Lạnh lẽo nhà lưu niệm Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

THỪA THIÊN HUẾ - Nằm bên dòng sông An Cựu, khu nhà số 145 đường Phan Đình Phùng (Phường Phú Nhuận, TP. Huế) đã từng là nơi ở cuối đời của Đoan Huy Hoàng thái hậu, tức bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn) hiện đang bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm.

 
Ngôi nhà 2 tầng này từng là nơi ở của Đoan Huy Hoàng thái hậu (hữu danh Hoàng Thị Cúc), phi thiếp của vua Khải Định (1916 -1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là mẹ vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng triều Nguyễn trị vì từ 1926-1945. Căn nhà này được xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc, trải qua rất nhiều đời chủ khác nhau, sau cùng căn nhà được bà Từ Cung mua lại vào năm 1955, sau khi bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu cung An Định (vốn là biệt cung của triều Nguyễn dành cho bà Từ Cung).
Trước khi mất, bà đã để lại di nguyện giao lại khu nhà này cho chính quyền địa phương. Sau khi được giao tiếp quản khu nhà từ năm 1980, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đảm nhận chăm lo bảo quản nhà Đức Từ Cung, thờ cúng và tổ chức trưng bày một số hiện vật còn lại của bà Từ Cung để giới thiệu về công trình đã gắn liền với một phần đời của bà Hoàng Thái Hậu cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
Trước khi mất, bà đã để lại di nguyện giao lại khu nhà này cho chính quyền địa phương. Sau khi được giao tiếp quản khu nhà từ năm 1980, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đảm nhận chăm lo bảo quản nhà Đức Từ Cung, thờ cúng và tổ chức trưng bày một số hiện vật còn lại của bà Từ Cung để giới thiệu về công trình đã gắn liền với một phần đời của bà Hoàng thái hậu cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
Tuy nhiên 3 năm trở lại đây, nhà Đức Từ Cung đang trong hiện trạng bỏ hoang, không có bất kỳ ai trông coi hay bảo quản.
Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, ngôi nhà đang trong hiện trạng bỏ hoang, không có ai trông coi.
Không chủ cũng được một thời gian, căn nhà lưu niệm này trở nên hiu quạnh, hoang sơ. Phía mặt tiền cửa đóng chặt, cây cỏ mọc lên um tùm, bể cá khô cạn nhếch nhác, lá cây, chai nhựa phủ kín khuôn viên.
Không chủ cũng được một thời gian, căn nhà lưu niệm này trở nên lạnh lẽo. Phía mặt tiền cửa đóng chặt, cây cỏ mọc lên um tùm, lá cây, chai nhựa phủ kín khuôn viên.
Phía mặt hậu cửa bị phá (không rõ đối tượng), hiện trạng đang được mở, bất kì ai cũng có thể tự do ra vào ngôi nhà.
Phía mặt hậu đang được mở, bất kì ai cũng có thể tự do ra vào ngôi nhà.
Theo chị H. một người dân sống bên cạnh nhà Đức Từ Cung hơn hai mươi mấy năm nay, kể lại: Vài năm trước, ngôi nhà vẫn giữ hiện trạng lưu niệm những hình ảnh, tư liệu về Vua Khải Định, bà Từ Cung, gia đình cựu hoàng Bảo Đại và Tôn Nhân phủ (cơ quan chuyên trách các công việc của hoàng tộc), tuy nhiên khoảng thời gian sau này, mọi tư liệu, hiện vật đó đã được đem đi nơi khác trưng bày, để lại ngôi nhà trống không, tuy cửa trước khóa, nhưng cửa sau lại bị phá bởi những đứa trẻ và có hiện tượng của hoạt động nghiện ngập ở đây.
Theo chị H. (một người dân sống bên cạnh ngôi nhà hơn hai mươi năm) kể lại: "Vài năm trước, ngôi nhà vẫn giữ hiện trạng lưu niệm những hình ảnh, tư liệu về vua Khải Định, bà Từ Cung, gia đình cựu hoàng Bảo Đại và Tôn Nhân phủ (cơ quan chuyên trách các công việc của hoàng tộc). Tuy nhiên, khoảng thời gian sau này, mọi tư liệu, hiện vật đó đã được đem đi nơi khác trưng bày, để lại ngôi nhà trống không. Tuy cửa trước khóa, nhưng cửa sau lại bị phá và có hiện tượng hoạt động của những đối tượng mất an ninh trật tự".
Cỏ dại mọc um tùm.
Cỏ dại mọc um tùm.
Công trình xuống cấp, hư hỏng theo năm tháng.
Công trình xuống cấp, hư hỏng theo năm tháng.
Phía Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (đơn vị quản lý khu nhà) thông tin, trước đây căn nhà có trưng bày một số hiện vật liên quan đến cuộc đời bà Từ Cung. Sau khi các hiện vật được chuyển về Cung An Định thì căn nhà được giao lại cho các đơn vị kinh doanh cà phê. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên ngôi nhà cũng được trả lại và để hoang đến nay.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (đơn vị quản lý khu nhà), trước đây ngôi nhà có trưng bày một số hiện vật liên quan đến cuộc đời bà Từ Cung. Sau khi các hiện vật được chuyển về Cung An Định thì ngôi nhà được giao lại cho các đơn vị kinh doanh cà phê. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên ngôi nhà cũng được trả lại và để hoang đến nay. Hiện, phía Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang lên phương án biến nơi này thành trung tâm giáo dục di sản.
PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN
TIN LIÊN QUAN

