghìn tỉ đồng, nhưng lại đang bị bỏ hoang, không có người ở từ nhiều năm nay.