Nhà dân chênh vênh bên bờ sông Bồ đang sạt lở từng ngày

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

THỪA THIÊN HUẾ - Tình trạng sạt lở ở sông Bồ đoạn chảy qua các xã Quảng Thọ, Quảng Phú (huyện Quảng Điền) sau những đợt lũ lớn ngày càng trở nên nghiêm trọng, đất lở khoét sâu vào nhà dân. Nỗi lo nhà cửa, vườn tược bị “nuốt chửng” luôn ám ảnh những hộ dân sống bên cạnh con sông này.

Sông Bồ sạt lở là vấn đề không mấy xa lạ đối với người dân của các huyện Quảng Điền, huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà hàng chục năm nay. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2023 thực trạng này đã và đang xảy ra hết sức nguy cấp với bà con sống hai bên bờ sông ở các thôn, xã thuộc huyện Quảng Điền. Bởi nhiều khúc sông ở địa phương này vẫn chưa được xây kè, khiến đất hai bên bờ sụt lún nhanh chóng, ngày càng sát với nhà dân. Khiến diện tích đất canh tác của người dân mỗi năm bị thu hẹp đến cả chục mét vuông, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của mọi người sinh sống ở đây.
Sông Bồ sạt lở là vấn đề không mấy xa lạ đối với người dân của các huyện Quảng Điền, huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà hàng chục năm nay. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2023, thực trạng này đã và đang xảy ra hết sức nguy cấp với bà con sống hai bên bờ sông ở các thôn, xã thuộc huyện Quảng Điền. Bởi nhiều khúc sông ở địa phương này vẫn chưa được xây kè, khiến đất hai bên bờ sụt lún nhanh chóng, ngày càng sát với nhà dân. Diện tích đất canh tác của người dân mỗi năm bị thu hẹp đến cả chục mét vuông, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của mọi người sinh sống ở đây.
Anh H, một hộ dân sống bên cạnh sông Bồ đoạn (thôn Niêm Phù, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền) cho biết: “Lưu lượng nước con sông này không ổn định, tốc độ chảy khá xiết, sau một thời gian ngắn mà nó đã khoét sâu khoảng 10 mét. Đến mùa lũ, dòng nước giữ chảy theo những chỗ sạt lở tràn vào nhà dân, những trận lũ lớn thì ngập nửa nhà, vừa vừa thì ngang mắt cá chân, muốn xây nhà cho cao lên nhưng xây lên rồi không biết có ở được lâu không, trong khi con sông ngày càng sạt lở nghiêm trọng như vậy”, anh H nói.
Anh H, một hộ dân sống bên cạnh sông Bồ (đoạn qua thôn Niêm Phù, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền) cho biết: “Lưu lượng nước con sông này không ổn định, tốc độ chảy khá xiết, sau một thời gian ngắn mà nó đã khoét sâu khoảng 10 mét. Đến mùa lũ, dòng nước giữ chảy theo những chỗ sạt lở tràn vào nhà dân, những trận lũ lớn thì ngập nửa nhà, vừa vừa thì ngang mắt cá chân, muốn xây nhà cho cao lên nhưng xây lên rồi không biết có ở được lâu không, trong khi con sông ngày càng sạt lở nghiêm trọng như vậy”.
Sông Bồ là một phụ lưu cấp 1 quan trọng phía tả ngạn của sông Hương, bắt nguồn từ vùng núi A Sầu ở dãy Trường Sơn, từ đó chảy qua thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền, sau đó đổ về sông Hương. Với tình trạng sụt lún hàng chục năm nay, con sông Bồ cùng với sông Hương, sông Ô Lâu là 3 con sông được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm, kinh phí 350 tỉ đồng để xây dựng các hệ thống kè ngăn chặn sạt lở đã được tỉnh phê duyệt vài năm trước. Tuy nhiên, do toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 25km bờ sông bị sạt lở nên vấn đề khắc phục sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân không thể ngày một ngày hai.
Sông Bồ là một phụ lưu cấp 1 quan trọng phía tả ngạn của sông Hương, bắt nguồn từ vùng núi A Sầu ở dãy Trường Sơn, từ đó chảy qua thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền, sau đó đổ về sông Hương. Với tình trạng sụt lún hàng chục năm nay, con sông Bồ cùng với sông Hương, sông Ô Lâu là 3 con sông được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm, kinh phí 350 tỉ đồng để xây dựng các hệ thống kè ngăn chặn sạt lở đã được tỉnh phê duyệt vài năm trước. Tuy nhiên, do toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 25km bờ sông bị sạt lở nên vấn đề khắc phục sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân không thể ngày một ngày hai.
Theo ghi nhận của PV, ở một số đoạn đường chính trên địa bàn xã Quảng Thọ sạt lở đã khoét vào gần sát mặt đường, khoảng cách có đoạn chưa đến 3 mét. Địa phương này đã đóng cọc, giăng dây và lắp cả biển cảnh báo nguy hiểm, về lâu về dài nếu không có giải pháp kịp thời, rất có thể người dân trong làng không còn đường để đi. Ngoài ra, những khu vực không có dân cư, người dân sử dụng đó để làm đất canh tác, trồng hoa màu, lương thực phục vụ cho đời sống hàng ngày cũng ngày càng bị sông Bồ ăn mòn, mỗi năm hàng chục mét vuông đất bị nuốt chửng, ghi nhận những thiệt hại đáng kể về tài sản của người dân.
Theo ghi nhận, ở một số đoạn đường chính trên địa bàn xã Quảng Thọ sạt lở đã khoét vào gần sát mặt đường, khoảng cách có đoạn chưa đến 3 mét. Địa phương này đã đóng cọc, giăng dây và lắp cả biển cảnh báo nguy hiểm, về lâu dài nếu không có giải pháp kịp thời, rất có thể người dân trong làng không còn đường để đi. Ngoài ra, những khu vực không có dân cư, người dân sử dụng làm đất canh tác, trồng hoa màu, lương thực phục vụ cho đời sống hàng ngày cũng ngày càng bị sông Bồ ăn mòn, mỗi năm hàng chục mét vuông đất bị nuốt chửng, ghi nhận những thiệt hại đáng kể về tài sản của người dân.
Nhiều đoạn bị sạt lở sát vào đường dân sinh.
Nhiều đoạn bị sạt lở sát vào đường dân sinh.
 