Ấn vàng triều Nguyễn giá khởi điểm 70 tỉ đồng, cơ hội nào để hồi hương?

Cát Tường - Hoàng Văn Minh |

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, kim ấn Hoàng đế chi bảo của triều Nguyễn có thể coi là bảo vật quý giá nhất vẫn đang còn lưu lạc. Với mức giá khởi điểm lên tới 3 triệu euro (tương đương hơn 70 tỉ đồng), TS Trần Đức Anh Sơn cho rằng, cần có kế hoạch chi tiết để đem kim ấn hồi hương trước khi phiên đấu giá diễn ra.

Lai lịch và số phận long đong của ấn vàng triều Nguyễn đang đấu giá

Hoàng Văn Minh |

Huế - Chiếc ấn vàng triều Nguyễn đang được đấu giá có một lai lịch đặc biệt và số phận long đong.

Ấn vàng triều Nguyễn được đấu giá, mức khởi điểm 3 triệu Euro

Hoàng Văn Minh |

Chiếc ấn vàng triều Nguyễn do vua Bảo Đại bàn giao cho chính quyền Cách mạng trong lễ thoái vị năm 1945 được đấu giá với giá khởi điểm từ 2-3 triệu Euro.

Nhận định chứng khoán 27.2 - 3.3: Thị trường tiếp tục bi quan

Thái Mạnh |

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua từ 27.2 - 3.3, tiếp tục trải qua nhiều phiên biến động khi NĐT vẫn đang chờ đợi và quan sát trong giai đoạn trống thông tin. Đặc biệt khối ngoại liên tục có những phiên bán ròng khiến VN-Index lùi về mốc 1.024 điểm ngay trong những phiên đầu tháng 3.

TPHCM : Động vật hoang dã quý hiếm liên tục xuất hiện ở khu dân cư

TUỆ NHI |

TPHCM - Thời gian qua, tại TPHCM, nhiều động vật hoang dã quý hiếm, nguy cấp liên tục xuất hiện và được người dân bắt giữ, giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TPHCM.

Sức mua suy giảm, tiểu thương gặp khó

Đỗ Hạnh |

Chi phí đầu vào tăng cao, sức mua giảm khiến nhiều hộ kinh doanh tại một số trung tâm thương mại phải đóng cửa. Các tiểu thương ở nhiều chợ truyền thống cũng đang gặp khó khi sức mua của người dân giảm.

Giảm nghèo bền vững - Bài toán nan giải của địa phương

VĂN SỸ |

Những năm qua, với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, công tác giảm nghèo ở các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Song, thực tế cho thấy công tác này còn không ít hạn chế, khó khăn. Làm thế nào để giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo vẫn là bài toán nan giải với hầu hết các địa phương mà Bạc Liêu là một điển hình.

Vĩnh Long: Kiểm tra 60 xe, 34 chiếc bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn

Hoàng Lộc |

Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) thực hiện kiểm soát nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, nội ô TP. Vĩnh Long đã phát hiện, lập biên bản, tạm giữ 34 phương tiện.

Ấn vàng triều Nguyễn giá khởi điểm 70 tỉ đồng, cơ hội nào để hồi hương?

Cát Tường - Hoàng Văn Minh |

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, kim ấn Hoàng đế chi bảo của triều Nguyễn có thể coi là bảo vật quý giá nhất vẫn đang còn lưu lạc. Với mức giá khởi điểm lên tới 3 triệu euro (tương đương hơn 70 tỉ đồng), TS Trần Đức Anh Sơn cho rằng, cần có kế hoạch chi tiết để đem kim ấn hồi hương trước khi phiên đấu giá diễn ra.

Lai lịch và số phận long đong của ấn vàng triều Nguyễn đang đấu giá

Hoàng Văn Minh |

Huế - Chiếc ấn vàng triều Nguyễn đang được đấu giá có một lai lịch đặc biệt và số phận long đong.

Ấn vàng triều Nguyễn được đấu giá, mức khởi điểm 3 triệu Euro

Hoàng Văn Minh |

Chiếc ấn vàng triều Nguyễn do vua Bảo Đại bàn giao cho chính quyền Cách mạng trong lễ thoái vị năm 1945 được đấu giá với giá khởi điểm từ 2-3 triệu Euro.