 
Nhiều nhà dân mấp mé bên mép sông.
Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Quyên (đội 2, thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ) chia sẻ: “Sống cạnh con sông mấy chục năm nay, không ngày nào mà tôi khỏi lo lắng cho sự an nguy của gia đình cũng như các bà con trong làng xã, sống trong lo âu, thấp thỏm như thế này khiến chúng tôi không thể an tâm lao động sản xuất được, ngay cả hoa màu cũng mất đi mỗi ngày thì tương lai của con cháu chúng tôi sẽ sống như thế nào. Vì sạt lở ngày càng nghiêm trọng, hơn nữa chúng tôi đã đợi giải pháp của chính quyền nhiều năm nay nhưng chưa thấy, mong rằng các cấp chính quyền nhanh chóng khắc phục tình trạng này để cuộc sống bà con được ổn định, chuyên tâm sản xuất phát triển kinh tế”,
Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Quyên (đội 2, thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ) chia sẻ: “Sống cạnh con sông mấy chục năm nay, không ngày nào mà tôi không khỏi lo lắng cho sự an nguy của gia đình cũng như các bà con trong làng xã, sống trong lo âu, thấp thỏm như thế này khiến chúng tôi không thể an tâm lao động sản xuất được, ngay cả hoa màu cũng mất đi mỗi ngày thì tương lai của con cháu chúng tôi sẽ sống như thế nào. Vì sạt lở ngày càng nghiêm trọng, hơn nữa chúng tôi đã đợi giải pháp của chính quyền nhiều năm nay nhưng chưa thấy, mong rằng các cấp chính quyền nhanh chóng khắc phục tình trạng này để cuộc sống bà con được ổn định, chuyên tâm sản xuất phát triển kinh tế”.
PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo Sở NNPTNT Bình Định: Nói sạt lở bờ sông do nuôi vịt là "tầm bậy"

Hoài Luân |

Trước kết luận của Đoàn kiểm tra UBND xã Cát Tài (huyện Phù Cát) và UBND xã Mỹ Tài (huyện Phù Mỹ) rằng việc sạt lở bờ sông La Tinh là do người dân nuôi vịt, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Bình Định đã chỉ ra những nguyên nhân thực sự.

Sạt lở bờ sông La Tinh là do nuôi vịt?

Hoài Luân |

Bình Định - Sau khi tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác cát của doanh nghiệp trên sông La Tinh, đoàn kiểm tra cho rằng việc sạt lở bờ sông La Tinh là do nuôi vịt không phải do doanh nghiệp khai thác cát.

Doanh nghiệp khai thác cát rầm rộ, người dân lo sạt lở bờ sông

Hoài Luân |

Bình Định - Hơn 2 năm nay, nhiều hộ dân sống gần con sông La Tinh tỏ ra khá bức xúc về việc một doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát, tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình vốn có nơi đây.

Người dân mong muốn trồng cây xanh thay vì lắp mái che ở đường Lê Lợi

Anh Tú - Minh Ánh |

TPHCM - Mới đây, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản báo cáo UBND Thành phố về công tác cải tạo cảnh quan tuyến đường Lê Lợi sau khi tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoàn trả mặt bằng. Theo đó, Sở đề xuất giải pháp lắp mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi để tạo bóng mát, chống nắng, che mưa và hình thành không gian đi bộ.

Hoãn phiên tòa phúc thẩm vụ án lừa đảo, rửa tiền tại Công ty Alibaba

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 27.3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản," "Rửa tiền" xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba. Tuy nhiên, sau phần làm thủ tục, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định hoãn phiên tòa vì lý do vắng mặt nhiều luật sư bào chữa cho các bị cáo.

Chấn chỉnh vỉa hè Hà Nội: Không đánh đổi quyền lợi người đi bộ lấy kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang từng bước giành lại vỉa hè phong quang cho người đi bộ. Theo chuyên gia, việc tổ chức sắp xếp phương tiện trên vỉa hè cần phải đảm bảo việc đi lại của người dân, không thể đánh đổi quyền lợi của người đi bộ lấy lợi ích kinh tế.

Khó khả thi khi chốt thống nhất giá điện tái tạo chuyển tiếp trước 31.3

Cường Ngô |

Việc đàm phán giá điện chuyển tiếp đối với điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là quá trình phức tạp và thường mất nhiều thời gian nên EVN đã có riêng một công ty để thực hiện chức năng này. Thời hạn phải đàm phán xong trước ngày 31.3 là khó khả thi.

Khó khăn đủ đường khi giá thuê nhà mặt phố tăng mạnh

Hồng Huyền |

Giá thuê nhà mặt phố tăng cao trong thời gian gần đây đang khiến cho nhiều hộ kinh doanh gặp khó khăn khi lượng tiêu dùng giảm mạnh, người dân thắt chặt chi tiêu.

Lãnh đạo Sở NNPTNT Bình Định: Nói sạt lở bờ sông do nuôi vịt là "tầm bậy"

Hoài Luân |

Trước kết luận của Đoàn kiểm tra UBND xã Cát Tài (huyện Phù Cát) và UBND xã Mỹ Tài (huyện Phù Mỹ) rằng việc sạt lở bờ sông La Tinh là do người dân nuôi vịt, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Bình Định đã chỉ ra những nguyên nhân thực sự.

Sạt lở bờ sông La Tinh là do nuôi vịt?

Hoài Luân |

Bình Định - Sau khi tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác cát của doanh nghiệp trên sông La Tinh, đoàn kiểm tra cho rằng việc sạt lở bờ sông La Tinh là do nuôi vịt không phải do doanh nghiệp khai thác cát.

Doanh nghiệp khai thác cát rầm rộ, người dân lo sạt lở bờ sông

Hoài Luân |

Bình Định - Hơn 2 năm nay, nhiều hộ dân sống gần con sông La Tinh tỏ ra khá bức xúc về việc một doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát, tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình vốn có nơi đây.